Man United sẽ không bao giờ tiến bộ nếu vẫn còn… nghiệp dư thế này
Chỉ hơn 2 tháng sau khi tiếp quản Man United, HLV Ralf Rangnick đã đối mặt với cuộc đảo chính trong phòng thay đồ và bị doạ sa thải.
Chuyện gì đang xảy ra với Man United vậy?
Man United có tiến bộ dưới thời Rangnick không?
Như thông lệ của tất cả các cuộc khủng hoảng thời hậu Sir Alex Ferguson, huấn luyện viên luôn là nhân vật phải giơ đầu chịu báng. Từ David Moyes, Louis van Gaal, Jose Mourinho, Ole Gunnar Solskjaer và giờ là Ralf Rangnick, hễ Man United thi đấu sa sút là huấn luyện viên bị đưa lên “giàn tế”.
Ralf Rangnick mới tiếp quản Man United hơn 2 tháng, chưa kịp tạo ra sự thay đổi nào đã bị bình luận viên Paul Merson xúi Man United sa thải. Ngay lập tức, hậu trường Man United đã có sẵn cái tên thay thế. Theo Daily Mail, nhiều sao Man United đang đề cử Mauricio Pochettino thay thế Rangnick.
Trước tiên, chúng ta cần phải làm rõ một vấn đề: Man United có tiến bộ dưới thời Rangnick hay không?
Tin buồn cho những cầu thủ đang nhăm nhe “cưa chân ghế” của Rangnick là Quỷ đỏ có tiến bộ kể từ khi được Rangnick chèo lái. Tiến bộ rõ rệt nhất là khả năng phòng ngự. Trong 13 trận cuối của kỷ nguyên Solskjaer, Man United thủng lưới tới 26 bàn. Số bàn thua sau 13 trận đầu kỷ nguyên Rangnick chỉ là 10 bàn – dù Harry Maguire vẫn tiếp tục “tấu hài”.
Video đang HOT
Man United đã trải qua 11 trận Premier League dưới thời Rangnick và mới thua đúng 1 trận. Trong cùng quãng thời gian này, chỉ có 1 đội bóng Premier League thua ít như Man United là Liverpool. Duy nhất Man City là CLB không thua trận nào tại Premier League kể từ khi Rangnick dẫn dắt Quỷ đỏ.
Như vậy, rõ ràng là Man United có thành tích không hề tệ tại Premier League thời Rangnick. Vậy rốt cuộc tại sao ông xứng đáng bị sa thải?
Trong rất nhiều chỉ trích nhắm vào Rangnick, có một nhân vật uy tín đã lên tiếng bảo vệ ông và chỉ ra điểm mấu chốt của Man United. Đó là cựu đội trưởng Gary Neville. Anh viết trên Twitter thế này: “Một người ký hợp đồng 6 tháng, ông ta chỉ được gọi là người hướng dẫn của đội bóng. Một hợp đồng từ 2 năm trở lên mới được gọi là huấn luyện viên của câu lạc bộ”.
Rangnick từ đầu đã không được tin tưởng?
Hợp đồng mà Rangnick ký với Man United chỉ có thời hạn 6 tháng. Sau đó ông chắc chắn sẽ từ nhiệm để giữ một vai trò khác ở Quỷ đỏ. Đây chính là điểm yếu mà theo Gary Neville, khiến Rangnick gặp vô số khó khăn.
Neville thẳng thắn cho rằng, anh cảm thấy sợ hãi trước thái độ của một số cầu thủ Man United. Vì nghĩ rằng Rangnick chỉ nắm quyền trong thời gian ngắn nên có rất nhiều cầu thủ Man United không tuân lệnh chiến lược gia người Đức. Họ nghĩ rằng nếu M.U sớm có huấn luyện viên mới, triết lý mới sẽ được áp dụng và chẳng việc gì phải đá theo triết lý hiện tại của Rangnick.
Sự bất hợp tác đó là vô cùng nghiệp dư. Mới đây, nhật báo uy tín nhất Tây Ban Nha, tờ AS đã viết rất rõ rằng, Cristiano Ronaldo đã nổi cáu khi bị Rangnick chê không hiệu quả trước khung thành trong trận gặp Southampton.
Chỉ trích của Rangnick không hề sai. Ở trận hoà với Southampton mới đây, Ronaldo đá tệ. Anh bỏ lỡ một cơ hội mười mươi khi đã vượt qua cả thủ môn đối thủ và trước mặt gần như chỉ là khung thành bỏ trống. Cả trận gặp Southampton, Ronaldo chỉ có 2 cú dứt điểm, đi bóng qua người đúng 1 lần. Đó đều là những chỉ số rất tệ.
Nhưng Ronaldo lại không chịu nổi khi bị Rangnick chê bai, chỉ trích. Ronaldo là anh lớn trong tập thể Man United, vì vậy thái độ của Ronaldo với Rangnick mang tính định hướng rất cao. Sẽ có vô số cầu thủ thừa nước đục thả câu, núp bóng Ronaldo thể hiện sự khó chịu với Rangnick, dù bản chất ông không làm gì sai.
Một chiến lược dù có cao siêu đến mấy cũng khó lòng đưa vào thực tiễn nếu cầu thủ không hợp tác. Một huấn luyện viên dù có giỏi cỡ nào cũng không thể tạo ra một hệ thống tốt nếu từng nhân tố trong câu lạc bộ không muốn hệ thống đó hình thành. Đây chính là vấn đề của Rangnick.
Ngay từ đầu, với bản hợp đồng chỉ kéo dài 6 tháng trong tay, ông đã không có được niềm tin tuyệt đối của các cầu thủ. Mọi mệnh lệnh của Rangnick đều gặp sự phản ứng hay tệ hơn là phản kháng từ nội bộ. Thật tồi tệ khi nhận ra, các cầu thủ Man United dường như chỉ đang chơi bóng cầm chừng để chờ đợi kỷ nguyên mới được bắt đầu. Với tư tưởng và thái độ nghiệp dư thế này, đến bao giờ Man United mới thật sự tiến bộ?
Năm xưa, Sir Alex Ferguson cần tới 5 năm chuẩn bị mới xây dựng được một thế hệ huyền thoại. Giả sử Sir Alex dẫn dắt Man United vào thời điểm hiện tại, liệu ông có 5 năm cuộc đời đó hay không?
Solskjaer: Hãy ra đi và để quá khứ ngủ yên
Một buổi chiều như bao buổi chiều, và Man United thua theo cách ai cũng nhìn ra, Ole Solskjaer chỉ đứng đó, cố gắng rặn ra một cái nhìn nhiều suy tư.
Nhưng ai cần ông đứng đó để nhìn, CĐV cần giải pháp, hành động, một sự tiến bộ. Nhưng tiếc quá, có lẽ mọi thứ nằm ngoài khả năng của một người muôn năm cũ.
Paul Pogba nói đúng, không có vấn đề nào của MU xuất hiện ở King Power mà không được nhìn thấy trước đây. Nhưng đáng buồn là cũng không có vấn đề nào thực sự được giải quyết.
MU thi đấu như một đám nghiệp dư, vô kỷ luật, và chỉ có thể ghi bàn từ những nỗ lực cá nhân. BLĐ MU đã đầu tư riêng cho Solskjaer hơn 400 triệu bảng để được một hệ thống thế này đây.
Nhìn cái cách tân binh Brentford chèn ép nhà ĐKVĐ châu Âu Chelsea ở trận đấu sau đó, người hâm mộ có thể hét lên thật lớn: Solskjaer chẳng còn lý do gì để bào chữa nữa rồi! Một đội bóng không chỉ là tập hợp của 11 con người riêng lẻ, mà là sự kết dính của những mắt xích hòa chung trong một cỗ máy.
11 cái tên vô danh cũng có thể chơi hay hơn 11 ngôi sao đẳng cấp thế giới nếu được điều hướng đúng đắn, và đấy mới là giá trị của HLV, một người thuyền trưởng, với tầm nhìn chiến thuật và chiến lược.
Nhưng suy cho cùng, nghề HLV vẫn chỉ bị đánh giá bằng kết quả. Kể cả như vậy, một người đại thành công như Pep Guardiola cũng từng nói đừng gọi ông là HLV xuất sắc nhất thế giới, bởi nếu thật sự giỏi như thế, ông đã không cần mua sắm rồi, và có thể dẫn dắt bất cứ đội bóng tầm trung nào vô địch. Với Solskjaer, điều này càng thể hiện rõ, bởi dường như có mua bao nhiêu đi chăng nữa, ông cũng chẳng thể là một HLV giỏi.
Có lẽ đã đến lúc Solskjaer chấp nhận sự thật ông không có tài làm HLV, và MU cũng phải chấp nhận mình đã chọn sai một lần nữa.
Bàn gỡ 2-2 của Rashford không đủ để giúp MU giữ được 1 điểm
Mỗi người sinh ra chỉ có thể thành công ở một hoặc một vài lĩnh vực. Những tinh hoa của Solskjaer đã dồn hết vào nghiệp cầu thủ. Thật châm biếm, những đức tính khi còn thi đấu của Solskjaer như nhẫn nhịn, chịu khó, suy nghĩ đơn giản (trước khung thành) lại trở thành thứ cản ông thành một HLV giỏi.
Một HLV giỏi không thể thấy sai mà vẫn đâm đầu làm, không thể kiên nhẫn với những thứ vô dụng, không thể cứ giữ cái hình tượng hiền lành được. Là một người đứng đầu đội bóng lớn như MU, bạn không thể thỏa hiệp với thất bại và sự tầm thường. Đó là lý do một đội bóng lớn luôn cần một HLV lớn, người có đủ bản lĩnh để phản kháng, để phẫn nộ, vì họ đang đại diện cho hàng triệu sự kỳ vọng phía sau.
Không phủ nhận, Solskjaer đến MU ở đúng thời điểm họ cần sự vỗ về để chữa lành vết thương lòng gây ra bởi những người tiền nhiệm, đặc biệt là Jose Mourinho. Sự ấm áp, dịu dàng của Solskjaer cho cảm giác Old Trafford trở lại là một mái ấm. Nhưng không thể vì thế mà chốn thân thương này lại dung dưỡng sự ỷ lại, yếu đuối, thiếu cố gắng.
Solskjaer đang sở hữu trong tay một đội hình toàn sao, chứ không phải những tập thể đua vô địch ở Na Uy như Molde, hay đua trụ hạng như Cardiff. Cách tiếp cận, đối xử với học trò của ông phải khác đi ở Old Trafford, nhưng có lẽ giờ thì mọi thứ cũng đã quá muộn rồi.
Solskjaer đã có đủ, thậm chí thừa thời gian để chứng minh năng lực. Người hâm mộ MU xin cảm ơn ông vì điều đó, nhưng có lẽ là nên dừng lại ở đây thôi, để khi nghĩ về nhau, đôi bên vẫn còn tìm ra một vài ký ức đẹp.
Man United cần học cách chống phản công ngay lập tức Man United đã giành chiến thắng các trận đấu lớn bằng các đợt phản công nhanh sắc bén. Tuy nhiên, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng ngược lại. Quỷ Đỏ đang dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết vì hệ thống phòng ngự của họ chống phản công quá tệ. Trước một đối thủ phản công xuất sắc như Leicester, Solskjaer...