Man United đang hoảng loạn
‘Quỷ đỏ’ dành 3 tháng trời để theo đuổi Frenkie de Jong trước khi nhắm thêm 14 mục tiêu khác chỉ trong vỏn vẹn 3 ngày sau trận thua 0-4 trước Brentford.
Những CĐV không chăm theo dõi tin tức thể thao có thể choáng ngợp trước mật độ thông tin về các cầu thủ liên hệ với MU trong khoảng 1 tuần trở lại. Từ ngưỡng tập trung toàn bộ để chốt De Jong, “Quỷ đỏ” lập tức triển khai tấn công vào thị trường chuyển nhượng ở mọi mục tiêu từ thủ môn đến tiền đạo, từ đắt đến rẻ.
Cuộc tổng tấn công này của MU dĩ nhiên không có kết quả tốt đẹp. Phần lớn mục tiêu đều từ chối khéo đội chủ sân Old Trafford, hệ quả tất yếu của việc lao vào mua sắm trong hoảng loạn thay vì cân nhắc kỹ lưỡng.
MU hỏi mua Felix nhưng bị Atletico từ chối. Ảnh: Reuters.
Thừa tiền, thiếu sáng suốt
MU nhiều tiền đến mức nào? Marca xác nhận “Quỷ đỏ” vừa gửi lời mời trị giá 130 triệu euro cho Atletico để đặt vấn đề mua Joao Felix. Cả mùa hè, tiền đạo người Bồ Đào Nha chưa từng được nhắc tới trong kế hoạch của “Quỷ đỏ” nhưng có lẽ chỉ sau vài giờ đồng hồ, MU đã đưa ra quyết định tạo bom tấn.
Dĩ nhiên, Atletico từ chối. Đội bóng thành Madrid chỉ chấp nhận nhả Felix nếu nhận đủ 350 triệu euro, khoản tiền trong điều khoản giải phóng hợp đồng. Cú hat-trick kiến tạo tại vòng 1 La Liga là minh chứng cho tầm quan trọng của tiền đạo sinh năm 1999 với Atletico. Không CLB nào có kế hoạch rõ ràng lại bán đi trụ cột khi mùa giải đã bắt đầu. Tiền không phải tất cả.
MU có tiền nhưng không có kế hoạch nhân sự đồng nhất như Atletico. Joao Felix chỉ là một trong 14 cầu thủ “Quỷ đỏ” đã liên hệ trong quãng thời gian 3 ngày qua. Vị trí nào MU cũng nhắm mua, từ thủ môn ( Yann Sommer), hậu vệ (Sergino Dest, Thomas Meunier…), tiền vệ (Casemiro, Callum Hudson-Odoi…), đến tiền đạo (Pierre-Emerick Aubameyang, Alvaro Morata…).
Không có mẫu số chung nào cho các mục tiêu MU nhắm tới này. Hai trận thua vỡ mặt trước Brighton và Brentford đẩy “Quỷ đỏ” vào thế buộc phải mua thêm cầu thủ để cải thiện tình hình. Song mua ai thì MU không biết. Mục tiêu số một của MU là De Jong vẫn đang mắc kẹt tại Barca với khúc mắc nợ lương.
MU dường như nhắm được mục tiêu nào là lập tức đặt vấn đề mặc kệ tính khả thi lẫn khả năng hòa nhập. Việc hoảng loạn trong hai tuần cuối của phiên chợ hè khiến MU đang trở thành trò cười cho giới mộ điệu.
Ngay khi nước Anh bắt đầu giờ làm việc, MU đã triển khai hỏi mua người thứ 15, thủ môn Asmir Begovic từ Everton, để làm kép phụ cho De Gea. MU đã có cả mùa hè để làm chuyện này khi để Dean Henderson sang Nottingham Forest. Tuy nhiên, chỉ sau 2 trận thua trước Brighton và Brentford, giới mộ điệu mới thấy “Quỷ đỏ” nhắm thua thêm thủ môn.
Vậy giả sử MU không thua Brighton và Brentford, liệu đội bóng này có mua thêm thủ môn cho De Gea? Và nếu De Gea lỡ dính chấn thương, MU sẽ dùng ai để bắt thay. Tom Heaton, 36 tuổi, hay một thủ môn từ đội trẻ?
Pulisic là cầu thủ duy nhất đồng ý gia nhập MU. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Ai gật đầu với MU?
Phần lớn mục tiêu MU nhắm tới đều từ chối gia nhập đội chủ sân Old Trafford. Adrien Rabiot, người thừa của Juventus, từ chối MU bằng cách nâng yêu cầu về lương bổng tới mức phi lý. Lý do cầu thủ người Pháp ngoảnh mặt với MU là Champions League: Rabiot không muốn đá Europa League và cũng không tin MU có thể kết thúc mùa giải này trong top 4 Premier League.
Nhiều mục tiêu khác thì chỉ đơn giản không trả lời như Aubameyang. Tiền đạo người Gabon không đoái hoài tới MU mà chỉ tập trung vào việc tái ngộ với HLV Thomas Tuchel tại Chelsea. MU thậm chí ngắm tới cả Mauro Icardi, người thừa của PSG, và sở hữu đời tư phức tạp hơn bất kỳ ngôi sao nào tại Old Trafford lúc này.
Cầu thủ hiếm hoi gật đầu với MU lúc này là Christian Pulisic. “Đội trưởng Mỹ” không hài lòng với việc dự bị triền miên tại Chelsea và muốn ra đi. Tuy nhiên, vị trí của Pulisic lại là nơi MU thừa người. Jadon Sancho, Marcus Rashford, Anthony Elanga đều có thể chơi tròn vai vị trí của Pulisic.
Nếu chấp thuận chiêu mộ Pulisic chỉ vì đây là người duy nhất đồng ý với kế hoạch tại Old Trafford, MU nhiều khả năng sẽ có thêm một thảm họa chuyển nhượng nữa.
Vì sao MU mua sắm tồi tệ như vậy? Trên thực tế, đây đã là câu chuyện kéo dài từ thời kỳ Sir Alex Ferguson còn nắm quyền. Trong quá khứ, Peter Kenyon, David Gill là những cộng sự đắc lực của Sir Alex trong việc kiểm soát chuyển nhượng tại thị trường Anh cũng như châu Âu.
Eric Cantona, Roy Keane, Dwight Yorke, Andy Cole, Wayne Rooney, Rio Ferdinand, Michael Carrick, Carlos Tevez, Robin van Persie… là những hợp đồng thành công mỹ mãn của MU trong kỷ nguyên Sir Alex. Các ngôi sao này đều chuyển tới MU từ các CLB thuộc Premier League, không mất thời gian để thích nghi với môi trường và tỏa sáng nhanh chóng.
Việc hút máu phần còn lại là một trong những thành công lớn nhất của MU kỷ nguyên Sir Alex. Tuy nhiên, điều này không còn tái diễn từ sau khi Sir Alex nghỉ hưu và David Gill rời Old Trafford vào năm 2013.
Mọi hợp đồng MU mua trực tiếp từ các CLB tại Premier League đều là những thất bại đáng quên: từ Marounane Fellaini, Morgan Schneiderlin, Romelu Lukaku đến Harry Maguire, Aaron Wan-Bissaka. Mua trực tiếp từ các CLB trong nước kém nên khỏi nói về khả năng mua người từ ngoài biên giới Anh của “Quỷ đỏ”.
Jadon Sancho, Fred, Diogo Dalot, Eric Bailly, Bastian Schweinsteiger… là những ví dụ tiêu biểu cho thất bại toàn diện của MU trên thương trường.
Việc không còn cặp bài trùng như Sir Alex – Kenyon/Gill là lý do lớn khiến MU mua sắm thảm họa như hiện tại. Ed Woodward, John Murtough không phải chuyên gia mua sắm và càng không có kết nối với những đời HLV sau này.
Man City, Liverpool, Chelsea hay Arsenal đều đang vượt qua MU khi có những đối tác ăn ý với HLV trưởng để triển khai kế hoạch, góp ý, phản biện trong quá trình mua người. 4 năm trước khi đưa Pep Guardiola về Etihad, Man City đã cuỗm bộ đôi lừng danh một thời của Barca, Ferran Soriano – Txiki Begiristain, để đảm nhiệm khâu mua sắm. Kevin De Bruyne là sản phẩm tiêu biểu của bộ đôi giám đốc này.
Liverpool có Michael Edwards, Arsenal có Edu, Chelsea trước đây có Marina Granovskaia, tất cả đều góp phần giúp các đội bóng này thực hiện những nước đi sáng suốt trên thị trường chuyển nhượng thay vì mò mẫm, bị lừa và giờ là hoảng loạn như “Quỷ đỏ”.
Cuối tuần này, MU sẽ gặp Liverpool. Nếu thua (điều nhiều khả năng sẽ xảy ra), không rõ đội chủ sân Old Trafford sẽ còn nhắm tới bao nhiêu người. Cơn hoảng loạn của MU vẫn sẽ tiếp diễn và có trời mới biết với hầu bao không đáy, “Quỷ đỏ” sẽ nhắm tới ai.
Tuy nhiên, có điều MU cần biết. Nếu một người cứ cần thất bại để thực sự bộc lộ cá tính và bước vào cuộc chơi, người đó chắc chắn không thể hạnh phúc.
Nhiệm vụ lớn của Erik ten Hag ở MU
Mùa giải sắp tới đánh dấu năm thứ 10 kể từ lần gần nhất Manchester United lên ngôi Premier League. Niềm tin của nhà Glazer hiện tại đặt hết vào tân HLV Erik ten Hag.
MU quen với thành công dưới triều đại Sir Alex Ferguson và sự thụt lùi trong 10 năm qua khiến họ không thể hài lòng. Nhiều HLV hàng đầu đến rồi nhanh chóng ra đi mà không để lại dấu ấn. Ten Hag là cái tên tiếp theo phải đối mặt với áp lực từ kỳ vọng khổng lồ của "Quỷ đỏ".
Trận ra quân Premier League mùa giải 2022/2023 gặp Brighton vào ngày 7/8 là bài kiểm tra năng lực thật sự của cựu chiến lược gia Ajax. Người hâm mộ MU sẽ sớm biết ông là người có thể đưa đội bóng trở lại vinh quang hay lại chỉ lại là một nỗi thất vọng khác.
Người hâm mộ rất kỳ vọng vào tân HLV Ten Hag. Ảnh: Goal.
Ten Hag phải làm chủ phòng thay đồ
Nhìn vào những trường hợp trong quá khứ, có lẽ việc Ten Hag quyết tâm thể hiện quan điểm huấn luyện cứng rắn và kỷ luật của mình trong giai đoạn vừa qua là hướng đi đúng đắn. David Moyes, Louis Van Gaal, Jose Mourinho và Ole Gunnar Solskjaer đều thất bại trong việc quản lý và kiểm soát nội bộ MU.
Khi kết thúc sự nghiệp tại MU, đích thân Sir Alex chọn Moyes là người kế nhiệm. Lần đầu dẫn dắt đội bóng lớn, Moyes không thể nâng cấp bản thân và đội chủ sân Old Trafford rơi xuống vị trí thứ 7. Nội bộ MU dưới thời Moyes như bị loạn. Ông không được phần đông các cầu thủ tôn trọng và dần đánh mất tiếng nói trong phòng thay đồ nhiều ngôi sao.
Van Gaal là người thay thế Moyes để tại vị ở chiếc ghế nóng của MU trong 2 năm sau đó. Ed Woodward vung tiền để HLV người Hà Lan đem về nhiều bom tấn bao gồm Bastian Schweinsteiger, Angel Di Maria và Memphis Depay.
Tuy nhiên, tất cả thương vụ trên đều thất bại. Van Gaal đem đến MU lối chơi tẻ nhạt được mô tả là chỉ xoay quanh tạt cánh đánh đầu. Ông không thể phát huy hết năng lực của tân binh bằng lối đá đó. Chiến thuật của Van Gaal bị các cầu thủ chỉ trích và không tuân theo.
Mourinho mang lại cho đội chủ sân Old Trafford nhiều danh hiệu nhất với UEFA Europa League, League Cup và Community Shield. Tuy vậy, cựu HLV Chelsea bất bình và nhiều lần công khai phàn nàn thái độ thi đấu của các cầu thủ trong đội. Với cá tính mạnh, ông thể hiện quan điểm của mình, nhưng lại tạo mâu thuẫn với nhiều người, trong đó có Luke Shaw và chính Pogba.
Sau Jose Mourinho, Solskjaer trở thành gương mặt được giới chủ MU lựa chọn. Thuyền trưởng người Na Uy không mang về danh hiệu nào cho "Quỷ đỏ". Solskjaer lúc đó được nhận việc phần lớn chỉ vì từng sắm vai huyền thoại của đội bóng. Bên cạnh việc không triển khai được chiến thuật rõ ràng, ông được cho là nhút nhát, không có cái tôi lớn do đó thiếu quyền uy trong phòng thay đồ.
Từ những trường hợp trên, có thể xác định nhiệm vụ của HLV mới nhất tại Old Trafford là kiểm soát được nội bộ đội bóng. Chỉ bằng cách đó, Ten Hag mới áp dụng được triết lý bóng đá của mình vào lối chơi MU. Nếu không, tập thể của "Quỷ đỏ" vẫn sẽ tiếp tục lộn xộn và không thi đấu tốt.
2 tháng qua, Ten Hag hướng đến mục tiêu này bằng cách bắt đầu thiết lập quyền lực. Nhưng thời gian đó chưa đủ dài để có thể kiểm chứng liệu cách làm của ông có hiệu quả. Cựu thuyền trưởng Ajax sẽ cần giữ vững tiếng nói trong phòng thay đồ và biến MU thành tập thể quyết tâm hướng đến mục đích chung.
Những cựu HLV thời hậu Sir Alex không thể kiểm soát đội bóng nhiều sao như MU. Ảnh: Goal.
Sự chuẩn bị của Ten Hag
Hồi đầu hè, MU cân nhắc hai cái tên thay thế cho HLV Ralf Rangnick, đó là Mauricio Pochettino và Ten Hag. Thành công và lối chơi đẹp mắt HLV người Hà Lan đem lại cho Ajax trong nhiều năm qua giúp ông trở thành người được chọn sau cùng.
Sau khi đưa ra quyết định, nhà Glazer và Giám đốc Điều hành Richard Arnold nhanh chóng bật đèn xanh cho tân thuyền trưởng mua sắm. Tới nay, kỳ chuyển nhượng của Ten Hag đạt được nhiều thành công nhưng cũng có những hạn chế nhất định.
Sự xuất hiện của chiến lược gia 52 tuổi giúp MU nhanh chóng hoàn tất thương vụ Lisandro Martínez, Tyrell Malacia và Christian Eriksen. Ông cũng thuyết phục thành công Steve McClaren, cựu HLV đội tuyển quốc gia Anh, về làm việc với mình.
Tuy bổ sung 2 cái tên chất lượng cho hàng thủ, đội chủ sân Old Trafford lại chưa thể tăng cường hỏa lực trên hàng tiền đạo. Việc Paul Pogba, Juan Mata, Jesse Lingard và Edison Cavani ra đi khiến cho nhân sự ở hàng công MU trở nên mỏng manh.
Ten Hag nhắm đến Antony (Ajax), Benjamin Sesko (Salzburg) và Hakim Ziyech (Chelsea) nhưng vẫn chưa thành công. Bên cạnh đó, thương vụ Frenkie De Jong cũng dần đi vào ngõ cụt. Trả lời phỏng vấn với ESPN, chiến lược gia 52 tuổi thể hiện sự không hài lòng về kỳ chuyển nhượng này.
Trái với việc mua sắm cầu thủ, phong cách huấn luyện và việc quản lý phòng thay đồ của cựu HLV Ajax lại gây ấn tượng. Ten Hag thể hiện cá tính mạnh, đảm bảo sự kỷ luật và rất nghiêm khắc với đội bóng. Ông khiến nhiều người liên tưởng đến HLV huyền thoại Alex Ferguson.
Tân thuyền trưởng MU công khai chỉ trích Cristiano Ronaldo khi cầu thủ này rời sân trong lúc toàn đội vẫn đang thi đấu trong trận giao hữu với Rayo Vallecano. Việc sẵn sàng phê bình siêu sao người Bồ Đào Nha cho thấy Ten Hag được giới chủ trao quyền lực để trừng phạt bất kỳ cầu thủ nào không thể đáp ứng được tiêu chuẩn mà ông đặt ra.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên mà một tân HLV MU được tung hô và kỳ vọng như vậy. Thời kỳ hậu Ferguson chứng kiến nhiều cái tên cá tính xuất hiện và được truyền thông tâng bốc đến tận mây xanh để rồi không thể quản lý nổi phòng thay đồ của CLB.
Từ sau chức vô địch Premier League mùa 2012/2013 và cũng là mùa giải cuối cùng của cựu HLV người Scotland, "Quỷ đỏ" chưa thể chính xác trong khâu tuyển chọn HLV. Bộ phận tuyển dụng của MU giờ đây trông chờ và đặt hết niềm hy vọng vào Ten Hag.
Cựu HLV Ajax thể hiện thái độ nghiêm khắc và quyền uy trong phòng thay đồ MU. Ảnh: Goal.
Cuối tuần này, Ten Hag không được phép sẩy chân trước Brighton. Truyền thông và người hâm mộ phản ứng rất mạnh nếu điều đó xảy ra và nó sẽ khiến tinh thần của toàn đội bị phân tán.
HLV người Hà Lan có sự chuẩn bị tương đối ổn ở những trận giao hữu tiền mùa giải. Nhưng kết quả của những trận giao hữu chưa bao giờ đáng tin. Nếu không thì Van Gaal, HLV có 5 trận giao hữu toàn thắng cùng MU ở mùa 2014/2015, lẽ ra đã phải thành công.
Sau 27 năm thành công cùng Sir Alex, MU trải qua giai đoạn hơn 9 năm tăm tối và sự kỳ vọng đang lớn hơn bao giờ hết. Liệu Ten Hag đã sẵn sàng để ngồi vào một trong những chiếc ghế HLV nóng nhất làng túc cầu?
Neymar chỉ trích đồng đội Cầu thủ xuất sắc của Paris Saint-Germain (PSG) là tiền đạo Neymar đã đáp trả những lời chỉ trích của đồng đội cũ Thomas Meunier về màn trình diễn sa sút của anh, đồng thời phê phán cầu thủ người Bỉ nói quá nhiều trong khi anh ta không bằng ai. Meunier thừa nhận rằng anh là một fan hâm mộ lớn của...