“Màn tra tấn và chặt chém” hậu nghỉ lễ
Chiều 1.5, dưới cái nóng 40 độ C, hành trình trở lại thủ đô của nhiều hành khách không khác màn… tra tấn. Nhà xe nhân dịp này thi nhau nhồi nhét và “ chặt chém” khách.
15 giờ ngày 1.5, trời Hà Nội nắng như đổ lửa. Tại Bến xe Mỹ Đình, nắng nóng càng ngột ngạt trước cảnh xe cộ tấp nập đổ về. Từ trên xe, nhiều người thất thểu bước xuống trong bộ dạng “che chắn” tứ phía bằng áo chống nắng, khẩu trang và ô dù. Nhiều người quá mệt sau chuyến đi, vừa bước xuống xe đã phải ngồi lả ngay trên sân bến.
Hành khách mệt mỏi sau chuyến xe trở về thủ đô (ảnh chụp tại bến xe Mỹ Đình).
Chị Lê Thị Nga trở về Hà Nội từ Cửa Ông (Quảng Ninh) nói không ra hơi: “Người ngồi trên xe la liệt, hết cả lối đi, điều hoà bật hết cỡ cũng không đủ thở. Ngày thường với quãng đường này chỉ 100.000 đồng nhưng hôm nay nhà xe thu đến 200.000 dù cả xe nói với phụ xe chỉ nên thu 150.000 đồng”. Chị Hằng đi từ Hà Nam đến Mỹ Đình cũng phải trả đến 70.000 đồng (bình thường chỉ khoảng 25.000 đồng), nhưng cũng chỉ được ngồi điều hoà… gió trời.
Tại Bến xe Giáp Bát, tình hình cũng không khả quan hơn. Nhiều chuyến xe về đến bến vẫn giữ nguyên tình trạng nhồi nhét. Một số xe chạy từ Thái Bình, Nam Định lên, khách đứng kín dọc cả lối đi, lối lên xuống.
Theo những “khổ chủ” xuống tại bến này, số tiền phải trả cho chuyến đi mệt nhọc này cũng tăng gấp 2 – 3 lần so với ngày thường: Thái Bình – Hà Nội 80.000 đồng; Hà Nam – Hà Nội là 50.000 đồng; Thanh Hoá – Hà Nội 150.000 đồng.
Video đang HOT
“Chặt chém, đông đúc và nóng nực kinh khủng” – anh Minh, một hành khách trở ra từ Thanh Hoá nhận xét về chuyến xe của mình.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc Bến xe Giáp Bát cho biết, trong những ngày này khó tránh được cảnh hành khách bị nhà xe nhồi nhét và tăng tiền vé. Tuy nhiên, bến xe cũng chỉ xử lý hạ tải (chuyển bớt khách xuống) được 10 trường hợp khi xe còn ở trong bến. Còn khi xe đã ra ngoài bến, khách tự lên xe nên bến không can thiệp được.
* Chiều 1.5, Trung úy Vi Phan Thanh Tài – Tổ trưởng Tổ Điều tiết giao thông Dự án cầu Đồng Nai mới và tuyến 2 đầu cầu cho biết, do người dân đi du lịch sau lễ trở về nên lượng xe đông gấp 5 lần ngày thường.
Khu vực ngã ba Vũng Tàu liên tục xảy ra kẹt cục bộ do đường dẫn từ chân cầu Đồng Nai tới ngã ba Vũng Tàu quá hẹp tạo ra “nút thắt”.
Theo Đội Thanh tra giao thông số 3 (Sở GTVT Đồng Nai), mặc dù trong ngày 1.5 lượng xe đã được giảm bớt 30 – 40% do người dân chủ động về từ ngày 30.4, nhưng tình trạng kẹt xe vẫn xảy ra, nặng nhất là tại khu vực ngã ba Giang, trạm thu phí trên QL 51 do lượng người đi du lịch từ Vũng Tàu đổ về.
Ghi nhận của phóng viên, từ 16 giờ ngày 1.5, trên địa bàn TP.Biên Hòa đã xuất hiện nhiều điểm kẹt xe do người dân từ các điểm du lịch tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu… ùn ùn đổ về TP.HCM.
Các tuyến đường chính như QL51, QL1A, QL 20… lượng xe cao gấp nhiều lần ngày thường. Khu vực vòng xoay ngã ba Vũng Tàu, ngã ba Tân Vạn, cầu Đồng Nai… giao thông hỗn loạn và liên tục xảy ra kẹt xe cục bộ. Lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông phải căng sức để điều tiết giao thông. Đến 18 giờ cùng ngày, tình trạng kẹt xe mới bớt căng thẳng.
Theo Dân Việt
Vé tàu xe dịp 30.4 và 1.5: Trông chờ vào... may mắn
Sự ngột ngạt và khó khăn trong đi lại dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 đã bắt đầu bộc lộ. Tàu "cháy" vé, ô tô chưa bán vé nhưng tiềm ẩn nguy cơ bị nhồi nhét và "chặt chém".
Hôm qua (23.4), tại ga Hà Nội, sau khi toát mồ hôi đợi đến lượt mua vé, hành khách ngao ngán nhận được những cái lắc đầu "hết vé" của nhân viên. Vé giường nằm hết ở tất cả các tuyến.
Cá biệt như chặng Hà Nội - Huế/Đà Nẵng/Lào Cai, nhân viên trả lời hết cả vé ngồi cứng. Chuyến tàu Vinh - Hà Nội chỉ còn vé ngồi cứng ngày 26.4; ngày 27, 28.4 chỉ còn ghế phụ bằng nhựa.
Việc đi lại dịp 30.4 và 1.5 được dự đoán sẽ rất khó khăn.
Liên hệ một số điểm bán vé dịch vụ hoặc các trang mạng bán vé, chúng tôi đều nhận được những câu "anh đặt vé muộn quá"; "hẹn gặp lại lần sau". Thậm chí, một địa chỉ uy tín như trang mạng Vé tàu 24 giờ (vetau24h.com), trong nhiều giờ liền nhân viên trực không chịu nhấc máy. Bất đắc dĩ, nhiều người đã tìm đến các cò vé.
Anh Trung Quân (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, anh đưa vợ con về quê ở Hà Tĩnh được một cò vé ở sân ga Hà Nội để cho một đôi vé về Vinh với giá 1,2 triệu đồng (giá bình thường chỉ khoảng 500- 600 nghìn đồng) nhưng anh không dám mua vì chưa lo được vé ra từ Vinh ra Hà Nội.
Vé xe cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội cho biết, dự kiến lượng khách qua bến đông nhất trong dịp này khoảng 73.000 người; chủ yếu tập trung ở các tuyến dưới 500km như Hà Nội đi Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Việt Trì...
Trong những ngày này, công ty sẽ điều 2.500 xe thường trực chở khách. Vào những ngày cao điểm, công ty sẽ tăng cường 550 lượt. Cho đến hôm qua, chỉ có duy nhất Công ty Du lịch Văn Minh (chạy tuyến Hà Nội - Vinh) đã bán và hết sạch vé; còn lại chưa công ty vận tải xe khách nào bán vé.
Tuy nhiên, điều đó không làm hành khách bớt lo vì khó thoát được cảnh làm ăn chộp giật, "chặt chém", nhồi nhét của các nhà xe này. Một chủ xe chạy tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh nói thẳng: "Tội gì phải bán, đến ngày đó chỉ cần đỗ xe là có khách ào lên...". Tất nhiên, tiếp sau đó sẽ là cảnh nhồi nhét, tăng giá.
Trao đổi với NTNN chiều 23.4, ông Nguyễn Hoàng Trung - Giám đốc Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội cho biết, để tránh tình trạng bắt chẹt khách, công ty sẽ tiếp nhận thông tin qua hệ thống đường dây nóng: 04.8641467 (Bến xe Giáp Bát); 7685549 (Bến xe Mỹ Đình); 8271529 (Bến xe Gia Lâm). Tuy nhiên, ông Trung cho biết để có cơ sở xử lý các nhà xe, hành khách nên vào bến mua vé lên xe; nếu hành khách bắt xe dọc đường, bến xe rất khó có cơ sở để giải quyết.
Theo Dân Việt
Quảng Ninh: Dịch vụ thổi giá chóng mặt tại Carnaval Hạ Long Tuần du lịch Carnaval Hạ Long đã chính thức bắt đầu. Du khách trong và ngoài nước dồn dập đổ về khu du lịch Bãi Cháy. Hầu hết các nhà nghỉ, khách sạn đã "cháy" phòng dù mức giá tăng đến cả gần chục lần. Giá dịch vụ cũng đội theo chóng mặt. Nhiều đoạn đường liên tục ùn tắc do lượng du...