Mãn nhãn bộ cosplay Thánh nữ Thám Tuyết VLTK 3
Cùng VietBoom chiêm ngưỡng bộ cosplay NPC Thánh nữ Hồng Y Giáo Thám Tuyết – một trong những nhân vật trong game VLTK 3 được nhiều coser yêu thích.
Theo Vietboom
VLTK 3: Khám phá thông tin các NPC phái mới Trường Ca Môn
Một trong những điểm nhấn của phiên bản Kiếm Đảm Cầm Tâm sắp ra mắt chính là sự xuất hiện của môn phái mới Trường Ca Môn. Mời các bạn cùng VietBoom tìm hiểu một số thông tin về các NPC của Trường Ca Môn.
- VLTK 3: Sẽ có bất ngờ lớn trong võ học phái mới Trường Ca Môn
- Trường Ca Môn - môn phái thứ 12 trong VLTK 3 chính thức được công bố
- Võ Lâm Truyền Kỳ 3 sẽ có tính năng tự sướng cực đỉnh
- VLTK 3: Thêm thông tin về thần binh 90
Trường Ca Môn là thế lực kinh điển vô cùng có tiếng trong series VLTK. Trong quá trình qua lại trong VLTK 3, mối bất hòa của Vi Tú Vương Duy Lâm và Vương Duy, và vì nước vì dân của Đỗ Phủ, Trương Tuần từ lâu đã đi vào lòng người, đại thi nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử, nơi đóng quân của thi tiên Lý Bạch "Thiên Đảo Trường Ca" càng khiến người ta say mê vô hạn.
Trường Ca Môn nằm ở bờ hồ Thiên Đảo, bắt đầu từ phân tranh cuối nhà Tùy, trưởng môn đời thứ nhất Dương Tử Kính đã xây dựng nên "Sơn trang Tương Tri" ở hồ Thiên Đảo tỉnh Chiết Giang - một tòa thư viện ẩn sĩ, nằm ở giữa non nước hữu tình. Một nhóm nho hiệp thời loạn thế, khởi dậy khi đất nước nguy nan, cùng với quần hùng cứu lấy sơn hà.
Rất nhiều đệ tử Trường Ca Môn có cách sống của riêng mình, trong đó một bộ phận làm quan, có vài người là thầy giáo nhạc âm về đàn, sáo... thương nhân, người mở trường tư. Tiêu dùng thường ngày của môn phái là do sơn trang Tương Tri cung cấp. Ngành nghề chủ yếu của sơn trang Thiên Tri chủ yếu là: muối ăn, trà, lương thực, tơ lụa, dầu.
Tứ Chỉ Lưu Vân: Dương Dật Phi
Video đang HOT
Môn chủ Trường Ca - Dương Dật Phi
Kế thừa chức trưởng môn Trường Ca Môn sau lão trưởng môn Dương Doãn An là nhị công tử của Dương gia Dương Dật Phi. Dương Thanh Nguyệt con trưởng của Dương Doãn An lúc còn nhỏ, bị cuốn vào cuộc ẩu đả trong loạn Thái Bình công chúa, "Âm Vũ châm" trong người, trong não phát bệnh, lúc thì tỉnh táo, lúc thì ngu ngơ, điều này khiến việc kế thừa Trường Ca Môn khó mà dự đoán được. Và Dương Dật Phi đến với thế giới này như mang đến niềm hy vọng cho mọi người. Sau đó vì bẩm sinh thiếu mất ngón út của bàn tay phải, tay phải không thể nào cầm chắc được một thanh kiếm dù là rất nhẹ.
Dương Dật Phi dần dần trưởng thành, các vị giáo tập Trường Ca Môn nhận ra Dật Phi rất có thiên phú trong việc sử dụng đàn. Dương Dật Phi mất 6 năm để tìm hướng đi cho mình, nhưng cuối cùng vẫn chứng minh rằng bàn tay phải của mình thực sự không có thiên phú dùng kiếm. Nhưng mà kể từ năm thứ 8, có Dương Thanh Nguyệt bên cạnh, Dương Dật Phi bắt đầu dùng tay trái luyện kiếm! 3 năm sau đó, Dương Dật Phi trong đêm khuya nâng kiếm lên "Túy Phù Cư" của "Thanh Liên Kiếm Tiên" Lý Thái Bạch. Sau một đêm, Lý Thái Bạch truyền lệnh trên dưới hồ Thiên Đảo, nhận Dương Dật Phi đệ tử nhập thất thứ 3 sau Hàn Phi Trì và Phượng Tức Nhan!
Khi Dương Dật Phi 15 tuổi đã đi khỏi Trường Ca Môn ra ngoài rèn luyện, nhờ tài trí và thông minh của bản thân đã làm cảm phục đại thương nhân Chu Mặc, kết thân với Cao Giáng Đình và con của Chu Mặc - Chu Tống.
5 năm sau (năm 738), Dương Dật Phi tròn 20 tuổi học được tinh túy quy tắc buôn bán của Chu Mặc, tự cảm thấy việc nhập thế tu tâm mà phụ thân Dương Doãn An dặn dò cũng dần dần viên mãn, thế là trở về hồ Thiên Đảo, trải qua cuộc khảo nghiệm của phụ thân Dương Doãn An, Lý Bạch và Tùng tiên sinh, chính thức tiếp nhận chức vị trưởng môn Trường Ca Môn từ trong tay Dương Doãn An.
Thi tiên Thái Bạch
Lý Bạch
Lý Bạch là đại thi nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, trong VLTK 3, Lý Bạch biết được Trường Ca Môn thông qua Hạ Tri Chương.
Lý Bạch nổi tiếng trong giới văn đàn bằng cái tên Thi tiên, nhưng thực ra ông còn yêu kiếm, đàn và rượu, là Kiếm Trung Thanh Liên, Cầm Trung Thánh Thủ. Sau khi gia nhập vào Trường Ca Môn, ông bầu bạn với kiếm đàn, không chỉ được thưởng thức ngón đàn của các cầm sĩ giỏi giang đồng môn, mà bản thân ông cũng thường đích thân ôm đàn độc tấu. Thời niên thiếu là một nghĩa hiệp trên giang hồ, còn có người nói kiếm pháp của ông có hơi tương đồng với kiếm pháp của võ lâm minh chủ Đường Giản ngày xưa.
Địa vị của Lý Bạch trong Trường Ca Môn rất đặc biệt. Ông không có bất cứ chức vị chính thức nào, nhưng ông đã dạy dỗ 3 vị đệ tử chân truyền kiệt xuất cho Trường Ca Môn. Họ là đại đệ tử "Huyễn Ma Tâm" Hàn Phi Trì, người quản lý của "Mịch Âm Minh Tâm Viên" Phượng Tức Nhan và một người nữa đã được ông truyền cho kiếm thuật Thanh Liên chân truyền đó là trưởng môn đương đại của Trường Ca Môn - "Tứ Chỉ Lưu Vân" Dương Dật Phi.
Cửu Linh Công: Trương Cửu Linh
Cái gọi là nhất tướng đó là chỉ Trương Cửu Linh đã từng là tể tướng Đại Đường. Trương Cửu Linh tự Tử Thọ, người đời gọi là "Văn Hiến Công". Là Thượng Thư Thừa tướng, thi nhân trong những năm Khai Nguyên đời Đường Huyền Tông.
Tháng 12 năm thứ 21 Khai Nguyên, Trương Cửu Linh lãnh chức vị Tể tướng, kiêm tu sửa quốc sử. Xử lý triều chính. Năm thứ 24 Khai Nguyên, An Lộc Sơn nhậm chức tướng quân Bình Lư, thất bại khi thảo phạt Khiết Đan, lúc đó An Lộc Sơn và nghĩa phụ của Lệnh Hồ Thương - Phạm Dương tiết độ sứ Trương Thủ Khuê phụng mệnh áp giải An Lộc Sơn nhập kinh. Trương Cửu Linh thượng tấu nói: "Thần thấy An Lộc Sơn lòng lang dạ sói, có tướng mưu phản, thỉnh cầu hoàng thượng dựa vào tội của hắn xử tử hắn đi, mong cho đoạn tuyệt hậu họa." Huyền Tông thì vẫn cho rằng An Lộc Sơn là người trung thành lương thiện, tha cho An Lộc Sơn đi.
Năm thứ 28 Khai Nguyên, Trương Cửu Linh cảm nhận rõ ràng cơn bão tố lung lay Đại Đường, vì mối thù oán xưa với An Lộc Sơn mà ông nhiều lần bị Lang Nha thích khách ám sát, dần dần quyết ý quy ẩn vào trong Trường Ca Môn, mong tuyển chọn được những chiến sĩ có tài có chí và có lòng trung dân ái quốc cho Đại Đường.
Đạo Tử: Dương Thanh Nguyệt
Dương Thanh Nguyệt
Dương Thanh Nguyệt là con trưởng của chủ Trường Ca Môn đời trước Dương Doãn An, lớn hơn Dương Dật Phi 8 tuổi. Nhưng phần lớn thời gian hắn đều trong trạng thái ngây ngô đờ đẫn, giống như một đứa trẻ mãi không trưởng thành. Từ sau khi Dương Dật Phi ra đời, thì Dương Dật Phi trưởng thành trong sự chăm sóc của mẫu thân Ngô Thanh Thanh và đại ca Dương Thanh Nguyệt. Dương Dật Phi khác với mọi người, hắn luôn sùng bái Dương Dật Thanh người mà trong mắt mọi người chỉ là một tên ngốc.
Khi Dương Thanh Nguyệt 3 tuổi vì Thái Bình công chúa tạo phản mà bị liên lụy, trúng một cái "Âm Vũ trâm" của Giải Tú Triều. Kể từ đó, cả đời Dương Thanh Nguyệt phần lớn thời gian đều ở trong cơn ác mộng. Trong mơ, những kẻ truy sát đó tiếp tục truy sát mẫu thân, nhiều đệ tử môn hạ Trường Ca và mình đang nằm trong lòng mẫu thân. Đến khi Dương Thanh Nguyệt trong cơn vùng vẫy nghe thấy một tiếng đàn, từ trong huyết mạch thân thể truyền đến, kéo hắn ra khỏi cơn ác mộng.
Một năm trôi qua, kẻ địch hắn gặp phải càng ngày càng nhiều. Hắn bắt đầu nhân thời gian lúc tỉnh táo dùng toàn lực chú tâm vào luyện tập kỹ thuật đàn, Trường Ca Môn có đàn kiếm song tuyệt, nhưng Dương Thanh Nguyệt chỉ chuyên về nghệ thuật đàn.
Dương Thanh Nguyệt 22 tuổi, thời gian hắn rơi vào trạng thái đờ đẫn bắt đầu trở nên càng lúc càng ngắn lại. Cùng với việc lần đầu tiên hắn tiêu diệt hết kẻ địch đến, ý chí và lòng tin kiên định của hắn cũng có tác dụng trong cơn ác mộng. Hắn càng ngày càng tiêu diệt nhanh tất cả các kẻ địch. Người ngoài nhìn vào, đại công tử lại càng trở nên ngây ngốc rồi, tóc xõa ra rủ sang một bên gương mặt kiên định, Dương Thanh Nguyệt thỉnh thoảng trong cơn ngây ngốc lại kèm theo nụ cười, dần dần có danh hiệu là "Phong tử đại gia".
Nhắm mắt hiểu âm: Khang Niệm
Khang Niệm
Khang Niệm tên thật là Khang Tịnh Văn, xuất thân từ nhà họ Khang một trong Tam đại thế gia Đông Hải. Mẫu thân giỏi đàn, hoặc là vì ảnh hưởng của vùng đất tiên cảnh, tiếng đàn của mẫu thân êm tai trầm lắng không pha lẫn một chút âm thanh thế tục nào. Chỉ tiếc mẫu thân từ nhỏ cơ thể đã yếu ớt, tuy hằng năm đều điều dưỡng qua thảo dược, nhưng tình trạng vẫn ngày một tệ. Sau khi mẫu thân lìa đời, phụ thân bỏ đi Trung Nguyên, Tịnh Văn khóc liên tục nhiều ngày, đôi mắt dần dần không còn nhìn thấy rõ vật nữa, dần dần càng ngày càng rơi vào tối đen. Đôi mắt không nhìn thấy rõ vật, thính lực tự nhiên cũng trở nên tốt hơn.
Tịnh Văn ôm đàn mà ngồi đàn cả một ngày, nhưng vẫn không thể đạt được hiệu quả dùng tiếng đàn gọi bạn. Mãi đến hai năm sau, Tịnh Văn nhờ vào lời kể lại của ông cậu Doãn Phóng biết được Trường Ca Môn. Không lâu sau, Khang Tịnh Văn gia nhập Trường Ca Môn, đổi tên thành Khang Niệm. Từ đó Trường Ca Môn có thêm một vị đại sư thính âm và giáo tập cầm nghệ. Tuy bản thân nàng không biết võ công, nhưng nội lực thâm hậu vẫn đạt được cảnh giới đáng sợ.
Năm 742, Khang Tuyết Chúc ở Vạn Hoa Cốc vì chuyện của Cao Giáng Đình, tiếng xấu truyền khắp giang hồ. Khang Niệm giờ mới biết, thì ra phụ thân đang ở trong Tam đại phong nha của Đại Đường. Nàng biết được những chuyện mà phụ thân đã làm vị mẫu thân, nhiều cảm xúc lẫn lộn, không biết phải đối mặt ra sao... Mà môn chủ Dương Dật Phi thì hoàn toàn không biết, con gái của ác nhân Khang Tuyết Chúc mà hắn căm hận nhất lại ở trong môn của hắn...
Con gái của Cửu Linh Công: Trương Uyển Ngọc
Trương Uyển Ngọc
Trương Uyển Ngọc là đứa con gái thứ 2 của Trương Cửu Linh khi 39 tuổi. Nàng mặt mũi thanh tú, kế thừa thiên phú của phụ thân, rất có tài hoa. Theo Trương Cửu Linh thấy thì điểm duy nhất không được của Trương Uyển Ngọc chính là tính tình quá hiếu thắng, độc lập. Cho dù là thi thư hay là tập đàn, Trương Uyển Ngọc đều muốn nỗ lực hơn các nam nhân bình thường. Từ nhỏ nàng đã thích đọc thi thư, đặc biệt thích thơ ngũ ngôn sở trường của Trương Cửu Linh. Nàng cũng đã từng hao tâm tổn trí nghiên cứu luyện tập văn phong của phụ thân.
Trương Cửu Linh vốn dĩ muốn hứa hôn Uyển Ngọc cho Dương Dật Phi tài hoa và chính trực kiên nghị. Mà không ngờ Trương Uyển Ngọc vốn dĩ rất tán thưởng Dương Dật Phi, sau khi nghe mẫu thân tiết lộ ẩn ý, thì lại không muốn gặp mặt Dương Dật Phi nữa.
Ban đầu Trương Uyển Ngọc cũng kính sợ mà xa lánh "Phong tử đại gia" Dương Thanh Nguyệt, mãi đến một ngày, nàng phát hiện bí mật không để ai biết của Dương Thanh Nguyệt.
Cổ Mạch Huyền Ca: Triệu Cung Thương
Triệu Cung Thương
Là hậu nhân của Triệu Gia Lợi, kế thừa thiên phú kỹ cầm của tiên tổ khá nhiều, nhưng vẫn chưa có thể đạt được cảnh giới nổi bật, nhưng họ Triệu được phúc phần của tiên tổ, trong Trường Ca Môn luôn được kính trọng vô cùng. Mãi đến năm 717 con trai tên Triệu Cung Thương của gia chủ Triệu gia Triệu Sâm Minh ra đời. Triệu Cung Thương khi chỉ 9 tuổi, đã thể hiện ra được khả năng kế thừa toàn diện thiên phú cầm đạo của tổ thượng Triệu Gia Lợi. Khi tuổi tròn 18, kỹ nghệ tinh xảo của Huyền Ca đã có chút thành tựu, đặc biệt là tiếng ca du dương, như gió ngâm. Tổ phụ Triệu Kích Nhạc dần dần trao cho Triệu Cung Thương "Đại Thánh Di Âm" của Triệu Gia Lợi.
Trong lớp người trẻ của Trường Ca Môn, Triệu Cung Thương là người được các đồng môn tỷ muội yêu thương nhất. Hắn thậm chí còn nhận được thi phú thầm gửi của đồng môn, bày bỏ tiếng lòng. Nghênh ngang đắc ý của Triệu Cung Thương làm cho đại đệ tử của Lý Bạch là Hàn Phi Trì bất mãn. Sau khi một phương tranh đấu, Triệu Cung Thương ra ngoài học hỏi, ở địa vực Miêu tộc nghe thấy phép thuật diễn tấu sáo trùng của Ngũ Độc Giáo, bèn muốn đi xem điều kỳ diệu đó.
Ngũ Độc Giáo lúc này Ô Mông Quý đánh lại nắm trọng quyền, cũng cực kỳ bài xích người Hán. Để nghiên cứu thảo luận âm luật, Triệu Cung Thương kết giao với tỷ tỷ của Kim Đồng Sách Địch Nhĩ - Ni Xán, sau bị trúng cấm thuật Tình Cổ. Sau khi dùng bí thuật Trường Ca Môn phát giác ra dị thường của bản thân đồng thời bỏ trốn, và triển khai kịch chiến với đệ tử Ngũ Độc lùng bắt mình, đánh nhau với Phượng Dao rồi quen biết nhau, sau đó nảy sinh tình cảm. Nhưng vì sự ngăn trở to lớn của hai môn phái nên sau này cũng trở thành một niềm hối tiếc của cả đời Triệu Cung Thương.
Huyễn Ma Tâm: Hàn Phi Trì
Trong Trường Ca Môn, có hai nơi vô cùng quan trọng. Thiếp mời của hai nơi đó là thứ mà đệ tử chính thống của Trường Ca Môn đều muốn có được. Một trong đó là "Chân Cầm Thiếp" do "Thiên Chân Cầm Phường" phân phát bởi chủ quản Nhai Nha và "Mịch Âm Thiếp" do "Mịch Âm Minh Tâm Viện" phân phát bởi chủ trì Hàn Phi Trì.
Năm 730, hai vị đệ tử nổi tiếng trong Trường Ca Môn - Hàn Phi Trì và Phượng Tức Nhan, trải qua nhiều lần thử thách, cuối cùng vì tính cách thiên phú và căn cơ rất được Lý Bạch yêu thích, đã trở thành đệ tử Lý Bạch, được truyền thuật tương hợp của trí, âm và kiếm.
Người bị hắn nghe diễn tấu, nếu có khuyết điểm nhỏ, cảm thấy đối phương kỹ cầm tầm thường, thì sẽ đề ra khiêu chiến võ học. Sau khi hắn thắng lợi sẽ có nhã hứng ngâm thơ khiển trách đối phương. Hàn Phi Trì không để lại một chút thể diện nào của đối phương, chỉ trích các vấn đề tiểu tiết, thường khiến người khác khó xử vô cùng. Khi Hàn Phi Trì 22 tuổi, Mai tiên sinh chính thức tuyên bố, ông và đệ tử của Thái Bạch tiên sinh - "Huyễn Ma Tâm" Hàn Phi Trì nắm giữ kế nhiệm chức vị Viện chủ.
Và Trường Ca Môn rất ít người biết rằng hai năm trước, chủ nhân "Thiên Đạo Hiên" tiền nhiệm Thiếu Tầm Ba lúc trừng trị tên phản bội trong triều gặp phải cao thủ phục kích tử trận, Hàn Phi Trì cũng bí mật tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh "Thiên Đạo Hiên", bắt đầu phán quyết những quan viên bất chính, tàn hại lê dân thi triển trừng phạt. Sau khi Hàn Phi Trì ra tay, thì có kẻ phát điên, có kẻ thì ngớ ngẩn, có người đột nhiên tự vẫn, không ai biết có kẻ động thủ, Hàn Phi Trì vốn dĩ là người tài ba trong việc khống chế nhân tâm bằng âm luật, cũng là Diêm La Vương giết người không cần xuất kiếm.
Nhất khí khuynh lầu: Phượng Tức Nhan
Phượng Tức Nhan ấu thơ
Trăm năm trước, trên giang hồ có rất nhiều bí mật ví dụ như bí tịch và kho báu của tiền bối Trường Ca Môn Lạc Tân Vương rốt cuộc có phải nằm trong tay của Phượng cô nương hay không... Phượng cô nương tên là Phượng Tức Nhan, rất nhiều người cho rằng thực ra cô còn đáng sợ hơn kẻ điên "Huyễn Ma Tâm" Hàn Phi Trì. Năm đó "Thanh Liên Kiếm Tiên" Lý Bạch đi du ngoạn Ngũ Nhạc trở về, lựa chọn đệ tử, trải qua nhiều cửa ải cuối cùng cũng được Lý Bạch tiên sinh đánh giá cao. Sở dĩ mọi người cho rằng Phượng cô nương rất đáng sợ là vì năm đó cô mới tròn 14 tuổi! Còn Hàn Phi Trì đã 18 tuổi rồi.
Nàng là nhị đệ tử của Lý Bạch, là sư muội của "Huyễn Ma Tâm" Hàn Phi Trì, là nhị sư tỷ của chưởng môn nhân Dương Dật Phi. Vũ khí của nàng không phải là kiếm, cũng không phải là tiêu, mà là một bộ trống thứ dường như chẳng có liên quan gì đến Lý Bạch, trống tên là "Nhất Tâm Nhị Ý".
Phượng Tức Nhan trưởng thành
Có người nghi ngờ kho báu của Lạc Tân Vương nằm trong tay nàng. Bởi vì lúc Phượng Tức Nhan 14 tuổi tham gia vào tuyển chọn đệ tử của Thái Bạch tiên sinh dùng trống kích phát ra khí kình công kích, rất giống với "Tân Vương Kình" của tam sư huynh Lạc Tân Vương Trường Ca Môn năm xưa. Trong đó chứa khí chất hào hùng như trong lời của Lạc Tân Vương đã nói: "Chiến mã hí trong gió bấc, khí kiếm xông thẳng lên sao trên trời. Chiến sĩ gầm thét khiến đồi núi xụp đổ, mây trời biến sắc. Cầm kiếm này để đối phó kẻ địch, có địch nào không thể tiêu diệt; Cầm kiếm này công kích thành, có thành nào không thể chiếm lĩnh."
Cửu Biến Ngọc Huy: Nhai Nha
Nhai Nha
Năm 729, đệ tử Trường Ca Môn - Nhai Nha được Chước Cầm đại sư Lôi Biến khai phá tư chất, thu nhận làm đệ tử duy nhất, Lôi Biến đặc biệt đưa Nhai Nha trở về Thục Trung Lôi Thị, nhọc lòng để tộc trưởng phá lệ cho phép Lôi Biến đích thân truyền lại thuật Chước Cầm cho Nhai Nha, không quá 7 năm, thuật Chước Cầm của Nhai Nha đã đại thành.
Khi Nhai Nha đi theo Lôi Biến đến Vạn Hoa Cốc tìm kiếm chất liệu làm đàn, kết làm bạn với Bùi Nguyên của Vạn Hoa Cốc. Nàng rất có hứng thú với thuật cơ quan của Vạn Hoa Cốc. Lúc nghiên cứu thảo luận với Bùi Nguyên làm sao vận dụng kỹ pháp trong thuật cơ quan vao trong thu phap Chươc Câm, phat hiên ra nhiêu kha năng phat triên cua Chươc Câm.
Khi Nhai Nha lân nưa trơ vê Trương Ca Môn, nang đã hoc xong vơi Lôi Biên, đông thơi băt đâu bê quan nghiên cưu đao Chươc Câm cua minh. Mây năm sau, Nhai Nha đa tiêp thu xong thuât cơ quan cua Van Hoa, đa thư chê tao nhưng cây đan vơi nhiêu hinh thưc khac nhau, gôm co "Bi Diên Đô Dung" cơ câu tinh xao, "Chi Mông Phong" co thê thao rơi ghep lai ma không thay đôi công hương cua đan, va "Khiên Tinh Chi Khăc" co thê lam dây đan dai ra đâm vao ke đich. Sư dân thân va phat triên trong thuât Chươc Câm cua nang lam cho chương môn nhân Dương Dât Phi rât xem trong.
Năm nay 20 tuôi, thuât Chươc Câm cua Nhai Nha đa đươc cac vi đai sư trong môn thưa nhân, trơ thanh chu nhân cua "Thiên Chân Câm phương", băt đâu chinh thưc chê tao cây đan tôt cho cac danh si trong môn.
Bạch Ngọc Trạc Tâm: Chu Tống
Chu Tống
Chu Tống xuất thân trong một gia đình thương nhân lớn ở Lạc Dương. Cha của hắn là Chu Mặc "Dương Thiên Quân" một trong những Cửu Thiên đương đại. Vũ khí của hắn là Bạch Ngọc Tiêu có 12 lỗ âm, là món quà của một ông lão tóc râu bạc phơ tặng cho lúc 8 tuổi. Sau hôm đó, có người nhìn thấy hắn đêm tối trên hàng hiên bên bờ hổ, nhìn trăng nghe tiếng gió tự nói với mình, nhưng không biết nói cái gì; Cũng có người nói trong phòng của Chu Tống thường vang ra tiếng nhạc tuyệt diệu. Người nghe thường theo tiếng nhạc bước vào ảo cảnh như thi như họa. 5 năm trôi qua, kỹ nghệ thổi tiêu của Chu Tống đã có thể vượt trội tất cả, nhưng hắn lại chưa từng để lộ tài năng này trước mặt người khác, kể cả phụ thân và thầy giáo của mình. Chu Tống luôn cảm thấy họ không thể hiểu được hắn, hắn cần tìm một người có thể nghe thấu được tâm ý của hắn, mới chịu thổi tấu lên khí cụ Trạc Tâm này.
Năm 21 Khai Nguyên, vì một khúc hợp tấu ngẫu hứng mà Chu Tống làm quen với Dương Dật Phi lúc còn thiếu niên. Hai người xem nhau như tri âm. Dương Dật Phi đi theo Chu Mặc học tập đạo buôn bán. Năm 26 Khai Nguyên, Dương Dật Phi trở về Trường Ca, Chu Tống khi ấy 18 tuổi mặc kệ sự ngăn cản của gia đình, từ biệt phụ thân, cùng Dương Dật Phi xuống phía Nam. Hắn tin rằng ở nơi gọi là Trường Ca Môn ấy có thứ hắn đang theo đuổi.
Chu Tống và Khang Niệm từng có một đoạn tình, nhưng hữu duyên vô phận.
Theo VNE
VLTK 3: Sẽ có bất ngờ lớn trong võ học phái mới Trường Ca Môn Đại diện NSX cho biết: "Trường Ca Môn là một môn phái định vị bổ trợ, đàn là tầm xa, kiếm là cận chiến, ngoài ra còn có hệ thống võ học "Khúc" và "Dẫn", hai hệ thống này ngược lại sẽ mang lại bất ngờ rất lớn cho người chơi." - Trường Ca Môn - môn phái thứ 12 trong VLTK 3...