Mãn kinh sớm: Bạn cần làm gì để vượt qua?
Phụ nữ mãn kinh sớm thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch, Parkinson, Alzheimer, rối loạn tâm thần, loãng xương… Vì vậy, bạn nên tìm cách ngăn ngừa tình trạng này càng sớm càng tốt.
Thông thường, giai đoạn mãn kinh của phụ nữ Việt Nam thường xảy ra ở tuổi sau 50. Trước khoảng thời gian này từ 3 – 5 năm là quá trình tiền mãn kinh. Khi một người phụ nữ trong hơn 12 tháng không có kinh nguyệt, trừ trường hợp sau sinh thì rất có thể họ đã bị mãn kinh. Mãn kinh sớm là tình trạng mãn kinh xảy ra trước tuổi 40. Nếu ở khoảng thời gian này mà người phụ nữ không còn chu kỳ kinh nguyệt thì được gọi là mãn kinh sớm.
Đôi khi bạn không thể xác định rõ nguyên nhân khiến tình trạng mãn kinh diễn ra sớm hơn độ tuổi trung bình. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp mà bạn có thể tham khảo.
1. Yếu tố di truyền
Nếu không có lý do bệnh lý rõ ràng nào thì nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do di truyền. Nếu mẹ của bạn có độ tuổi mãn kinh bắt đầu sớm thì bạn có nhiều khả năng cũng sẽ mãn kinh sớm. Việc biết được độ tuổi bắt đầu mãn kinh của mẹ có thể gợi ý về thời điểm mà bạn sẽ bắt đầu mãn kinh. Tuy nhiên, di truyền chỉ là một phần nguyên nhân của tình trạng trên.
2. Yếu tố lối sống
Một số nghiên cứu cho thấy, hút thuốc thường xuyên và lâu dài có thể làm rút ngắn độ tuổi bị mãn kinh. Những phụ nữ hút thuốc có thể bắt đầu thời kỳ mãn kinh sớm 1 – 2 năm so với những phụ nữ không hút thuốc.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng có thể là yếu tố dẫn đến tiền mãn kinh sớm. Estrogen lưu trữ trong mô mỡ. Phụ nữ rất gầy có ít dự trữ hormone estrogen hơn, bởi vậy có thể bị cạn kiệt lượng hormone này sớm hơn.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn chay, ít tập thể dục thể thao và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều có thể gây ra tình trạng mãn kinh sớm.
3. Khiếm khuyết nhiễm sắc thể
Khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể có thể gây ra mãn kinh sớm. Ví dụ, phụ nữ mắc hội chứng Turner được sinh ra mà không có nhiễm sắc thể X thứ hai hoặc sinh ra mà không có một phần của nhiễm sắc thể X. Buồng trứng của họ không hình thành bình thường. Kết quả là họ sẽ bị mãn kinh nhanh hơn những người khác.
4. Bệnh tự miễn
Mãn kinh sớm có thể là một triệu chứng của một bệnh tự miễn dịch, ví dụ như bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp. Tình trạng viêm do một số bệnh tự miễn gây ra có thể ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. Đây là nguyên nhân của tình trạng mãn kinh.
Động kinh là một chứng rối loạn co giật bắt nguồn từ não bộ. Phụ nữ bị bệnh động kinh có nhiều khả năng suy buồng trứng sớm. Điều này sẽ dẫn đến mãn kinh sớm.
Video đang HOT
Dấu hiệu của mãn kinh sớm
Thời kỳ mãn kinh sớm có thể bắt đầu ngay sau khi bạn bắt đầu có những chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Kinh nguyệt có thể dài hơn hoặc ngắn hơn đáng kể so với bình thường cùng với một số dấu hiệu:
Có đốm máuChảy máu kinh nguyệt nhiềuKinh nguyệt kéo dài hơn một tuầnThời gian có kinh nguyệt lâu hơn bình thường
Trong những trường hợp trên, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra. Khi đó, kết quả kiểm tra sẽ giúp bạn biết về các vấn đề có thể gây ra những triệu chứng này.
Ngoài ra, phụ nữ mãn kinh sớm còn có các dấu hiệu khác:
Khó ngủBốc hỏaKhô âm đạoĐổ mồ hôi đêmMất kiểm soát bàng quangTâm trạng buồn rầu, chán nảnNhững thay đổi trong cảm xúc hoặc ham muốn tình dụcCách phòng tránh mãn kinh sớm
Mãn kinh sớm có nhiều nguyên nhân, trong đó lý do chính là cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố nữ. Ngoài ra, các thói quen khác như ăn uống không lành mạnh, căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến sức khỏe suy giảm. Dưới đây là một số cách giúp bạn làm chậm tiến trình này.
1. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả giúp trì hoãn thời kỳ tiền mãn kinh. Nguyên nhân vì hoạt động thể chất giúp điều chỉnh hormone và duy trì mức độ mỡ cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần tránh tập luyện quá mức. Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục căng thẳng, quá sức có liên quan đến mãn kinh sớm. Tập luyện quá sức tạo ra sự mất cân bằng hormone gây rụng trứng không đều và có thể làm suy giảm hormone sớm.
2. Tránh xa thuốc lá
Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây mãn kinh sớm. Các hóa chất trong thuốc lá, chẳng hạn như nicotine, xianua, và carbon monoxide có thể làm tăng tốc độ tổn thương của trứng và không thể tái tạo hoặc thay thế.
3. Hạn chế tiêu thụ cồn và caffeine
Rượu có thể không gây mãn kinh sớm. Tuy nhiên, uống quá nhiều sẽ có thể kích hoạt các yếu tố nguy cơ gây mãn kinh sớm. Việc tiêu thụ nhiều cồn và tiêu thụ caffeine có liên quan đến các triệu chứng mãn kinh. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nhiều hơn một cốc cà phê mỗi ngày cũng như hai cốc đồ uống có cồn mỗi tuần.
4. Duy trì trọng lượng cơ thể
Estrogen được giữ trong mô mỡ, vì vậy thừa cân là nguyên nhân chính gây ra sự dư thừa estrogen ở phụ nữ. Quá nhiều estrogen có thể ảnh hưởng đến buồng trứng. Tương tự, thiếu cân cũng có thể khiến tình trạng mãn kinh diễn ra sớm hơn. Theo các chuyên gia y tế, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và kiểm soát stress là chìa khóa để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Cách điều trị mãn kinh sớm
Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng mãn kinh sớm. Nhờ đó, bạn có thể tránh được các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác.
1. Phương pháp thay thế hormone
Phương pháp bổ sung estrogen và progestin có thể giúp thay thế một số hormone sinh sản mà cơ thể bạn không còn có thể tự sản xuất được nữa. Phương pháp này thường được dùng cho đến tuổi mãn kinh trung bình nhằm giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh.
2. Bổ sung canxi và vitamin D
Phụ nữ tuổi mãn kinh dễ bị bệnh loãng xương. Loãng xương sau mãn kinh ở nữ giới là tiến trình tự nhiên theo tuổi tác ở con người. Tuy nhiên, tiến trình này có xu hướng diễn tiến nhanh do sự thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nữ estrogen ở tuổi mãn kinh. Do đó, bạn hãy bổ sung canxi và vitamin D. Điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh loãng xương nếu bạn không nhận đủ các chất dinh dưỡng này từ chế độ ăn uống.
Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi nên bổ sung 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Bạn có thể đạt được con số này thông qua thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung. Phụ nữ trên 51 tuổi nên nhận 1.200 miligam canxi mỗi ngày. Lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày là khoảng 600 IU/ngày. Đối với phụ nữ trưởng thành, hầu hết các bác sĩ khuyên dùng 600-800 IU thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung.
3. Giải pháp cho phụ nữ vô sinh
Có nhiều phụ nữ muốn có con nhưng bị vô sinh sau khi mãn kinh sớm. Khi ấy, bạn có thể cân nhắc thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách sử dụng trứng của người hiến tặng. Bạn cũng có thể cần đến các bác sĩ tâm lý để được tư vấn các cách giải tỏa cảm xúc nhằm vượt qua sự căng thẳng, khó chịu của thời kỳ này dễ dàng hơn.
Mãn kinh sớm ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với phụ nữ, gây nên nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và đời sống chăn gối. Do đó, bạn cần tìm hiểu để phòng ngừa cũng như điều trị các triệu chứng nhằm sống vui khỏe mỗi ngày nhé.
Theo Hellobacsi.
Những nguyên nhân gây mất kinh đột ngột
Đột nhiên mất kinh không có thai có thể là hiện tượng khác thường như bất thường tuyến giáp, triệu chứng buồng trứng đa nang, hay suy buồng trứng sớm.
Dưới đây, bác sĩ sản phụ khoa Alyssa Dweck, đồng tác giả của cuốn V is for Vagina, đã chỉ ra một số nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn bị mất kinh:
Ảnh: beautyhealthtips.
1. Giảm cân nhiều hoặc tập thể dục quá sức
Đây là một lý do không thường xuyên. Nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn nhanh chóng bị xuống dưới 18 hoặc 19, bạn có thể bắt đầu bị chậm kinh. Mặc dù mất kinh không hoàn toàn do BMI. Các bệnh nghiêm trọng như chán ăn và ăn uống vô độ có thể gây chậm kinh.
Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu bạn phải tập luyện nhiều hơn bình thường để chuẩn bị cho một cuộc đua hoặc những sự kiện lớn khác. Một cách tự nhiên, cơ thể bạn bị căng thẳng quá mức như vậy sẽ khó có thai. Cơ thể sẽ ngăn ngừa rụng trứng, vì vậy bạn không có nhiều estrogen, không hình thành lớp màng nhày tử cung lớn và sau đó không có kinh.
2. Căng thẳng
Một sự kiện đáng sợ lớn trong cuộc sống có thể gây vô kinh vùng dưới đồi. Đây là khu vực đặc biệt của não, vùng dưới đồi là nơi có nhiều hormone giúp điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Tâm trạng căng thẳng gây ảnh hưởng rất lớn lên vùng dưới đồi. Nếu bạn đang đối diện với một bước ngoặt lớn, cái chết của người thân trong gia đình hoặc bất cứ một sự kiện nào khác trong cuộc sống, đó có thể là nguyên nhân.
3. Bất thường tuyến giáp
Tuyến giáp nằm trên cổ giúp điều tiết chuyển hóa. Nó cũng tương tác với nhiều cơ quan khác trong cơ thể để giúp mọi thứ hoạt động trơn tru. Nếu bạn đang bị mất cân bằng tuyến giáp dưới bất cứ hình thức nào, cho dù đó là thiểu năng hay cường năng tuyến giáp đều có thể ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt. Nếu bạn thấy có các triệu chứng của rối loạn tuyến giáp, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
4. Triệu chứng buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang (PCOS) là sự mất cân bằng hormone dẫn tới thiếu hụt rụng trứng, vì vậy hàm lượng estrogen, proesteron và testosterone bị thay đổi ở các mức độ khác nhau. Nó có thể khiến bạn mất kinh hoàn toàn hoặc không có kinh thường xuyên. Các triệu chứng PCOS khác gồm mọc lông ở nhiều nơi như mặt, ngực, khó giảm cân và tiềm ẩn những vấn đề về sinh sản. Bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra một kế hoạch điều trị để kiểm soát tình trạng này.
5. Các bệnh mạn tính như Celiac đường ruột
Celiac là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng không dung nạp gluten. "Bất kỳ một căn bệnh mạn tính nào không được điều trị hoặc chẩn đoán đều là tác nhân gây căng thẳng lên cơ thể bạn và có thể gây mất kinh. Celiac có thể là một nguyên nhân như vậy".
6. Các phương pháp tránh thai
Mất kinh có thể là một tác dụng phụ vô hại của những biện pháp tránh thai. Một số loại thuốc tránh thai liều thấp sẽ gây kinh nguyệt không đều, tác dụng phụ này vốn không nguy hiểm. Điều tương tự cũng xảy ra với những biện pháp như vòng tránh thai nội tiết, que cấy dưới da tránh thai hoặc tiêm. Cũng cần một thời gian để kinh nguyệt của bạn có trở lại nếu bạn ngừng các phương pháp tránh thai, nhưng thông thường nó sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tháng.
7. Mãn kinh sớm
Khi phụ nữ dưới 40 tuổi bị suy giảm nội tiết tố một cách đáng kể, họ có thể bị mãn kinh sớm còn được gọi là suy buồng trứng sớm. Cùng với đó là mất kinh, các dấu hiệu gồm những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm và khô âm đạo. Điều này rất ít khi xảy ra, vì vậy bạn không nên ngay lập tức lo lắng mà hãy đi khám phụ khoa. Bác sĩ phụ khoa sẽ loại trừ các nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Theo Hải Ngân - VnExpress
9 dấu hiệu cảnh báo mãn kinh sớm Mãn kinh là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc thời kỳ sinh sản của phụ nữ. Thời kỳ mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi từ 40 - 50. Tuy nhiên, ngày nay rất nhiều phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm hơn bình thường. Tình trạng này có thể quy vào một số yếu tố, bao gồm áp...