Mãn kinh muộn giảm loãng xương
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản nói rằng phụ nữ mãn kinh muộn ít có nguy cơ bị bệnh loãng xương, theo trang tin y khoa TeleManagement.
Tình trạng mãn kinh của phụ nữ có liên quan đến bệnh loãng xương – Ảnh: Shutterstock
Cụ thể, phụ nữ mãn kinh muộn giảm được 31% rủi ro bị mật độ xương thấp. Và những phụ nữ có ít nhất 40 năm trong giai đoạn sinh sản cũng có xu hướng giảm thiểu rủi ro.
Các chuyên gia tại Đại học Tsukuba đã tiến hành nghiên cứu trên 1.035 phụ nữ Nhật hậu mãn kinh để đánh giá tác động của thời điểm mãn kinh và số năm sinh sản lên mật độ xương.
Video đang HOT
Những phụ nữ có số năm sinh sản lớn hơn và những người mãn kinh muộn được hưởng lợi nhiều nhất từ sự gia tăng tiếp xúc với estrogen nội sinh cũng như sự tăng cường bảo vệ khỏi nguy cơ mất calcium, qua đó duy trì mật độ xương, theo nhóm nghiên cứu.
Trước đó, một cuộc nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Skane (Thụy Điển) cho thấy, phụ nữ mãn kinh sớm thì nguy cơ bị loãng xương tăng gấp hai lần sau này. Cụ thể, 56% phụ nữ mãn kinh sớm bị loãng xương, trong khi chỉ 30% phụ nữ mãn kinh muộn bị loãng xương.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những phụ nữ mãn kinh sớm có nguy cơ gãy xương do loãng xương và tử vong cao hơn.
Theo TNO
Đậu nành không giúp ngăn ngừa loãng xương
Đậu nành - thực phẩm được biết đến có thể thay thế liệu pháp cân bằng hormone, sự thật không giúp giảm loãng xương và các triệu chứng mãn kinh khó chịu khác
Phụ nữ trong thời kì mãn kinh có thể bị loãng xương do quá trình lão hóa làm lượng xương mất dần đi và đậu nành không có bất kì sự hỗ trợ nào đến hệ xương khớp của bạn như nhiều người lầm tưởng.
Tiến sĩ Silvina Levis, Giám đốc Trung tâm điều trị loãng xương tại Đại học Miami Miller (Mỹ) cho biết: "Isoflavone, estrogen có nguồn gốc thực vật được tìm thấy trong đậu nành là estrogen rất yếu, vì vậy không có gì là ngạc nhiên khi chúng không thể phát huy hiệu quả như các liệu pháp hormone khác. Phụ nữ đang áp dụng đậu nành như một liều thuốc để giảm bớt các cơn bốc hỏa và ngăn ngừa loãng xương thời kì mãn kinh nên xem xét lại điều này".
Trong thời kì mãn kinh, cơ thể phụ nữ sản xuất ít estrogen và progesterone. Các liệu pháp hormone (thường đòi hỏi phải thay thế được một hoặc cả hai kích thích tố trên thông qua các thuốc dùng hỗ trợ) giúp giảm đáng kể các triệu chứng mãn kinh và giúp xương chắc khỏe hơn, tuy nhiên nhược điểm của nó là có thể làm tăng nguy cơ đông máu, đột qụy, bệnh tim và ung thư vú.
Kể từ khi các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ châu Á có xu hướng mắc các bệnh về xương và bị loãng xương nhiều hơn so với phụ nữ các nước phương Tây, đậu nành - thực phẩm dồi dào protein đã trở thành lựa chọn số một trong chế độ ăn uống đồng thời giúp cân bằng hormone. Tuy nhiên, thử nghiệm lâm sàng trong chế độ ăn uống của phụ nữ mãn kinh khi bổ sung đậu nành lại cho các kết quả khác nhau.
Nghiên cứu mới từ 248 phụ nữ trong thời kì mãn kinh với nhóm một được cung cấp các viên thuốc giả dược (thuốc bao gồm các chất trơ (bất hoạt) về hóa học được dùng như là "thuốc") và nhóm hai bổ sung đều đặn 200 mg thành phần isoflavone (có trong đậu nành) mỗi ngày - đây là liều lượng gấp đôi so với lượng bổ sung qua thực phẩm trong chế độ ăn điển hình của phụ nữ châu Á.
Sau hai năm nghiên cứu, khi chụp cắt lớp xương không cho thấy sự khác biệt về mật độ khoáng giữa xương của hai nhóm. Tương tự như vậy, các hợp chất trong đậu nành không giúp phụ nữthời kì mãn kinh chống lại các cơn bốc hỏa. 48% phụ nữ thường xuyên bổ sung isoflavone vẫn có các cơn bốc hỏa so với 31% trong nhóm dùng thuốc giả dược. Gần 1/3 phụ nữ trong nhóm hai cho biết bị tác dụng phụ là chứng táo bón trong khi ở nhóm một là 21%.
Đậu nành không ngừa các triệu chứng mãn kinh như nhiều người vẫn tưởng
Để ngăn ngừa sự loãng xương, chị em phụ nữ nên có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi, tập thể dục thường xuyên và có thể dùng thêm thuốc giúp xương chắc khỏe như bisphosphonates.
Giáo sư y khoa Deborah Grady tại trường Đại học California, San Francisco cho biết: "Đối phó với các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ với thực trạng sức khỏe bản thân để dùng thêm thuốc chống động kinh gabapentin hoặc thuốc chống trầm cảm có chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Với các thuốc dùng thêm, bạn nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả nhất".
Theo VNE
Tập yoga thời mãn kinh giúp trị chứng mất ngủ Các nhà khoa học Mỹ nói rằng việc theo một khóa yoga 12 tuần và tập tại nhà trong thời kỳ mãn kinh có thể đem lại một giấc ngủ tốt hơn, theo trang tin DNA. Tập yoga có thể đối phó chứng mất ngủ - Ảnh: Shutterstock Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Katherine Newton thuộc Viện Nghiên cứu Sức khỏe nhóm,...