Man City quyết kháng cáo đến cùng: Cố đấm ăn xôi…
Vì những vi phạm rất rõ ràng và trắng trợn Luật Công bằng tài chính nên Man City không dễ thoát án phạt cấm dự Champions League họ vừa phải nhận từ UEFA.
Man City “chơi” đến cùng với UEFA
Một giờ sau khi bị UEFA cấm dự Champions League 2 mùa giải, BLĐ Man City đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với HLV Pep Guardiola và cầu thủ đội nhà. Trong cuộc họp, GĐĐH Ferran Soriano đã trấn an tinh thần thầy trò Pep Guardiola, đồng thời khẳng định Man City “không làm gì sai” và sẽ chiến đấu đến cùng để lật ngược tình thế.
Song song với việc trấn an tinh thần toàn đội, BLĐ Man City đã đẩy nhanh quá trình hoàn tất hồ sơ và thuê những luật sư giỏi nhất thế giới với mục tiêu chống lại phán quyết của UEFA, án phạt mà tờ Daily Mail nhận định là “bất công” với đội chủ sân Etihad.
Theo tiết lộ của tạp chí Der Spiegel (nhờ những email mà hacker Rui Pinto hack được từ Man City), luật sư của đội bóng Manchester, ông Simon Cliff cho biết “Chủ tịch Khaldoon Al Mubarak tuyên bố sẽ chi 30 triệu bảng để thuê 50 luật sư giỏi nhất thế giới” nhằm chứng minh họ vô tội.
Chối tội và kháng cáo là phản ứng thường thấy của bất cứ cá nhân hay tập thể nào sau khi bị buộc tội. Man City đang vắt chân lên cổ hoàn tất hồ sơ kháng cáo gửi lên Tòa án Trọng tài thể thao (CAS). Liệu đội bóng Manchester có cơ hội chiến thắng?
Man City có hy vọng lật ngược tình thế bởi CAS từng giúp rất nhiều đội bóng chiến thắng hoặc giảm án trong các cuộc chiến pháp lý với UEFA và FIFA. Mới nhất, nhờ CAS, Chelsea được giảm án phạt cấm chuyển nhượng của FIFA từ 2 xuống còn 1 kỳ. Tương tự, nhờ can thiệp của CAS, AC Milan cũng được giảm án cấm dự Cúp châu Âu 2 năm xuống còn 1 năm vì vi phạm Luật công bằng tài chính.
Đội chủ sân Etihad vi phạm rất nghiêm trọng Luật công bằng tài chính
Tuy nhiên, Man City không giống với 2 trường hợp kể trên. Đội chủ sân Etihad đã vi phạm Luật công bằng tài chính rất nghiêm trọng và rõ ràng. Một trong những vi phạm nghiêm trọng nhất của Man City là hợp đồng tài trợ họ ký với Hãng hàng không quốc gia UAE Etihad Airways.
Video đang HOT
Theo công bố, Man City ký hợp đồng tài trợ trị giá 67,5 triệu bảng/năm với Etihad Airways. Tuy nhiên, Der Spiegel tiết lộ, thực tế giá trị hợp đồng này chỉ là 8 triệu bảng. Cụ thể, Etihad Airways chỉ trả Man City 8 triệu bảng. 59,5 triệu bảng còn lại là tiền của Abu Dhabi United Group (ADUG), tập đoàn mua Man City vào năm 2008, rót vào đầu tư cho đội bóng Manchester thông qua hợp đồng mờ ám này.
Vì vi phạm trắng trợn và rất nghiêm trọng kể trên nên quá khó để Man City có thể trắng án. Đội bóng của HLV Pep Guardiola chỉ có thể hy vọng giảm nhẹ án phạt mà thôi.
Theo Bongdaso.com
Báo Anh: Man City là nạn nhân của sự bất công từ UEFA
Cơn ác mộng ập đến với Man City ngay trong ngày 14/2 khi Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) quyết định cấm thầy trò HLV Pep Guardiola tham dự Champions League 2 năm tới.
Sau hàng loạt hợp đồng bom tấn với số tiền khổng lồ được lấy ra từ hầu bao của các ông chủ UAE, Man City cuối cùng cũng phải trả giá bằng 25 triệu bảng tiền phạt và 2 năm không được dự Champions League. Hình phạt nặng nề này đã giáng một đòn mạnh vào tham vọng thống trị châu Âu của nửa xanh thành Manchester, nhưng cũng phản ánh mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Song, trên Daily Mail, cây viết Martin Samuel cho rằng Man City là nạn nhân bởi sự bất công của Luật công bằng tài chính (FFP) và sự chèn ép đến từ giới thượng tầng tại Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA).
Man City đối diện hình phạt 2 năm không được thi đấu ở Champions League.
Sự bất công của FFP
Nếu Man City vẫn phải chịu hình phạt sau khi gửi đơn kháng cáo, không gì có thể bào chữa cho hành vi của đội chủ sân Etihad. Tuy nhiên, họ đã sai khi đối mặt với những quy tắc được đặt ra để bảo vệ một tầng lớp đặc quyền, nhằm ngăn chặn hành vi bất ngờ vươn lên đỉnh của kim tự tháp bóng đá.
Luật công bằng tài chính đã bị hủy hoại bởi chính những người sinh ra nó ngay từ đầu. FFP trở thành chủ nghĩa bảo hộ theo cách trần trụi nhất. Ban đầu, việc các đội bóng có vi phạm hay không được xác định bằng số nợ, nhưng cuối cũng đã thay đổi để buộc các CLB hạn chế trong việc đầu tư. Một CLB nợ nhiều như Man Utd vẫn trong sạch, trong khi một CLB không có nợ như Man City thì không.
Leicester City được cho là một trong những CLB điều hành tốt hơn cả Man Utd, đội bóng luôn phải đối mặt với các vấn đề về tài chính, mâu thuẫn nội bộ hay giữa các cổ động viên và giới chủ. Tuy nhiên, đội chủ sân Old Trafford vẫn có thể mua những cầu thủ thuộc hàng ngôi sao ở mỗi kỳ chuyển nhượng. Năm ngoái, họ có Harry Maguire, mùa đông vừa qua là Bruno Fernandes và rất có thể là James Maddison ở kỳ chuyển nhượng mùa hè tới.
Tại sao Man Utd vẫn có thể tuân thủ Luật công bằng tài chính? Đó là bởi FFP được lập ra với mục đích gắn kết những CLB ưu tú lại với nhau, tách biệt hoàn toàn với phần còn lại để đưa ra một sự thách thức bền vững. Phần còn lại là những đội bóng không thể thành công, và FFP sinh ra để đảm bảo điều đó kể cả khi họ muốn. Luật công bằng tài chính chưa bao giờ công bằng.
Nếu so sánh các yếu tố của Man City và Man Utd những năm gần đây, bao gồm cách thức hoạt động, cơ sở hạ tầng, chất lượng đội bóng, sự thành công... dễ thấy ai là người đang ở cửa trên. Song, ai là người đang phải đối mặt với lệnh cấm 2 năm ở Champions League và ai là người được hưởng lợi từ sự vắng mặt này?
Sẽ có những đội bóng được hưởng lợi từ án phạt của Man City.
Hình phạt cho Man City là quá nặng
Tuyên bố mới nhất của Man City cho biết họ sẽ đệ đơn lên Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS) để giải quyết vụ việc này. Đây là lần đầu tiên một vụ việc liên quan đến Luật công bằng tài chính không được xét xử bởi một cơ quan liên quan đến UEFA. Đội chủ sân Etihad đã không còn tin vào công lý mà giới thượng tầng của Liên đoàn Bóng đá châu Âu mang lại.
Tại CAS, một danh sách các trọng tài sẽ được đưa ra, trong đó Man City, UEFA và CAS mỗi bên sẽ có một lựa chọn để đưa ra một ủy ban trọng tài gồm 3 người khách quan nhất có thể. Vụ việc dự kiến sớm được tiến hành giải quyết bởi bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể khiến Champions League mùa giải tới rơi vào hỗn loạn.
Có ý kiến cho rằng hình phạt UEFA đưa ra là quá nặng. Thông thường, các CLB sẽ cố gắng rút ngắn hình phạt trong giai đoạn kháng cáo. Tương tự với trường hợp của Chelsea. Sau khi dính lệnh cấm chuyển nhượng một mùa, đội chủ sân Stamford Bridge đã tác động để hình phạt giảm xuống còn nửa.
Tuy nhiên, ngay cả khi CAS có thiện cảm với Man City và giảm một nửa bản án, thầy trò HLV Pep Guardiola vẫn phải rời xa đấu trường đỉnh cao này trong một năm. Nếu hình phạt UEFA đưa ra là một năm, không loại trừ khả năng đội chủ sân Etihad có thể trắng án.
Song, đây vẫn là một hình phạt tai hại và có thể mang đến những hậu quả khôn lường cho Man City trong những năm tới. Vị thế thống trị của nửa xanh thành Manchester đang lung lay hơn bao giờ hết. Cán cân đang nghiêng dần về phía đối lập với nhà đương kim vô địch Premeir League khi họ có thể sẽ phải đối mặt với cơn ác mộng lớn nhất từ trước đến nay.
Hình phạt cho Man City được cho là quá nặng tay.
Tương lai tăm tối ở sân Etihad
Kể cả khi HLV Pep Guardiola quyết định ở lại Man City mùa giải tới, rất khó để tưởng tượng ra một viễn cảnh tươi đẹp tại sân Etihad. Làm cách nào để chiến lược gia người Tây Ban Nha duy trì được tham vọng và ham muốn của nhà vô địch?
Lệnh cấm ở Champions League là món quà không thể tuyệt vời hơn cho những đối thủ của Man City. Không có doanh thu từ đấu trường danh giá nhất châu Âu, ngân sách chuyển nhượng của đội bóng này sẽ sụt giảm đáng kể, trong khi đây là thời điểm HLV Pep Guardiola cần cải tổ nhân sự.
Cựu thuyền trưởng Barcelona cần sự tươi mới trong đội hình khi các trụ cột đã quá no nê vinh quang sau nhiều năm đứng trên đỉnh cao. Các công thần như David Silva đang bước vào những năm cuối của sự nghiệp, trong khi một số tân binh đắt giá như John Stones không chơi như kỳ vọng. Man City cần những sự bổ sung chất lượng ở vị trí trung vệ, tiền vệ trung tâm và đặc biệt là hàng công, một người có thể chia lửa với Sergio Aguero.
Viễn cảnh 2 năm rời xa đấu trường châu Âu cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của một số cầu thủ trụ cột như Raheem Sterling hay Kevin De Bruyne. Được thi đấu ở Champions League là quyền lợi cũng như sự cám dỗ mà chắc chắn các ông lớn như Real Madrid hay PSG đều sẽ đưa ra để chèo kéo. Và họ phải chăng chính là những người đã tác động để Man City phải nhận hình phạt này?
Đội chủ sân Etihad đang đối diện tương lai tăm tối.
50 triệu bảng là số tiền Man City phải bỏ ra cho UEFA vì vi phạm Luật công bằng tài chính hồi 2014. Khi đó, đội chủ sân Etihad tin rằng để vụ việc tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hướng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của CLB. Do đó, họ chọn giải quyết nhanh chóng dù 50 triệu bảng là số tiền không hề nhỏ.
Song, câu chuyện lúc này không dừng lại ở tiền. Các tuyển trạch viên của Man City sẽ phải làm gì khi không thể chắc chắn về khả năng tài chính của CLB trong 2 năm tới? Các đội bóng khác hay những người đại diện liệu có đàm phán với Man City khi khả năng cầu thủ của mình chuyển đến Etihad vẫn còn là một dấu hỏi?
Không lâu sau khi thông báo chính thức được đưa ra, tin đồn về việc HLV Pep Guardiola rời Man City tràn ngập trên các mặt báo ở xứ sở sương mù. Trong trường hợp chiến lược gia người Tây Ban Nha rời Etihad, Mauricio Pochettino sẽ trở thành mục tiêu số một. Tuy nhiên, giới chủ UAE sẽ nói gì với cựu thuyền trưởng Tottenham về mục tiêu trong 2 năm tới, ngân sách của CLB, dự án lâu dài hay những hạn chế hiện có? Rõ ràng, sóng gió đã bắt đầu nổi lên ở Manchester City.
Theo Zing
Gay cấn! Gã khổng lồ quyết giật "cỗ máy phòng ngự" với Man City Hùm xám xứ Bavaria không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để nâng cấp đội hình. Manchester City đã nếm trải những mùi vị khó khăn ở Ngoại hạng Anh 2019/20, sau hai chức vô địch xứ sở sương mù liên tiếp dưới triều đại HLV Pep Guardiola. The Citizens có những cú sẩy chân khó hiểu, khiến cho Liverpool bứt phá...