Man City bị cấm dự cúp C1: PSG chạy án thành công, UEFA có thực sự công tâm?
Man City nhận án phạt nặng bậc nhất kể từ khi đạo luật Công bằng tài chính ( FFP) ra đời. Nhưng để nói về mức độ vi phạm, thực tế nhà đương kim vô địch Ngoại hạng Anh còn kém xa PSG.
Cho đến thời điểm này, ban lãnh đạo và các cầu thủ Man City vẫn chưa hết sốc với án phạt mà UEFA đưa ra. Nhà đương kim vô địch Ngoại hạng Anh sẽ bị cấm tham dự tất cả các giải đấu cấp CLB tại châu Âu do UEFA tổ chức trong 2 mùa giải tới (2020/21 và 2021/22) sau khi bị buộc tội “vi phạm nghiêm trọng” những quy định trong Luật công bằng tài chính của UEFA. Bên cạnh đó, họ còn phải chịu mức phạt tiền mặt 30 triệu euro.
Man City nhận án phạt cực sốc
Trước đó, một cuộc điều tra kéo dài trong nhiều tháng do Tiểu ban kiểm soát tài chính của LĐBĐ châu Âu (CFCB) tiến hành nhắm vào Man City. Người phụ trách cuộc điều tra – cựu Thủ tướng Bỉ, ông Yves Leterme đã tìm ra nhiều bằng chứng về sự vi phạm của “Man xanh” đối với đạo luật Công bằng tài chính của UEFA.
Nửa xanh thành Manchester chi 518 triệu bảng để mua cầu thủ và thu về 130 triệu bảng từ việc bán cầu thủ, thâm hụt 388 triệu bảng. Đổi lại, Man City giành 2 danh hiệu Ngoại hạng Anh, 1 FA Cup, 2 League Cup và vô địch tất cả các giải quốc nội Anh ở mùa trước. Quỹ lương của Man City cũng đang phình to đến mức khó kiểm soát. Đội bóng của HLV Pep Guardiola ngốn của Man xanh 295,1 triệu bảng tiền lương mỗi năm. Trong đó, riêng với Pep đã là 21 triệu bảng.
Tuy nhiên, vào lúc này người ta có quyền đặt câu hỏi về sự công tâm của UEFA. Cơ quan quản lý bóng đá châu Âu từng có một cuộc điều tra tương tự, nhắm vào nhà vô địch nước Pháp – đó là PSG hùng mạnh và giàu có.
Mùa hè 2017, PSG khiến thế giới bóng đá rung chuyển với thương vụ thế kỷ Neymar Junior. Thế nhưng trên danh nghĩa, đội bóng thành Paris không mất một khoản phí nào để có sự phục vụ của siêu sao người Brazil. Neymar trước đó ký vào bản hợp đồng quảng cáo theo tiết lộ có giá trị khổng lồ với nhà nước Qatar, để quảng bá hình ảnh cho quốc gia đăng cai World Cup 2022.
Video đang HOT
Cú sốc mà PSG tạo ra chưa dừng lại tại đó. Những ngày cuối kỳ chuyển nhượng hè 2017, đội chủ sân Công viên các Hoàng tử tiếp tục đón siêu sao mới nổi Kylian Mbappe đến từ Monaco. PSG một lần nữa “tung cú tát” vào những người soạn thảo ra đạo luật Công bằng tài chính mà UEFA dày công xây dựng. Theo truyền thông Pháp, chỉ riêng hai thương vụ này đã ngốn của PSG tới 335 triệu bảng.
PSG có thể cười nhạo vào án phạt mà Man City vừa phải nhận?
Theo cáo buộc của tờ Sport Mail của Anh, nhà vô địch nước Pháp thực tế đã sử dụng 347,5 triệu bảng chỉ trong phiên chợ hè 2017 để chiêu mộ Neymar Junior, Kylian Mbappe và Yuri Berchiche. Nhà tài trợ Qatari mà đứng đằng sau là người Qatar, bị cho là “trợ giúp một cách thiếu minh bạch” thông qua các bản hợp đồng tài trợ. Qatari từng ký hợp đồng tài trợ lên tới 700 triệu euro tương đương 583 triệu bảng với PSG trong giai đoạn 2012 – 2016. Nhưng bản hợp đồng này bị UEFA từ chối xác nhận giá trị thật vì nó quá thiếu tính xác thực.
Dù vậy, Chủ tịch Nasser Al-Khelaifi là một thành viên của Ủy ban điều hành UEFA. Ông cũng đóng vai trò chủ chốt tại tập đoàn truyền thông beIN – đối tác lớn nhất của UEFA. Tháng 9/2017, một cuộc điều tra nhắm vào PSG đã được thực hiện nhưng cho đến nay kết quả cuối cùng vẫn bị trì hoãn.
Tờ New York Times thậm chí tiết lộ, đã có thế lực “tác động” khiến các điều tra viên của UEFA “làm ngơ” trước PSG. Cũng có thông tin cho rằng, với tác động từ FIFA, UEFA đã nể nang giới chủ PSG – cũng là người đóng vai trò quan trọng tại World Cup 2022. Trong khi đó, ông chủ của Man City lại đến từ UAE, vốn đang là kình địch với Qatar.
Theo Tiến Long (Khám Phá)
Man City bị cấm dự cúp châu Âu: Lời cảnh báo cho PSG
Man City bị cấm dự cúp châu Âu trong 2 mùa giải liên tiếp, đây là lời cảnh báo cho PSG và những đội bóng chi tiêu vô tội vạ trên thị trường chuyển nhượng.
Ngày 14/2, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi đưa ra án phạt lịch sử cho Man City. Theo đó, đội chủ sân Etihad bị cấm tham gia đấu trường cúp châu Âu trong 2 mùa giải liên tiếp và nộp phạt 25 triệu bảng vì đã khai khống doanh thu tài trợ.
Năm 2015, Man City cũng nhận án phạt 49 triệu bảng vì làm ăn thua lỗ, nhưng do cam kết không tái phạm nên số tiền phạt được giảm xuống còn 15 triệu bảng. Mặc dù vậy, đội bóng nước Anh bị giới hạn đăng ký cầu thủ dự Champions League từ 24 xuống còn 21.
Man City nhận án phạt nặng từ UEFA
Án phạt nặng mà UEFA dành cho Man City vào ngày 14/2 vì vi phạm luật công bằng tài chính là đòn đau giáng vào tham vọng xưng bá châu Âu của đội chủ sân Etihad. Tất nhiên, đội bóng này không đồng tình với mức án trên và tuyên bố sẽ kháng cáo lên Tòa án Trọng tài thể thao (CAS).
Cơ hội để Man City kháng cáo thành công là vẫn còn, nếu như họ chứng minh được doanh thu của mình là "sạch" với CAS. Tuy nhiên, khả năng Man City kháng cáo thất bại vẫn rất cao vì những bằng chứng mà UEFA có được khi điều tra đang chống lại họ.
Hiện tại, Man City và người hâm mộ của đội bóng này vẫn phải chờ Tòa án Trọng tài thể thao (CAS) phân xử và đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, việc làm quyết liệt mà UEFA áp dụng cho Man City sẽ khiến những đội bóng "dùng tiền để mua danh hiệu" khác ở châu Âu phải lạnh gáy đơn cử như PSG.
Tháng 9/2017, đội bóng nước Pháp cũng bị điều tra sau khi chiêu mộ Neymar (200 triệu bảng) và mượn Kylian Mbappe với điều khoản mua đứt từ Monaco với giá 160 triệu bảng. Tuy nhiên, đội chủ sân Công viên các Hoàng tử đã thoát án sau khi nhờ tới sự can thiệp của Tòa án Trọng tài thể thao (CAS).
Theo Palco23, một tờ báo kinh tế chuyên ngành trong lĩnh vực thể thao và thông tin khẳng định, PSG đã lỗ hơn 101 triệu euro trong mùa giải 2017/2018. Tuy nhiên, PSG đã thoát hiểm ngoạn mục nhờ Tập đoàn Qatar Sports Investment (QSI) khi họ tăng vốn cổ phần cho đội bóng này.
PSG cũng đang bị Liên đoàn bóng đá châu Âu điều tra
Để tránh sự soi mói của truyền thông, PSG đã bán hàng loạt những cầu thủ ở kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2018 và chuyển nhượng tháng 1/2019. Đó là lý do giúp họ thoát khỏi án phạt nặng từ Liên đoàn bóng đá châu Âu vào tháng 3/2019.
Luật Công bằng tài chính của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) quy định, các câu lạc bộ trong khu vực không được phép chi tiêu vượt quá số tiền kiếm được trong mỗi mùa giải, đồng thời chỉ được phép lỗ trong khoảng 30 triệu euro trong 3 mùa giải liên tiếp.
PSG liên tục bạo chi, trả lương khủng để đưa về sân Công viên các Hoàng tử những bản hợp đồng bom tấn. Tuy nhiên, thành tích mà đội bóng này gặt hái lại không tương xứng với số tiền bỏ ra. Hiện tại, PSG vẫn đang bị Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) điều tra.
Theo hãng kiểm toán và dịch vụ tài chính Deloitte, trong năm 2019, doanh thu của PSG đạt 527,88 triệu bảng, đứng thứ 5 trong top 10 đội bóng kiếm tiền giỏi nhất châu Âu, xếp trên Man City 1 bậc.
Tuy nhiên, đây chỉ là những con số thống kê mang tính chất tham khảo, nếu như PSG không thể cải thiện được thành tích ở sân chơi châu Âu để thu hút thêm nhà tài trợ "thực" thì về lâu dài, những ông chủ Qatar khó thể cứu được đội bóng này khỏi vi phạm luật công bằng tài chính.
Theo Bongdaso.com
Man City dính cú sốc cấm cúp C1: MU tiền mặt nhiều nhất, mua sắm thả ga Mặc dù chỉ đứng thứ 16 trong những CLB có tiềm lực tài chính mạnh nhất thế giới nhưng MU lại vẫn "vô đối" trong khoản tiền mặt. Những ông chủ người Mỹ (Nhà Glazer) đang vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ chính CĐV MU bởi phong cách điều hành đội bóng giống như một công ty. Đặc biệt, người...