Màn casting bạo lực nhất X-Factor: Thí sinh ném mic, chửi thề, đập phá và tấn công ê-kíp khi bị loại
Cả trường quay X-Factor như muốn ngộp thở bởi những màn chửi thề của cô nàng này.
Có thể nói, màn thử giọng của Zoe Alexander tại cuộc thi The X-Factor UK mùa 9 khiến khán giả theo dõi mùa giải năm đó nhớ mãi không quên. Cô nàng xuất hiện trên sân khấu với nguồn năng lượng tràn trề và tiết lộ gia đình mình có truyền thống đóng giả người nổi tiếng: cô là Pink, bố cô đóng vai Tom Jones, mẹ cô hóa thân thành Shania Twain.
Zoe Alexander
Các giám khảo cũng thừa nhận ngoại hình Zoe rất giống Pink nhưng cô đến đây với mong muốn được mang bản sắc riêng để thể hiện mình. Với màn cover ca khúc So What của Pink, dàn giám khảo không hài lòng vì cô vẫn còn mang quá nhiều hình ảnh Pink vào trong tiết mục. Zoe được cho cơ hội lần 2 với một ca khúc không phải của Pink nhưng vẫn không thuyết phục được giám khảo.
Zoe bức xúc chửi thề ở The X-Factor UK (Clip: NZfarmer)
Vì quá thất vọng, Zoe bất ngờ hét lớn rằng chính mọi người bảo cô hát ca khúc của Pink trong khi ban giám khảo không hề nói vậy. Cô nàng vứt micro rồi đi xuống sân khấu. Tuy nhiên, khi bố Zoe đưa cô quay lại, cô nàng đã tuôn ra một tràng chửi thề rồi đi ra đập phá đồ đạc. Sự tức giận của Zoe khiến cho không khí trường quay vô cùng căng thẳng.
Zoe bực tức ném micro
Chửi thề, phá máy quay
Sau đó, một nguồn tin cho hay BTC biết Zoe là người khá nóng tính nên muốn mượn cô để tạo scandal thu hút người xem. Chính vì vậy, BTC đã đề nghị Zoe diễn theo phong cách của Pink mặc kệ giám khảo nói gì thì sẽ được vào vòng trong. Tuy nhiên, kết quả hoàn toàn ngược lại khiến Zoe vô cùng tức giận, đó là lý do cô thốt lên: “Chính mọi người bảo tôi hãy hát ca khúc của Pink”.
Bố Zoe chỉ muốn đưa cô trở lại sân khấu để giải thích nhưng do Zoe đã quá nóng nảy nên mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Zoe cũng đã bị c ảnh sát bắt sau đó vì tội gây rối.
Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
Tại buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1 vừa qua, nhiều phụ huynh đã rất ngạc nhiên và sốc khi cô giáo chủ nhiệm lớp 8 một trường THCS ở ngay trung tâm TP.Biên Hòa đưa ra nhiều vật chứng tịch thu của học trò trong giờ học như: son, phấn, sơn móng...
Ảnh minh họa
Đáng chú ý, trong số này có cả thuốc lá điện tử được ngụy trang dưới lớp vỏ bọc xinh xắn mà nếu mới nhìn vào rất khó phát hiện. Giáo viên còn cho biết, không chỉ sử dụng, một số học sinh còn mua bán, trao đổi những vật dụng này qua mạng xã hội rồi "giao dịch" tại trường.
Tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử dù không phổ biến nhưng không phải hiếm gặp ở các trường phổ thông hiện nay. Ban đầu chỉ là thử cho biết, lâu dần nhiều em bị bạn bè rủ rê, giấu gia đình mua hút thường xuyên. Không ít phụ huynh khi được nhà trường mời lên làm việc đã không tin rằng con mình sử dụng thuốc lá điện tử. Chỉ khi nghe chính con thú nhận, cha mẹ mới tin đó là sự thật. Có gia đình đã phải chuyển môi trường học tập cho con em mình với hy vọng con không tiếp tục tiếp xúc với những bạn từng rủ rê hút thuốc.
Không chỉ hút thuốc, môi trường học đường ngày nay còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần giải quyết như nói tục hay đánh, chửi nhau..., nhất là ở bậc THCS và THPT. Giáo viên chủ nhiệm lớp 6 một trường THCS ở TP.Biên Hòa cho biết, nhiều hôm chị vô tình nghe được những câu chuyện của học sinh mà... đỏ mặt.
Dù trước mặt giáo viên hay trong giờ học, các em không nói tục nhưng khi không có mặt giáo viên, ngôn ngữ giao tiếp lúc này khó mà chấp nhận. Đáng buồn là nhiều em cho rằng đây chuyện bình thường, mình chỉ nói tục với bạn bè, vẫn lễ phép với thầy cô, cha mẹ là được. T
uy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, hành vi nói tục, chửi thề nếu kéo dài sẽ tạo thói quen xấu và khó kiểm soát. Do đó, nếu học sinh hay nói tục với bạn bè thì rất dễ nói tục với những người xung quanh, nhất là với cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
Thực tế đã có những câu chuyện đau lòng xảy ra trong môi trường học đường chỉ vì những câu nói tục, chửi thề, chế giễu lẫn nhau của học sinh.
Chính vì thế, để ngăn chặn những vấn nạn học đường, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và gia đình. Gia đình không thể khoán trắng chuyện học trên lớp cho nhà trường mà thiếu sự quan tâm, giám sát con em.
Nhà trường cần tăng cường hơn nữa các biện pháp kiểm tra, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh. Giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cần gần gũi, lắng nghe học sinh nhiều hơn nữa để chấn chỉnh, ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn đồng thời có ý kiến với ban giám hiệu và cha mẹ học sinh những vấn đề có liên quan một cách kịp thời.
Chỉ khi có sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường, môi trường học đường mới hạn chế được những vấn nạn đáng báo động như nói tục, chửi thề, đánh nhau hay hút thuốc lá điện tử...
Những đứa trẻ nhiều "khuôn mặt" Hiện tượng nói tục, chửi thề khá thông dụng ở một bộ phận trong giới trẻ, đặc biệt là khi ra khỏi nhà, rời khỏi trường lớp, giao tiếp với bạn bè qua mạng xã hội. GV và HS cần thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử trong nhà trường. Ảnh có tính chất minh họa. Hơn lúc nào hết, công tác giáo...