Màn ảnh rộng đầu năm toàn mẹ đơn thân, nhưng chỉ có Ngô Thanh Vân là ‘cô đơn lẻ bóng’!
Tuy nhiên, suy cho cùng, dù có những người xung quanh yêu thương, ủng hộ hay không, bốn người mẹ đơn thân trong các bộ phim Việt Nam dịp đầu năm đều hiện lên đẹp đẽ, bao dung và đầy hy sinh, khiến khán giả càng muốn dành cho mẹ – người phụ nữ vĩ đại nhất trong lòng mỗi người – lòng trân quý và biết
“Đả nữ” Ngô Thanh Vân, “ngọc nữ” Ninh Dương Lan Ngọc, Cát Phượng và “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh đều là những cái tên “hốt bạc” phòng vé dịp đầu năm Âm lịch 2019. Với các tác phẩm đủ thể loại: từ tình cảm lãng mạn, hài hước cho đến hành động, song trùng hợp, cả bốn vai diễn của những người đẹp kể trên đều là mẹ đơn thân. Tuy nhiên, không ít khán giả cho rằng, trong số bốn người phụ nữ cứng cỏi ấy, chỉ có riêng Hai Phượng (Ngô Thanh Vân) một thân một mình “chống lại cả thế giới”.
Cát Phượng, Ninh Dương Lan Ngọc, Ngọc Trinh và những tình yêu vượt qua mọi rào cản
Cua lại vợ bầu của Ninh Dương Lan Ngọc là bộ phim duy nhất trong mùa Tết năm nay hé lộ câu chuyện có bầu của nữ chính ngay từ tựa đề phim. Chuyện phim theo chân Trọng Thoại (Trấn Thành) và Nhã Linh (Ninh Dương Lan Ngọc), cặp đôi đã có mối tình kéo dài 7 năm nhưng đang gặp nhiều sóng gió vì sự vô tâm, quá rạch ròi đúng sai của Trọng Thoại. Đúng thời điểm ấy, Quý Khánh trở về từ nước ngoài và trở thành cú giáng làm tan vỡ mối quan hệ giữa cặp đôi chính, cái thai đang dần lớn lên trong bụng Nhã Linh mà không biết tác giả đã đưa cả ba vào những câu chuyện trái khuấy, dở khóc dở cười. Cũng từ đây, hành trình không dễ dàng để cua lại vợ bầu của anh chàng Trọng Thoại bắt đầu.
Tại đây, đứa con trong bụng Nhã Linh đã làm thay đổi tất cả cuộc đời cô, chuyển hướng mối tình đang rơi vào bế tắc giữa nữ chính và Trọng Thoại, cũng khiến cả hai thêm trân trọng, thấu hiểu nhau hơn. Bất kể tác giả của cái thai là ai, Quý Khánh và Trọng Thoại vẫn chấp nhận ở bên, chăm sóc chu toàn cho mẹ con Nhã Linh, biến cô trở thành mẹ bầu hạnh phúc nhất.
Trong khi đó, Vu quy đại náo của “nữ hoàng nội y” xoay quanh Trang (Ngọc Trinh), Hiền (Diệu Nhi) và Hoàng (La Thành), ba người bạn ở vùng quê miền Tây chơi với nhau từ nhỏ, dù bị gia đình giục cưới, ép cưới nhưng nhất quyết không chịu nghĩ đến việc kết hôn. Trước sự ép buộc của mọi người xung quanh, cả ba quyết định bỏ trốn để người thân hiểu ra giá trị của bản thân, đồng thời sử dụng tài lẻ của mình để mở dịch vụ tổ chức đám cưới, kiếm kế sinh nhai. Cũng từ đây, những tình huống “dở khóc dở cười” xảy ra làm thay đổi cuộc sống của ba người.
Bất ngờ hơn cả, dù không giới thiệu về câu chuyện nữ chính mang bầu trong tựa đề như Cua lại vợ bầu, song không khác gì Ninh Dương Lan Ngọc, “ngọc nữ” Ngọc Trinh cũng hóa thân thành bà bầu ở Vu quy đại náo, dẫu mới chỉ đầu phim thôi, cô nàng còn ca: “Mùa xuân này em chưa lấy chồng”… May mắn không thua kém Nhã Linh trong Cua lại vợ bầu, nhân vật Trang cũng tìm được người đàn ông sẵn sàng chấp nhận lấy cô về làm vợ, san sẻ lo toan và nuôi nấng đứa bé trong bụng bất kể việc cha của đứa trẻ là gã đàn ông khốn nạn, ngoại tình.
Dù chưa ra rạp, nhưng bộ phim Hạnh phúc của mẹ do đạo diễn Huỳnh Đông cầm trịch cũng xoay quanh mẹ Tuệ (Cát Phượng) – một người mẹ đơn thân phải nuôi đứa con mắc bệnh tự kỷ. Bé Tim chỉ có thể nói duy nhất một chữ Tuệ cho bất kỳ câu hỏi nào, thế nhưng cậu bé có niềm yêu thích nhảy múa. Mẹ Tuệ quyết tâm giúp con đến trường, tự tin vào bản thân và đăng ký tham gia cuộc thi Bước nhảy diệu kỳ.
Video đang HOT
Để nâng niu ước mơ cho đứa con thua thiệt hơn bạn bè cùng trang lứa, người mẹ đơn thân phải làm tất cả mọi việc nặng nhọc tại làng chài ven biển, lo toan mọi bộn bề của cuộc sống chỉ đổi lấy nụ cười cho con. Tuy nhiên, trong bộ phim, nhân vật do Kiều Minh Tuấn đảm nhận vẫn chấp nhận yêu thương mẹ con Tuệ. Chia sẻ về việc đóng cặp cùng người yêu trên màn ảnh, Cát Phượng cho hay: “Lúc đầu quay xong về khách sạn ngủ, anh ấy ngủ giường riêng. Mình nghĩ ủa sao kỳ vậy, hồi trước quay phim anh ấy đâu ngủ riêng đâu, mình giận. Sau anh ấy nói Em, giờ mình tách ra đi để mai mốt có cảm xúc diễn sẽ tốt hơn là mình gần nhau hoài, mình mới thấy ờ đúng rồi”.Chính vì thế, người hâm mộ Cát – Kiều càng trông đợi hơn về lần kết hợp mới lạ nhưng cũng rất chân thật lần này của cặp đôi.
Mẹ đơn thân Hai Phượng một mình “chống lại thế giới”
Hai Phượng – bộ phim đánh dấu vai diễn cuối cùng của Ngô Thanh Vân trong vai trò “đả nữ” – ra rạp trong sự trông đợi mạnh mẽ của giới mộ điệu. Không làm khán giả thất vọng, tác phẩm của Ngô Thanh Vân được người hâm mộ dành cho những mỹ từ như “phim hành động Việt Nam xuất sắc nhất”, “bộ phim vươn tầm Hollywood”, “tác phẩm nặng hành động, mang tính thời sự nhưng vẫn đầy cảm xúc”. Bên cạnh yếu tố hành động và tính thời sự, tác phẩm còn chạm đến trái tim khán giả bằng câu chuyện thấm đẫm tình mẫu tử giữa Hai Phượng (Ngô Thanh Vân) và bé Mai.
Chuyện phim Hai Phượng theo chân Hai Phượng (Ngô Thanh Vân), người phụ nữ từng có quá khứ làm bảo kê nhà hàng, quán bar tại Sài Gòn, trở về Cần Thơ để sinh con, chăm sóc, nuôi nấng cô con gái bằng nghề đòi nợ thuê. Cuộc đời của hai mẹ con bước sang trang mới khi Mai bị bắt cóc trong một lần cùng mẹ đi chợ. Lần theo đám người bắt cóc lên Sài Gòn, Hai Phượng trở về chốn cũ, một thân một mình lăn xả, đi vào từng hang cùng ngõ hẻm để tìm con gái và đối mặt với những gã giang hồ lì lợm, nguy hiểm bậc nhất.
Xuyên suốt thời lượng bộ phim, “chị đại” Ngô Thanh Vân gần như chỉ lặp đi lặp lại câu thoại: “Trả con cho tao”, vì con, bà mẹ có vóc dáng nhỏ bé sẵn sàng phi thân lên thành phố Sài Gòn, lần theo dấu vết đến từng ngõ hẻm, xông vào hang ổ của đám giang hồ, bị đánh cho bầm dập đến chết đi sống lại nhưng vẫn vội vàng đứng lên để gấp gáp tìm con. Không ít khán giả cho rằng, Ngô Thanh Vân trong Hai Phượng không khác gì John Wick Việt Nam, nhưng thay vì để trả thù, người mẹ Hai Phượng có một sức mạnh và động lực lớn hơn nhiều lần.
Không cần người đàn ông nào yêu thương, kề cạnh, thậm chí, Hai Phượng còn không nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của chính người anh em máu mủ ruột rà. Chính vì thế, không ngôn ngoa khi khẳng định rằng, bà mẹ đơn thân Hai Phượng là người phụ nữ đáng xót xa hơn cả, có lẽ, chỉ có tình yêu với bé Mai mới trở thành động lực giúp cô vượt qua mọi khó khăn từ thể xác đến tinh thần.
Tuy nhiên, suy cho cùng, dù có những người xung quanh yêu thương, ủng hộ hay không, bốn người mẹ đơn thân trong các bộ phim Việt Nam dịp đầu năm đều hiện lên đẹp đẽ, bao dung và đầy hy sinh, khiến khán giả càng muốn dành cho mẹ – người phụ nữ vĩ đại nhất trong lòng mỗi người – lòng trân quý và biết ơn sâu sắc.
Phương Thảo
Theo saostar.vn
'Hai Phượng': Chân dung người mẹ giàu cảm xúc nhất của 'đả nữ' Ngô Thanh Vân
Tình mẫu tử của Hai Phượng dành cho con sẽ không thể trở nên cảm xúc đến thế nếu bộ phim không tạo dựng nên chân dung của một người mẹ có quá khứ lắm lỗi lầm. Cả cuộc đời đầy rẫy những bước đi sai trái, song kể từ khi sinh ra Mai, Hai Phượng đã biết từ nay hành trình đúng đắn của mình sẽ ra sao.
Hai Phượng - bộ phim đánh dấu vai diễn cuối cùng của Ngô Thanh Vân trong vai trò "đả nữ" - chính thức ra rạp trong sự trông đợi mạnh mẽ của giới mộ điệu. Không làm khán giả thất vọng, tác phẩm của Ngô Thanh Vân được người hâm mộ dành cho những mỹ từ như "phim hành động Việt Nam xuất sắc nhất", "bộ phim vươn tầm Hollywood", "tác phẩm nặng hành động, mang tính thời sự nhưng vẫn đầy cảm xúc". Bên cạnh yếu tố hành động và tính thời sự, tác phẩm còn chạm đến trái tim khán giả bằng câu chuyện thấm đẫm tình mẫu tử giữa Hai Phượng (Ngô Thanh Vân) và bé Mai.
Hành trình tìm con gian nan của Hai Phượng
Chuyện phim Hai Phượng theo chân Hai Phượng (Ngô Thanh Vân), người phụ nữ từng có quá khứ làm bảo kê nhà hàng, quán bar tại Sài Gòn, trở về Cần Thơ để sinh con, chăm sóc, nuôi nấng cô con gái bằng nghề đòi nợ thuê. Cuộc đời của hai mẹ con bước sang trang mới khi Mai bị bắt cóc trong một lần cùng mẹ đi chợ. Lần theo đám người bắt cóc lên Sài Gòn, Hai Phượng trở về chốn cũ, một thân một mình lăn xả, đi vào từng hang cùng ngõ hẻm để tìm con gái và đối mặt với những gã giang hồ lì lợm, nguy hiểm bậc nhất.
Không ngoa khi khẳng định rằng, Hai Phượng là bộ phim hành động Việt Nam hiếm hoi có thể vươn tầm Hollywood. Song, đó không phải là sự rập khuôn, bắt chước máy móc, ăn theo. Trên hành trình Hai Phượng tìm con từ Cần Thơ đến Sài Gòn, những cảnh đánh đấm nổi bật trên phông nền đa dạng nhưng đậm màu sắc Việt Nam: từ bờ sông, cánh rừng cho đến hẻm nhỏ trong thành phố, chuyến tàu chạy trong đêm... Không những thế, các cảnh cận chiến cũng được dàn dựng riêng với thế võ sáng tạo mới, phù hợp với vóc dáng người Việt, tôn lên vẻ đẹp của người mẹ nhỏ bé nhưng lăn xả Hai Phượng.
Xuyên suốt thời lượng bộ phim, "chị đại" Ngô Thanh Vân gần như chỉ lặp đi lặp lại câu thoại: "Trả con cho tao", vì con, bà mẹ có vóc dáng nhỏ bé sẵn sàng phi thân lên thành phố Sài Gòn, lần theo dấu vết đến từng ngõ hẻm, xông vào hang ổ của đám giang hồ, bị đánh cho bầm dập đến chết đi sống lại nhưng vẫn vội vàng đứng lên để gấp gáp tìm con. Không ít khán giả cho rằng, Ngô Thanh Vân trong Hai Phượng không khác gì John Wick Việt Nam, nhưng thay vì để trả thù, người mẹ Hai Phượng có một sức mạnh và động lực lớn hơn nhiều lần.
Hai Phượng không phải là một bộ phim khơi dậy trong lòng khán giả sự cảm thương, xót xa cho một người mẹ đau đớn vì mất con. Trái lại, tình yêu ấy được thể hiện qua chính những pha hành động quyết liệt, đánh đấm bầm dập của nữ chính trên hành trình gian nan tìm lại con.
Tình yêu con của một người mẹ lắm lỗi lầm
Ngay từ mở đầu Hai Phượng, chân dung của nữ chính đã hiện lên là một người mẹ không hoàn hảo. Hành nghề đòi nợ thuê để nuôi con, cô khiến Mai bị dân làng, bạn bè trêu chọc, coi khinh. Nấu nướng vụng về, không thể dạy con chữ nghĩa, điều duy nhất Hai Phượng có thể truyền lại cho bé Mai là sự dũng cảm, vượt qua nỗi sợ bởi sợ hãi chỉ là cảm giác vô ích mà thôi.
Sau khi phác thảo sơ qua về chân dung của Hai Phượng và bé Mai, câu chuyện không còn đứng yên một chỗ mà bắt đầu cuộc hành trình gian nan, máy quay như được gắn vào gót chân của người mẹ đi từng ngõ hẻm để tìm con. Đan xen giữa các pha đánh đấm quyết liệt, những trường đoạn cảm xúc trở nên đắt giá; các ký ức đứt đoạn của Hai Phượng về quá khứ, những lời tự oán trách chính mình của người phụ nữ mất con dễ dàng lấy nước mắt người xem, ngay cả khi khán giả còn chưa kịp "hoàn hồn" bởi hàng loạt pha đánh đấm trước đó.
Khi những pha đánh đấm nhường chỗ cho diễn xuất nội tâm, người phụ nữ cứng cỏi, lầm lì dễ dàng chạm đến trái tim khán giả với những lời oán trách bản thân, cho rằng cả đời cô - ngay cả việc được sinh ra - đều là sai trái, riêng chỉ trở thành mẹ của Mai là đúng đắn.
Có thể nói, tình mẫu tử của Hai Phượng dành cho con sẽ không thể trở nên cảm xúc đến thế nếu bộ phim không tạo dựng nên chân dung của một người mẹ có quá khứ lắm lỗi lầm. Cả cuộc đời đầy rẫy những bước đi sai trái, song kể từ khi sinh ra Mai, Hai Phượng đã biết từ nay hành trình đúng đắn của mình sẽ ra sao. Đối với nhiều khán giả khó tính, chuyện phim Hai Phượng vẫn còn một số lỗ hổng trong kịch bản, song đôi khi, sự vô lý của nội dung cũng là sự có lý của tình mẹ, của tâm trạng hỗn loạn, bất chấp khi người mẹ nôn nóng đến mất trí đi tìm con.
Theo saostar
'Hai Phượng' của Ngô Thanh Vân lọt top 30 phòng vé Bắc Mỹ Chỉ được phát hành trên diện hạn chế (dưới 600 rạp) tại Bắc Mỹ nhưng bộ phim hành động của đả nữ Việt vẫn ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng phòng vé cuối tuần qua. Tại thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới, Hai Phượng mới khởi chiếu từ hôm 1/3 dưới tựa đề Furie. Do hãng Well Go USA phát...