Mắm tép Ngọc Vừng
Ở Quảng Ninh, xã đảo Ngọc Vừng (Vân Đồn) được coi là “vựa tép” và là “quê hương” của đặc sản dân dã này.
Đến Ngọc Vừng vào thời điểm từ tháng 7, dọc bãi biển Trường Chinh và những chương cát cận kề đảo Quan Lạn và Minh Châu, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những người ngư dân dùng xiếc, ngư cụ đơn giản để đánh tép gồm: 2 hoặc 3 thanh tre được buộc với nhau và căng mảnh lưới dày mắt ở giữa tạo thành hình tam giác. Hoặc cứ hai người một mảnh lưới, được giăng ngang đi song song mép sóng đón đàn tép bơi vào phía sau tay lưới.
Những ngư dân ở Ngọc Vừng cho biết, tép được đánh nhiều nhất trong dịp hè, đặc biệt nhiều từ tháng 6 tới tháng 8 âm lịch. Tiết trời chuyển gió từ tháng 7 âm lịch là thời điểm tép béo và ngon nhất. Theo kinh nghiệm của người đi biển, tép đặc biệt nhiều và dễ đánh nhất là khi trời nổi gió, biển động, thời tiết bất thường. Tép bơi vào bãi gần bờ đỏ rực cả vùng nên người dân Ngọc Vừng chỉ cần đem theo rổ lớn ra bãi Trường Chinh là có thể xúc được tép ngay sát bờ.
Đối với những hộ chuyên làm mắm tép, tép tươi vừa được bắt, xúc ngoài bãi là thứ nguyên liệu ngon nhất để làm mắm tép. Những mẻ tép vừa gỡ ra từ lưới còn nguyên sắc hồng tươi, lấp lánh dưới ánh nắng được mang về rửa sạch, nhặt hết sạn để ráo nước sẽ là nguyên liệu hoàn hảo cho món mắm tép nổi tiếng ở Ngọc Vừng. Điều đáng lưu ý nhất là tép tươi nhất thiết phải được rửa bằng nước biển. Nên ngay khi đưa tép tươi về người dân phải mang theo nước biển về rửa cùng, không được dùng nước ngọt, tép sẽ kém tươi, mất độ ngọt.
Đóng gói mắm tép tại hộ gia đình ông Lâm Văn Tiền, thôn Bình Hải, xã Ngọc Vừng (Vân Đồn).
Ngoài đánh bắt ở bãi Trường Chinh, tép tươi còn có thể đánh bắt nhiều ở bãi Gót, gần khu vực sông Mang sang Quan Lạn. Trung bình hàng năm ở Ngọc Vừng người dân thu hoạch trên dưới 10 tấn tép/vụ.
Làm mắm tép nhìn qua có vẻ rất đơn giản nhưng cần tuân thủ những quy tắc nhất định. Với những nguyên liệu dễ kiếm như muối, thính gạo cùng với tép tươi kết hợp với nhau là đã có ngay hũ mắm tép. Nhưng với dân đảo Ngọc Vừng, mắm tép đơn giản chỉ cần ủ tép tươi với muối là đã có hũ mắm tép ngon rồi.
Video đang HOT
Ông Lâm Văn Tiền, thôn Bình Hải, xã Ngọc Vừng, hộ có kinh nghiệm lâu năm, chế biến mắm tép ngon nức tiếng chia sẻ: Dân gian đã truyền lại công thức ngon nhất cho mắm tép Ngọc Vừng là tỷ lệ 5 – 1, tức là cứ 5 bát tép ướp với 1 bát muối. Mắm tép sau khi trộn đều được ủ vào hũ sành rồi phơi nắng trong vòng 3 tháng.
Hũ mắm tép được đậy kín bằng vải, đưa ra giữa trời nắng to phơi. Mắm tép được ủ, phơi trong khoảng 3 tháng cho đến khi mắm có màu đỏ au, mở nắp mùi thơm nồng, nếm thử có vị đậm đà là mới ủ xong được thành công một mẻ mắm tép. Mắm tép Ngọc Vừng càng ủ, phơi lâu càng ngon, càng ngấu.
“Tuy nhiên trong quá trình phơi mắm tuyệt đối không để nước mưa hoặc nước ngọt rớt vào bởi chỉ 1 giọt nước vào toàn hũ mắm tép sẽ thối, hỏng”, ông Tiền chia sẻ bí quyết.
Mắm tép ngấu, chín có màu hồng đẹp mắt, thơm nức.
Mắm tép ngấu sẽ có màu hồng hoặc đỏ đẹp mắt, thơm nức. Mắm được dùng để làm nước chấm rất nhiều loại hải sản, thực phẩm khác nhau như: Mực, ruốc, thịt ba chỉ, đậu phụ, rau luộc… Người dân đảo Ngọc Vừng cũng có cách chế biến nhiều món ăn ngon từ mắm tép như: Vỏ bứa tươi hoặc khô thái nhỏ cho vào hấp cách thuỷ cùng mắm tép hoặc trước đây người dân còn giã lạc hoặc trứng cho vào hấp với mắm tép. Kì công, người ta cho thịt nạc băm nhỏ hay thịt ba chỉ vào trưng vô cùng thơm ngon.
Khắc khoải trông chờ hũ mắm tép Cà Mau
Có những bữa tiệc vun đầy các món ngon, của lạ mà sao lười đụng đũa; có những món ăn quê mùa mà cứ bắt nhớ riết róng, mà khắc khoải chờ mong.
Đó là những món ăn theo mùa đúng như thời xưa, không sớm mà cũng không muộn, nên cái hương vị, phong vị vẫn ươm đầy nét riêng cái nết ăn đặc sắc vùng miền.
Muốn ăn món mắm tép Cà Mau loại "không bán" phải đợi những tháng cuối năm, cứ như đợi con cá linh non mùa nước đổ, con cá bông lau vào khoảng ra Giêng.
Cũng đã nhiều lận lặn lội qua tận miệt Gò Công để thưởng thức cho được món mắm tôm tiến vua, rồi món mắm tôm chà; cũng từng nếm qua món tôm chua biến thể cầu kỳ xứ Huế, mỗi nơi có cái ngon riêng từ cái thói quen ẩm thực vùng miền mà làm nên.
Nhưng tôi vẫn cứ tự bình chọn cho riêng mình mắm tép Cà Mau thuộc hàng "đệ nhất mắm", nó ngon từ trong cái chất mộc mạc mà tinh tế, vẻ đơn sơ mà lại vô cùng công phu của sự đợi chờ mùa vụ.
Một nông dân bậc thầy xứ Nhật Bản là Fưkưoka Masanobư chỉ ra cái lý do nông sản thời hiện đại đã mất đi cái mùi hương, vị ngon ngọt đặc trưng là do được gieo trồng trái mùa vụ, cùng với kỹ thuật phân thuốc. Quả là không sai.
Kỹ thuật nuôi trồng đã làm biến chất của thực phẩm; do đó, chỉ có khai thác sản vật và ăn uống đúng với tự nhiên, hấp thụ đủ đầy thời tiết mùa vụ, mới có thể tìm lại được bản chất nguyên thủy của món ăn.
Thưởng thức mắm tép Cà Mau mà hàng năm chỉ được biếu cho một vài hũ hiếm hoi- loại không hề có bán, mới hiểu thế nào là cái ngon đã đời của "mắm tép".
Ai bảo con mắm quê mùa, thuộc hàng "chặt to, kho mặn" là chả hiểu gì về cái tinh túy, văn hóa ẩm thực của xứ sở này. Một con mắm tép cũng đủ gói ghém cả tinh thần ẩm thực người Nam Bộ xưa.
Cái văn hóa khai thác và ăn uống cá tôm phải có những kiêng kỵ và nương theo vòng quay sinh sản của tự nhiên; cái xứ cá mắm nhiều không thể xiết, nhưng người U Minh xưa không bắt con cá nhỏ, không ăn con cá lóc đang ôm trứng... Và ông bà thuở ấy đã tích lũy qua nhiều đời để làm nên con mắm tép không đâu có được.
Đó phải là những con tép thiên nhiên, khi xả một vuông có hàng mấy trăm ký nhưng chỉ chọn được chừng vài ký loại hảo hạng thịt mềm mại, nuột nà dành riêng.
Sau khi ngắt bỏ cả phần đầu, rửa sạch sẽ, tép được ngâm rượu cao độ trong khoảng thời gian nhất định. Khi từng tế bào trắng nõn ngấm đẫm chất men, thì chuyển qua khâu quan trọng.
Nước mắm loại ngon pha ít đường nấu sôi, để nguội là có thể cùng cho tép vào hũ đậy kín lại, cái tỷ lệ tép và nước mắm là cả một nghệ thuật.
Dĩ nhiên, tùy theo cách chế biến của từng gia đình mà cho thêm một số gia vị hoặc sẽ chế biến khi ăn. Hũ mắm tép phải ủ đến gần 3 tháng sau mới đạt chuẩn.
Những con mắm tép đỏ au, mình mềm mụp trộn thêm gừng, tỏi, ớt thiệt cay ăn cặp với thịt heo ba chỉ béo ngậy, kèm mấy loại rau vườn. Phải nói là ăn... đếm từng con như những tay sành nhậu... cưng mồi.
Bởi hũ mắm nhỏ xíu, ăn hết rồi lại ngồi khắc khoải chờ trông cho đến tận năm sau. Ăn uống đúng vụ, đúng mùa một cọng rau vườn cũng ngon bất biết, kể gì con mắm công phu gói ghém cả tấm lòng người dân đất Mũi.
Cách làm mắm tép chưng thịt ngon nhất, để được lâu ngày Mắm tép chưng thịt là món ngon đưa cơm trong bất kể thời tiết như thế nào. Một hộp mắm tép chưng thịt có thể để dùng ăn nhiều ngày rất tiện lợi cho gia đình. Mắm tép chưng thịt ăn ngon nhất cùng cơm trắng hoặc xôi, bún... Lựa chọn nguyên liệu làm mắm tép chưng thịt Món đặc sản mắm tép...