Mắm ruột hai miền
Nếu như miền Trung có món mắm ruột làm từ ruột cá ngừ, cá thu, cá bò… từ lâu đã rất nổi tiếng, thì ở An Giang cũng có món mắm ruột, nhưng mắm ruột Châu Đốc có cách làm hoàn toàn khác mắm ruột miền Trung.
Châu Đốc là thủ phủ cá đồng, nên mắm ruột là thứ mắm làm từ ruột cá đồng, chủ yếu là cá lóc. Ruột cá làm mắm phải chọn từ con cá lóc to, mập và phải có thêm chùm trứng to vàng thì hết sảy. Có người cho rằng, khi mổ bụng cá lấy bộ ruột phải thật khéo tay lột bớt lớp mỡ bao quanh thì mắm mới đạt. Ruột cá sau khi rửa sạch, cho vào lu ủ với muối hột. Khi ruột đã thấm, vớt ra trộn với thính rồi đổ lại vào khạp gài vỉ tre thật chặt. Sau đó đổ nước mắm ngon vào xăm xắp. Chờ khoảng một tháng, thắng đường thốt nốt “chao” mắm, đậy kín để chừng ba tháng là ăn được. Cách làm mắm ruột tuy đơn giản nhưng quan trọng nhất là người làm mắm phải chọn cá cho thật tươi, và thật to, đôi khi thêm cả bao tử của cá. Cá càng tươi, càng to thì ruột cá càng nhiều, càng béo, mắm sẽ càng ngon.
Dân Bình Định làm mắm ruột chỉ cần lấy nguyên ruột cá (vì cá biển mới đánh còn tươi rói) không cần rửa qua nước, đem trộn với muối hột theo tỷ lệ hai ruột – một muối rồi bỏ vào thẩu, đậy kín, đem phơi nắng. Khi thẩu mắm bốc mùi thơm là mắm ruột đã chín, có thể dùng được. Mắm ruột Trung bộ do làm từ cá biển nên độ đạm rất cao, bù lại mặn đậm hơn mắm ruột Châu Đốc.
Cách ăn của hai miền cũng khác nhau. Đa phần người miền Trung pha mắm ruột với ớt, tỏi, chanh… chan ăn với cơm nóng, bánh tráng. Còn người Nam bộ thường tao mắm trên chảo mỡ, gia chút tiêu, ớt xiêm, tỏi… không cần đường vì mắm đã có sẵn. Khi mắm chín nổi bong bóng, bốc mùi thơm ngào ngạt thì khỏi nói, cũng phải canh chừng nồi cơm.
Theo SGTT
[Chế biến]-Chanh muối
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như chanh, muối, phèn chua, bạn đã có thể tự làm chanh muối ở nhà, vừa vệ sinh, lại ngon.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- 1 kg chanh
- 200g muối hột
- Vài viên phèn chua, bạn có thể mua phèn chua tại các quầy gia vị đồ khô
- Lọ thủy tinh sạch.
Cách làm:
- Lựa chanh vỏ mỏng, thật tươi và quả lớn.
- Chanh rửa sạch với nước muối pha loãng, dùng kim đâm xung quanh bề mặt chanh khoảng 10 lần.
- Dùng tay mài từng quả chanh lên bề mặt rổ, để vỏ chanh ra bớt chất đắng.
- Rửa lại chanh cho sạch, để lên rổ cho ráo nước.
- Đổ phèn chua vào nồi, thêm nước lạnh, đun sôi để phèn chua tan, để nguội, ngâm chanh vào thố nước chèn chua, để ra ngoài nắng khoảng từ 4 đến 5 tiếng.
- Đem thố chanh vào rửa lại cho sạch. Đổ nước phèn chua đi.
- Nấu 1 lít nước với 200g muối hột, để nguội.
- Lọ thủy tinh rửa sạch, không dùng lọ bằng nhựa vì khi phơi nắng chất nhựa chảy ra sẽ làm chanh có mùi hôi.
- Xếp từng quả chanh vào lọ thủy tinh, đổ nước muối ngập mặt, dùng que tre hay bát nhỏ, đè những quả chanh xuống bề mặt nước muối.
- Phơi ngoài nắng từ 3 đến 4 tuần, đến khi chanh vàng, thấm nước muối.
- Khi uống bạn dầm chanh muối vào cốc, thêm đường, khuấy tan, thêm nước lạnh và đá lạnh.
Chanh muối nên chọn quả to, vỏ mỏng.
Rửa thật sạch chanh.
Cho chanh vào lọ thủy tinh, đổ nước muối ngập chanh.
Cún Khang
Theo ngôi sao
Thơm nức lẩu mắm Cần Thơ giữa Sài Gòn Vị ngọt đậm đà, cay cay dậy lên mùi thơm của sả, quyện cùng mùi thơm của mắm, tạo nên món lẩu mắm thơm ngon đặc trưng. Ăn lẩu mắm thường kèm với bún, rất nhiều loại rau ngon và nước chấm mắm me. Lẩu mắm là món ăn dân dã, được chọn lọc từ những tinh túy nhất trong văn hóa ẩm...