Mẳm hén thức chấm đặc biệt của người Thái ở Sơn La
Loại thức chấm có màu đỏ au của ớt, điểm xuyết những chấm đen tròn của &’hén”‘ cùng mùi thơm nồng khó tả, có sức hấp dẫn lạ kì, dễ khiến những tín đồ ưa thích ẩm thực Tây Bắc phải ứa nước miếng.
Nhắc đến ẩm thực của vùng núi Sơn La, nhiều người thường nghĩ đến các món ăn như: Thịt gác bếp, thắng cố, măng rừng, chẩm chéo, tương thối…. Ít ai biết rằng, ở vùng đất xa xôi ấy còn có một loại thức chấm mang cái tên rất lạ nhưng lại được bà con người Thái nơi đây xem là đặc sản để thiết đãi khách quý. Đó là “ mẳm hén”.
Mẳm hén là món ăn được chế biến bằng cách dùng muối để làm chín các nguyên liệu, sau đó trộn gia vị vào để thêm một thời gian là dùng được. Món này tuy không quá cầu kì trong chế biến nhưng lại cần phải đảm bảo các nguyên tắc riêng thì mới đạt độ thơm ngon, chuẩn vị.
Nguyên liệu chính để làm được món này là con hén – tên của 1 loài sinh vật nhỏ, màu đen, giống con gọng vó ở vùng xuôi; sống nhiều ở sông suối. Từ tháng 7 đến tháng 10 là thời điểm hén xuất hiện nhiều nhất. Bà con người Thái lại dùng vợt ra suối bắt hén về làm mẳm.
Hén có hình dạng tròn nhỏ, màu đen, không có vỏ ngoài và đặc biệt chỉ xuất hiện ở những con suối Tây Bắc.
Video đang HOT
Hén sau khi được vớt lên khỏi mặt nước phải lập tức cho muối vào ủ ngay. Có như vậy mới giữ được độ tươi ngon, nguyên chất vốn có. Tỉ lệ muối cho vào cũng phải hợp lí, tránh cho quá nhiều khiến mẳm bị mặn, cho quá ít làm hén không được chín và sẽ làm hỏng cả mẻ mẳm ấy. Theo kinh nghiệm của chị Lò Thị Oai, xã chiềng Sơn (Mộc Châu) thì 1kg hén tươi chỉ ướp khoảng 3 thìa cà phê muối. Phần hén này sẽ được cho vào chum sành, đậy kín tránh không khí lọt vào. Sau khoảng 1 tuần, khi hén bắt đầu phân hủy, mềm rũ và tỏa mùi ngái nồng thì sẽ cho ớt và tỏi giã nhỏ vào và ủ thêm 1 tháng là có thể dùng được. Mục đích của việc làm này là để khử mùi tanh của hén, giúp món ăn thơm ngon hơn và có màu sắc bắt mắt.
Mẳm hén được ủ thành công là khi nếm thử ta không chỉ cảm nhận được vị cay xè, mằn mặn mà còn ngửi thấy mùi thơm đặc biệt của hén chín hòa lẫn cùng mùi của ớt, tỏi.
Thứ thức chấm đỏ au, đặc sánh này thường được người Thái ăn kèm với măng luộc, thịt lợn và xôi nếp nương. Hương vị đậm đà, thơm ngon, cay nồng của mắm hén khiến ai đã từng ăn thử đều phải xuýt xoa nhớ mãi.
Những năm trước đây, đồng bào người Thái làm mẳm hén như một cách để dự trữ thức ăn lâu dài. Theo thời gian, món ăn này càng được nhiều người biết đến và dần trở thành món đặc sản mà người Thái dành để tiếp đãi bạn bè, khách quý trong những cuộc vui họp mặt, sum vầy.
Theo Danviet
Nộm hoa đu đủ trộn cà rừng- đặc sản Tây Bắc, bùi, béo, thơm lừng
Loại hoa đắng ngắt bị nhiều người bỏ đi lại có thể trở thành món nộm lạ miệng dưới bàn tay chế biến của bà con người Thái. Nộm hoa đu đủ hội tụ đủ các hương vị bùi, béo, thơm lừng là một trong những món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc mà các món ăn khác khó bề sánh được.
Đu đủ là loại cây ăn quả đã quá quen thuộc đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ngoài phần quả nhiều chất dinh dưỡng ra thì lá và hoa đu đủ lại được bà con người Thái ở Sơn La chế biến thành món nộm đặc sản lạ miệng, hấp dẫn vô cùng.
Cà rừng là loại quả tròn nhỏ như đầu đũa, màu xanh nõn, bên trong có nhiều hạt. Sau khi luộc chín, cà rừng sẽ trở nên mềm nhũn, tạo độ béo ngậy cho món nộm.
Bao đời nay, người Thái vẫn rất quý những thực phẩm đến từ tự nhiên. Lối sống tự cung tự cấp đã giúp họ sáng tạo ra nhiều món ăn không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe và trở thành đặc sản Tây Bắc. Nộm hoa đu đủ là cách giúp người dân nơi đây vừa tận dụng được phần hoa đực không thể tạo quả vừa là bài thuốc giúp cải thiện tiêu hóa, phòng chống ung thư.
Cách chế biến món nộm đặc sản Tây Bắc này không quá cầu kì, nhưng đòi hỏi phải có đầy đủ gia vị đi kèm. Có vậy mới làm giảm độ đắng của hoa, đem lại sự hấp dẫn cho món ăn. Hoa và lá đu đủ non, sả, ớt, mắc khén, tỏi, và cà rừng là những nguyên liệu không thể thiếu của món nộm đặc sản Tây Bắc này.
Quả cà rừng, lá non và hoa đu đủ đực sau khi hái và rửa sạch, sẽ được cho vào nồi luộc khoảng 5p. Sau đó, vớt ra và rửa nhiều lần với nước lọc. Theo kinh nghiệm của bà con người Thái, để hoa đu đủ không còn vị đắng và ngái thì sau khi rửa, cần phải vắt nó thật khô rồi mới đem chế biến. Phần nguyên liệu này sẽ được trộn cùng muối, củ sả, ớt, tỏi, mùi tàu và mắc khén giã nhỏ là có thể dùng được luôn...
Nộm hoa đu đủ là sự kết hợp của các loại rau và gia vị riêng có ở Tây Bắc. Đĩa nộm đạt chuẩn phải khô ráo, tỏa mùi thơm của các loại gia vị và đặc biệt không bị đắng.
Khác với các loại nộm ở miền xuôi thường cho thêm chanh và đường để tạo độ chua ngọt cho món ăn. Nộm hoa đu đủ của người Thái lại có vị mằn mặn của muối, vị ngậy của cà rừng và mùi thơm the mát của mắc khén và tỏi ớt hòa quyện.
Dưới đôi bàn tay khéo léo của người Thái, đĩa nộm xanh mát điểm xuyết màu đỏ bắt mắt của ớt cùng chút lạc rang giã nhỏ khiến bữa ăn thêm phong phú hơn. Nỗi sợ hãi ban đầu của thực khách về cái vị đắng ngắt như thuốc đã không còn nữa, thay vào đó là cảm giác thích thú khi được thưởng thức một món ăn dân giã đặc sản Tây Bắc đến từ rừng núi với những hương vị riêng mà không nơi nào sánh được
Theo Danviet
Ngon hết nấc ve sữa rang nước măng chua Tây Bắc Những chú ve sữa vàng óng, giòn rụm, sực mùi thơm của nước măng chua và lá chanh hòa quyện đủ khiến bất kì ai yêu thích các đặc sản Tây Bắc phải thòm thèm. Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và hùng vĩ của núi rừng, vùng đất Tây Bắc còn gây thương nhớ cho du khách bởi những món ăn...