Mắm ghẹ Hà Tiên, ăn là ghiền, là nhớ…
Đến Tp. Hà Tiên (Kiên Giang), rất nhiều du khách thường chọn mắm ghẹ sữa mang về làm quà cho người thân bởi món ăn này có hương vị thơm ngon đặc trưng của vùng biển phía Tây Nam.
Ghẹ sữa tại đây thịt săn chắc, vị ngọt, vỏ mỏng. Ghẹ làm mắm phải là ghẹ còn sống, tươi ngon, trọng lượng bình quân từ 30 đến 40 con/kg.
Sau khi rửa sạch bằng nước, ghẹ được rửa lại bằng rượu trắng pha loãng với nước (có người pha với trà xanh) sau đó dùng kéo cắt hết tất cả phần nhọn của các chân; tách mai ra khỏi thân, để gạch riêng biệt. Tiếp tục dừng chày gỗ đập nhẹ thân ghẹ cho mềm để dễ dàng thấm gia vị vào phần thit. Cùng với đó người chế biến chuẩn bị tỏi, củ hành trắng, ớt sừng trâu trộn chung và bằm thật nhuyễn sau đó cho thêm vào một ít đường (thường là đường chảy) cùng với gừng xay nhuyễn, bột nêm, đậu tương, dầu đậu nành… Tiếp theo, chế nguyên liệu hỗn hợp nầy vào chảo và cho ghẹ vào và trộn đều. Khoảng 20 đến 30 phút thì bắc xuống và bảo quản ở nhiệt độ dưới 50 độ C. Nhiều người còn bịt kín miệng keo và cho vào ngăn mát của tủ lạnh.
Cách chế biến mắm ghẹ cũng tương tự như mắm ba khía nhưng đòi hỏi nguyên liệu phải là ghẹ sữa nên hiếm người bán. Giá hiện nay từ 200.000 đồng đến 230.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Mắm ghẹ thường được dùng với cơm cháy kho quẹt hoặc với các loại rau củ như dưa leo, cải xanh, dưa hấu, cải xa lách, cải xanh… hay dùng mắm ghẹ để chấm với bún, thịt ba rọi, tôm… đều ngon tuyệt.
Đến Hà Tiên, du khách đừng quên thưởng thức món mắm đặc sản trứ danh này, đảm bảo chỉ ăn một lần thôi sẽ đủ thấy ghiền và nhớ mãi.
Luộc mì, đừng chỉ cho vào nước sôi, thêm 2 thứ nữa mì vừa ngon lại không dính nhau
Để mì không bị dính nhau, sợi nào cũng dai ngon cần có bí quyết.
Mì là lương thực khô được nhiều người yêu thích vì nó không chỉ tiện lợi mà còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau, cho các các món ngon vô cùng khác biệt. Mì có thể đem nấu với nước dùng hoặc trộn, xào... đều hấp dẫn. Thông thường, mì phải được luộc qua rồi mới đem chế biến thành các món khác nhau. Tuy nhiên, lúc luộc mì, người thì dùng nước sôi, người lại dùng nước lạnh, kết quả mì đều không ngon và hay bị dính nhau.
Vậy nên dùng nước như thế nào để luộc mì và cần thêm những nguyên liệu hỗ trợ nào, bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây của đầu bếp.
Trước tiên, khi luộc mì, không nên thả vào nồi nước sôi. Nếu là mì gạo trắng thì bạn nên rửa qua cho bớt bụi bẩn rồi mới luộc. Khi nước bắt đầu có bọt lăn tăn (chưa sôi hẳn) thì thả mì vào. Dùng đũa khuấy đều để mì không bị dính vào nồi và dính nhau. Điều này cũng làm cho sợi mì nóng đều, chín đều hơn.
Ngay khi mì vẫn đang ở trong nồi, bạn nhớ nhỏ thêm 2 hoặc 3 giọt giấm trắng. Đừng lo rằng giấm trắng sẽ khiến mì bị chua. Lúc này, nồi đã ở trạng thái nhiệt độ cao, hương vị giấm bên trong bốc hơi trực tiếp, nếu cho thêm giấm trắng vào thì màu mì sẽ đẹp hơn, hương vị cũng đậm đà hơn.
Ngoài việc thêm giấm trắng, chúng ta cũng cần thêm 2 hoặc 3 giọt dầu ăn vào đó. Ví dụ như dầu oliu, dầu đậu nành,... vì sau khi cho dầu ăn vào có thể làm cho sợi mì mịn và mềm, đồng thời không bị dính, giúp sợi mì dai và chắc hơn sau khi nấu.
Sau khi nước sôi lại, cho thêm 1 ít nước lạnh vào, giúp sợi mì dai hơn và cũng không bị dính nhau. Luộc đến khi bạn thấy sợi mì đạt là được thì vớt ra.
Sau khi luộc xong, vớt mì ra, cho ngay vào bát nước lạnh để mì nguội. Việc cho mì vào bát nước lạnh hoặc xả qua nước lạnh này sẽ giúp loại bỏ phần bột đã bị hồ hóa ở bề ngoài sợi mì, làm sợi mì không còn dính vào nhau khi nấu hoặc xào.
Khi mì nguội, đổ ra rá để ráo. Lúc này các sợi mì gần như đã không còn dính nhau, dai dai, ngon ngon. Để chắc chắn, bạn có thể thêm vài giọt dầu nữa vào trộn để chúng không dính nhau hoàn toàn.
Giờ chỉ việc cho mì vào nấu hoặc xào thôi.
Tóm lại, khi luộc mì, để không bị bết hay dính nhau, bạn hãy nhớ những điều này:
- Không luộc mì với nước sôi to, chỉ nên luộc khi nước sôi lăn tăn (chưa sôi hẳn).
- Nhỏ thêm vài giọt dầu ăn và vài giọt dấm vào nước luộc mì.
- Sau khi luộc mì xong, nên ngâm hoặc xả qua nước lạnh.
Mắm ghẹ sữa Hà Tiên Đến TP.Hà Tiên (Kiên Giang), rất nhiều du khách thường chọn mắm ghẹ sữa mang về làm quà cho người thân bởi hương vị thơm ngon rất đặc trưng cho vùng biển phía tây nam đất nước. Ảnh: TÔ PHỤC HƯNG Sau khi rửa sạch ghẹ, dùng dao nhỏ đâm vào phần yếm để ghẹ chết rồi rửa sơ bộ bằng rượu trắng...