Mâm cúng ngày vía thần Tài 2024 gồm những gì?
Mâm lễ cúng thần Tài thể hiện mong muốn có nhiều tài lộc, kinh doanh thuận lợi trong năm mới, vậy mâm cúng thần Tài gồm những gì và cần bày biện thế nào?
Bên cạnh việc mua vàng cầu may vào ngày vía thần Tài mùng 10 tháng Giêng, nhiều người còn sắm sửa lễ vật cúng thần Tài để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi.
Mâm cúng ngày vía thần Tài không giống với mâm cúng gia tiên ngày Tết mà được chuẩn bị đơn giản hơn, không đòi hỏi các món ăn chế biến cầu kỳ, tốn nhiều thời gian. Tùy theo phong tục mỗi vùng miền và sự coi trọng của mỗi người mà mâm cúng được chuẩn bị khác nhau.
Mâm cúng ngày vía thần Tài được chuẩn bị tươm tất. (Ảnh: Loan Trần)
Mâm cúng ngày vía thần Tài gồm những gì?
Theo truyền thống, mâm cúng vía thần Tài gồm có các lễ vật: Nến, hương, nước (3 chén), rượu (3 chén), gạo tẻ (1 đĩa), muối (1 đĩa), tiền vàng mã, hoa tươi, mâm ngũ quả, trầu cau, mâm cỗ mặn (tùy từng gia đình).
Đặc biệt, trong mâm cúng ngày vía thần Tài thường có bộ tam sên.
Bộ tam sên (tam sinh, tam sanh) là một nét văn hoá đặc biệt của người dân Nam Bộ trong phong tục cúng thần Tài; biểu trưng cho Thổ – Thuỷ – Thiên, được hiểu là 3 loài vật sinh sống ở 3 môi trường hoàn toàn khác nhau, mang ý nghĩa linh thiêng trong nghi lễ cúng bái.
Bộ tam sên gồm có :
1 miếng thịt lợn – đại diện cho loài sống trên cạn. Thịt lợn có thể luộc hoặc quay nhưng phải có cả mỡ, nạc, da.1 con cua hoặc 3 con tôm – đại diện cho những sinh vật sống dưới nước1 hoặc 3 quả trứng vịt – đại diện cho loài vật bay trên bầu trời.
Bộ tam sên không chỉ dùng trong ngày cúng vía thần Tài mà còn được bày trong các lễ cúng khai trương, động thổ, cúng thổ thần, thuỷ thần…
Bộ tam sên trong mâm cúng ngày vía thần Tài. (Ảnh: Hàn Hương Thủy)
Với truyền thống của người miền Nam, mâm cúng thần Tài đầy đủ ngoài những lễ vật trên thì không thể thiếu món cá lóc nướng. Cá lóc là loài vật mạnh mẽ nhưng lại hiền, không gây hại cho con người, được coi là có thể mang đến may mắn, tài lộc. Ngoài ra, cá lóc còn là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.
Còn ở miền Trung, đặc biệt là ở Huế, mâm cúng ngày vía thần Tài thường có lưỡi heo hay mép bò.
Mâm cúng ngày vía thần Tài của người miền Nam. (Ảnh: Eric Nguyễn)
TÀI TRỢ
Fresh Lady
Cách này giúp sạch nám sáng da
Video đang HOT
Vài năm trở lại đây, trong mâm cúng ngày vía thần Tài thường có thêm bánh bao tạo hình túi tài lộc, tiền vàng, thỏi vàng, hình quả đào… với nhiều màu sắc rực rỡ, bắt mắt.
Không chỉ vậy, mâm lễ cúng thần Tài còn có chè trôi nước, xôi gấc đỏ hoặc xôi đậu xanh tạo hình chữ phúc, lộc, thọ. Nhiều chị em khéo tay còn bày xôi ngũ sắc cho thêm may mắn.
Ngoài ra, nhiều người còn mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc thần Tài, cúng xong có thể cất đi hoặc đeo trên người để được may mắn quanh năm.
Lưu ý khi cúng ngày vía thần Tài 2024
Bàn thờ thần Tài nên đặt nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính, không đặt bàn thờ thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ – hướng Đông Bắc, Tây Nam.
Trước khi dâng lễ cúng, gia chủ cần phải lau bụi, sắp xếp lại để mặt trước bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ. Những người cẩn thận sẽ lau tượng ông thần Tài và ông Thổ địa bằng nước thơm, nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi.
Trên bàn thờ, các vật thờ cúng không được để lung tung. Việc sắp xếp bàn thờ thần Tài cần phải tuân thủ nguyên tắc chứ không phải sắp xếp tùy tiện, xuề xòa quá mức.
Cụ thể, tượng thần Tài để ở bên trái bàn thờ, bên phải là tượng ông Địa, chính giữa đặt bát nhang. Ba hũ gạo, muối và nước sẽ được đặt chính giữa hai ông cùng với mâm hoa quả ở bên trái, bình hoa ở bên phải.
Không nên cúng thần Tài bằng hoa và trái cây giả. Bạn nên mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng chọn loại tươi, ngon, người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.
Sửa soạn mâm lễ cúng thần Tài tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình những cũng không nên quá xa xỉ, gây lãng phí.
Ngày vía Thần Tài 2024 là ngày nào? Nên mua gì, làm gì vào ngày vía Thần Tài để may mắn cả năm
Thần Tài được xem là vị thần mang đến tiền bạc và của cải cho gia chủ. Vì thế, nhiều gia đình thường sửa soạn lễ cúng Thần Tài với mong muốn một năm làm ăn thuận lợi.
Cùng theo dõi ngày Thần Tài là ngày nào 2024 trong bài viết dưới đây để lên kế hoạch, chuẩn bị tươm tất, kỹ càng rước may mắn cho cả năm nhé!
Mục lục
Ngày vía Thần Tài là ngày nào Dương lịch 2024?
Thông tin liên quan
Nên làm gì, mua gì vào ngày vía Thần Tài để may mắn cả năm
Đi mua vàng
Cúng vía Thần Tài
Mua đồ phong thủy
Đi mua cua, tôm
Đi mua trứng vịt
Đi mua heo quay
Đi mua cá lóc nướng
Đi mua mèo Thần Tài
Sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài
Thực hiện nghi lễ đón Thần Tài
Ý Nghĩa Ngày Vía Thần Tài
Ngày vía Thần Tài là ngày nào Dương lịch 2024?
Ngày Thần Tài là ngày nào 2024? Ngày Thần Tài là ngày 10 tháng Giêng (tức ngày 10/1 âm lịch) hàng năm. Năm 2024, ngày Thần Tài rơi vào thứ Hai, ngày 19/02 dương lịch.
Đây được xem là một ngày quan trọng trong năm đối với những người làm kinh doanh. Ngoài việc sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài, nhiều gia đình cũng đi mua vàng trong ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch với niềm tin rằng hoạt động này sẽ giúp đem lại nhiều may mắn về tài lộc, làm ăn buôn bán thuận lợi trong năm.
Thông tin liên quan
Văn khấn ngày vía Thần Tài 2024 được nhiều may mắn, thu hút tiền bạc
Điều cần lưu ý khi mua vàng trong ngày vía Thần Tài 2024
Ngày vía Thần Tài là ngày nào? Nên mua gì, làm gì vào ngày vía Thần Tài để may mắn cả năm
Nên làm gì, mua gì vào ngày vía Thần Tài để may mắn cả năm
Đi mua vàng
Theo truyền thống, người dân sẽ thường đi mua vàng vào ngày cúng vía Thần Tài vì họ tin rằng việc làm này sẽ mang lại nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Do Thần Tài giúp cho việc làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt và tài lộc thịnh vượng nên mọi người cũng sẽ mua vàng để cúng trả lễ cho Thần Tài vào ngày này.
Cúng vía Thần Tài
Việc cúng vía Thần Tài với mong muốn cảm tạ và tưởng nhớ về những phước lành và sự giúp đỡ mà Ngài đã làm trong những năm qua. Bên cạnh đó còn là những lời mong ước được Ngài tiếp tục phù hộ cho các năm về sau nên việc cúng vía vào ngày này sẽ giúp cho bạn thêm nhiều may mắn và phước lộc.
Mua đồ phong thủy
Vào ngày vía Thần Tài, cũng có nhiều gia đình lựa chọn việc mua thêm những món đồ phong thủy như đá phong thủy, tượng Thiềm thừ,... để mong một năm được làm ăn phát đạt và thêm sung túc, may mắn.
Đi mua cua, tôm
Bên cạnh mua vàng, người ta còn mua tôm, cua vào dịp vía Thần Tài. Tôm, cua đại diện cho yếu tố Thủy, là một trong những lễ vật được dâng cúng trong bộ tam sên. Vì thế những ngày gần tới mùng 10 tháng Giêng, giá tôm, cua tăng vọt nhưng vẫn cháy hàng. Tôm, cua mang ý nghĩa mang lại may mắn, nhiều tài lộc cho gia chủ.
Đi mua trứng vịt
Trong bộ tam sên cúng thần tài thì không thể nào thiếu trứng vịt. Trứng vịt đại diện loài có lông vũ bay trên trời, tượng trưng cho yếu tố Thiên. Vì thế, ngày vía Thần Tài, mọi người cũng tranh thủ lựa những quả trứng vịt to, tròn để làm mâm cúng, cầu tài lộc, tiền của.
Đi mua heo quay
Heo quay cũng là một lễ vật quan trọng trong mâm cúng ngày vía Thần Tài. Heo quay là một món ăn mà Thần Tài rất thích, tương truyền khi lưu lạc ở trần gian, heo quay là món ăn được Thần Tài yêu thích. Vì thế, ngày vía Thần Tài, mọi người thường cúng heo quay để cầu Thần Tài phù hộ cho tài lộc.
Đi mua cá lóc nướng
Người dân Nam Bộ quan niệm, cúng cá lóc nướng ngày vía Thần Tài sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Vì cá lóc là sản vật đặc trưng của miền Nam, khi dâng lên thần linh sẽ thể hiện được lòng biết ơn thiên nhiên, từ đó mà thần linh sẽ cho mưa thuận gió hòa.
Đi mua mèo Thần Tài
Không chỉ mua vàng, người ta còn mua mèo Thần Tài vào ngày này, đặc biệt là những hộ kinh doanh, buôn bán với mong muốn cầu tiền tài, may mắn trong công việc, mua bán thuận buồn xuôi gió.
Sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài
Lễ vật cúng Thần Tài thường bao gồm: nến, hương, nước (3 chén), rượu (3 chén), gạo tẻ, tiền vàng mã, muối, hoa tươi, mâm ngũ quả, trầu cau và có thể thêm một mâm cỗ mặn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Thực hiện nghi lễ đón Thần Tài
Vào ngày mùng 10 tháng Giêng các gia đình nên chuẩn bị cho việc chào đón Thần Tài: Gia chủ tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, mở tất cả các cửa (cửa sổ hướng Tây (cửa hướng Tài Lộc) để đón nhận nguồn năng lượng tích cực và tài lộc cho gia đình.
Ý Nghĩa Ngày Vía Thần Tài
Theo những sự tích và lưu truyền lại từ rất lâu về trước, Thần Tài là vị Thần cai quản tiền tài, quan lộc ở trên trời. Được coi là một vị Thần có danh tiếng ngút trời.
Chuyện kể rằng, trong một lần đi chơi uống rượu, Thần tài say quá nên rơi xuống trần gian. Khi Thần tài vào nhà nào xin ăn thì nhà đó giàu có, buôn may bán đắt... Đến ngày mồng 10 tháng Giêng thì Thần tài bay về trời.
Để tưởng nhớ ngài, mọi người chọn ngày này là ngày vía Thần tài để thờ cúng vật phẩm và mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm, đặc biệt là ở những gia đình kinh doanh, buôn bán.
Với những người làm kinh doanh như doanh nhân, buôn bán rất coi trọng thờ thần tài đặc biệt là ngày vía Thần Tài.
Trên đây là ngày vía Thần Tài là ngày nào 2024? Nên làm gì ngày vía Thần Tài để may mắn cả năm? Hy vọng qua bài viết trên của Báo Đắk Nông đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày Thần Tài cho cả năm làm ăn thuận lợi, công việc hanh thông.
Cúng Giao thừa Tết 2024: "Tất tần tật" những điều cần biết để cầu được ước thấy, năm mới bình an Đêm Giao thừa, lễ cúng Giao thừa Tết 2024 được nhiều người quan tâm, cầu mong năm mới an lành, làm ăn dư dả. Cúng Giao thừa Tết 2024 bao gồm lễ cúng ngoài trời và trong nhà. Mâm cúng Giao thừa Tết 2024 ngoài trời chuẩn nhất Nghi lễ cúng Giao thừa ngoài trời để cúng tiễn vi thần cựu vương Hành...