Mâm cúng mùng 3 tết Giáp Thìn 2024 đầy đủ, chi tiết
Tương tự như các ngày mùng 1 và mùng 2, lễ cúng vào ngày mùng 3 Tết cũng có ý nghĩa quan trọng đối với người Việt.
Sách Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh (NXB Trẻ xuất bản và lưu hành) có đề cập đến lễ cúng mùng 3 Tết. Theo đó, lễ cúng mùng 3 Tết là một trong những ngày cúng quan trọng. Bởi, phần lớn người Việt chọn nmùng 3 Tết để cúng lễ hóa vàng, cầu mong một năm vạn sự tốt lành.
Lễ cúng vào mùng 3 Tết mang ý nghĩa tiễn đưa ông bà về âm cảnh sau 3 ngày ăn Tết cùng con cháu. Lễ cúng thể hiện lòng tôn kính và sự cầu mong tổ tiên ban phước lộc cho hậu thế.
Về cách chuẩn bị mâm cúng mùng 3 Tết, nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Ánh Tuyết cho biết, mâm cúng mùng 3 Tết bao gồm: 1 mâm cỗ mặn và mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh kẹo, trầu cau, mía…
“Tùy vào điều kiện, gia chủ có thể làm mâm cỗ mặn hay chay, nhưng mâm cúng phải thể hiện lòng thành kính. Nếu chuẩn bị mâm mặn thì nhất định phải có gà luộc.
Mâm cúng có con gà tượng trưng cho sự tốt lành và một tương lai tốt đẹp. Khi chuẩn bị mâm cỗ cúng, phải đặt gà cúng lên đĩa to, bày ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ.
Nếu cúng ngoài trời, gia chủ phải đặt đầu gà quay ra đường. Trường hợp đặt gà cúng trên ban thờ, gia chủ bài trí sao cho đầu gà hướng về bát hương“, nghệ nhân Ánh Tuyết lưu ý.
Mâm cúng mùng 3 Tết không thể thiếu 1 con gà luộc. Ảnh: VietNamNet
Nếu gia chủ chọn cúng hóa vàng vào mùng 3 Tết thì lễ tạ phải được thực hiện trang nghiêm ở một góc vườn hoặc sân sạch sẽ.
Phần tiền vàng sẽ được hóa trước, phần đồ dùng hóa sau. Nếu trong gia đình có người mới mất thì phần vàng mã phải được hóa riêng.
Video đang HOT
Nghệ nhân Ánh Tuyết gợi ý mâm cúng mùng 3 Tết theo 3 miền Bắc – Trung – Nam như sau:
Mâm cúng mùng 3 Tết miền Bắc
Mâm cúng ngày mùng 3 Tết thường có các món cơ bản như: Bánh chưng, gà luộc, nem rán, giò chả, canh, rượu…
Ngoài mâm cỗ mặn, gia chủ cần chuẩn bị mâm ngũ quả, hương hoa, bánh kẹo, mứt, trầu cau, thuốc lá…
Mâm cỗ cúng mùng 3 Tết miền Bắc. Ảnh: Nhà hàng Bể cá
Mâm cúng mùng 3 Tết miền Trung
Đối với miền Trung, mâm cúng mùng 3 Tết sẽ có các món: Bánh tét, thịt heo ngâm nước mắm, thịt bò, món tré, nem… Đặc biệt, không thể thiếu mâm ngũ quả, hoa, trầu cau và vàng mã…
Mâm cúng mùng 3 Tết miền Nam
Mâm cơm cúng mùng 3 Tết miền Nam cơ bản giống các mùng 1, 2 Tết. Mâm cỗ mặn thường có món thịt kho trứng, canh khổ qua nhồi thịt, dưa giá, bánh tét…
Một món đồ trong bát hương hay bị sử dụng sai: Kiểm tra ngay xem nhà bạn có hay không?
Các gia đình thường sử dụng cát để cho vào bát hương, tuy nhiên, đây chưa phải là cách "đúng chuẩn".
Trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, bàn thờ là nơi thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì bàn thờ là nơi tôn nghiêm nên luôn phải giữ sạch sẽ, gọn gàng.
Trong đó, bát hương là một trong những vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ. Một số gia đình đựng cát hay tro sạch mịn và xốp trong bát hương để dễ cắm hương. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Cường (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Phật học), một số người mang cả đất, cát từ một số nơi khác về nhà bốc bát hương với quan niệm cát trắng là sự trong sạch. Theo chuyên gia, thực ra không phù hợp lắm. Bởi thời tiết ở Việt Nam khí hậu ẩm, nhất là phía Bắc, cát gặp ẩm và lâu ngày thì sẽ cứng lại, cắm hương rất khó.
Thông thường, bát hương cần được bốc bằng tro sạch, đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất, nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và thanh tịnh. Gia chủ không nên bỏ cát vào trong bát hương. Quan niệm dân gian cho rằng việc làm này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn trong năm đó.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Quy trình thay tro bát hương "chuẩn"
Bước 1: Chuẩn bị tro mới
Theo quan niệm của dân gian, loại tro phù hợp nhất là tro nếp. Gia chủ có thể lấy tro mới bằng cách lấy rơm nếp tươi đã được phơi phóng ở nơi sạch sẽ và đốt lên. Hoặc mua tro ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng.
Bước 2: Đọc văn khấn
Phong tục đọc văn khấn đã có từ lâu đời. Mục đích của việc này là để báo cáo với thần linh, ông bà, tổ tiên về việc thay tro bát hương.
Gia chủ cần sắm sửa lễ vật cúng và đọc văn khấn. Người thực hiện thay tro bát hương phải rửa tay sạch sẽ. Chuẩn bị trang phục tươm tất để làm lễ.
Bước 3: Thay tro bát hương
Các bước để chuẩn bị bốc bát hương gồm những bước sau:
Lấy gừng giã nhuyễn pha với rượu trắng. Dùng 1 chiếc khăn sạch nhúng vào nước hỗn hợp này và lau bát hương, để khô.
Để tro và chân hương cũ ra một mảnh vải. Sau đó, bỏ tro hương mới vào bát hương và ấn thật chặt tro để khi cắm chân nhang không bị ngả nghiêng.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Nên để tro mới khoảng nửa bát hương bởi cho quá nhiều sẽ khiến bát hương nhanh đầy. Và ngược lại để ít tro thì cắm chân nhang không chắc chắn.
Sau khi thay tro bát hương xong, bạn chọn từ 3, 5, 7 chân hương, chụm lại và cắm lại vào bát.
Cuối cùng cẩn thận đặt lại bát hương về vị trí ban đầu trên bàn thờ. Tránh xê dịch bát hương vì sẽ gây ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ.
Bước 4: Lau dọn bàn thờ và làm lễ tạ
Sau bước thay tro bát hương thì bước cuối cùng là lau dọn lại bàn thờ và làm lễ tạ đến ông bà, tổ tiên. Các gia đình có thể sắm sửa các lễ vật đơn giản như trái cây, hoa chưng bàn thờ. Khi mới thay bát hương thì thắp mỗi bát 3 nén, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.
Cúng Giao thừa Tết 2024: "Tất tần tật" những điều cần biết để cầu được ước thấy, năm mới bình an Đêm Giao thừa, lễ cúng Giao thừa Tết 2024 được nhiều người quan tâm, cầu mong năm mới an lành, làm ăn dư dả. Cúng Giao thừa Tết 2024 bao gồm lễ cúng ngoài trời và trong nhà. Mâm cúng Giao thừa Tết 2024 ngoài trời chuẩn nhất Nghi lễ cúng Giao thừa ngoài trời để cúng tiễn vi thần cựu vương Hành...