Mắm còng: món đặc sản ngon thượng hạng ở Gò Công, Tiền Giang
Trong số các địa phương miền Tây, xứ Gò Công( Tiền Giang) có bí quyết làm món mắm còng thượng hảo hạng.
“Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng/ Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa…” – câu hát ấy đã trở thành câu thành ngữ về những đặc sản của miền Tây Nam Bộ.
Rẫy là một vùng đất miền nước mặn. Còng là một loài cua nhưng nhỏ hơn cua. Ở vùng đất rẫy có nhiều loại còng khác nhau: Còng đỏ, còng nha, còng quều, còng xanh. Loại còng gió sống nơi bãi biển. Loại còng ba khía thì sống theo miệt rừng chồi nước mặn. Trong số các loại còng, còng đỏ là loại có thể làm ra loại mắm thượng hạng, làm mê đắm lòng thực khách. Trong số các địa phương miền Tây, xứ Gò Công(Tiền Giang) có bí quyết làm món mắm còng thượng hảo hạng.
Mắm còng Gò Công là đặc sản nổi tiếng của Tiền Giang. (Ảnh nguồn Internet)
Gò Công là một vùng đất nằm theo vùng biển và miệt sông Cửa Tiểu. Vì ở gần biển nên các vùng đất Gò Công là nơi sinh sống của nhiều loại còng. Tuy nhiên, người xứ này chỉ dùng còng đỏ để làm mắm.
Trong khắp các rừng lá, bãi ô-rô, mái dầm… nào cũng có rất nhiều còng khoét bùn làm ổ. Khi nước ròng, chúng bò lên kiếm mồi. Cứ đến mồng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ) thì còng lột xác. Chúng bò lên khỏi hang, nằm trên mặt bùn, dưới gốc ô-rô hay mái dầm để từ từ lột xác. Cứ đến khoảng 1 – 2 giờ chiều thì chúng lột xong, hất vỏ ra ngoài, phơi tấm thân mềm mụp dưới ánh sáng và hấp thu không khí để đến chiều tối thì vỏ chúng cứng lại rồi bò trở xuống hang.
Thấy còng nằm đỏ bãi sông, người ta chống xuồng theo bờ sông, bờ lạch, nhìn chỗ nào có còng là ghé lại. Thường có hai cách để làm mắm còng. Cách thứ nhất, còng lột được rửa sạch, đong 10 chén còng thêm 1 chén tỏi ớt. Cho vào cối quết cho dập, sau đó nhận vào hũ, trộn thêm rượu để cho hết mùi khai nồng. Đem phơi chừng 3 ngày cho được nắng, rồi lấy nước cốt còng đem phơi cho quánh lại thì dùng được. Lúc lấy ra ăn thì trộn còng với chanh, dứa, đường, tỏi, ớt. Cách thứ hai, còng lột được rửa sạch để cho ráo nước, nhúng nước sôi nếu muốn khử trùng, đong hai chén còng, một củ tỏi, mười trái ớt. Tất cả trộn chung rồi cho vào hũ, đem phơi nắng cho thấm đều. Muốn ăn, nêm chanh, dứa, đường, tỏi, ớt… Mắm còng là đặc sản nổi tiếng của vùng Gò Công. Muốn ăn mắm còng cho ngon phải trộn với thịt ba rọi hay thịt nướng và ăn với nhiều rau sống.
Thịt luộc mà chấm với mắm còng thì phải nói là xuất sắc. (Ảnh nguồn Internet)
Mắm còng mà ăn với bún thì ngon tuyệt. Xưa, dưới thời nhà Nguyễn, mắm còng Gò Công được đưa ra Huế, vào cung đình, các quan, các bà mệnh phụ đều thích. Bà Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức, là người phổ biến mắm còng khắp xứ Huế. Năm nào người Gò Công cũng gửi ra Huế nhiều hũ mắm còng và đó là món ăn thượng hạng mà xứ Huế mỗi năm mới có một lần.
Cách làm lạp xưởng miền tây níu chân du khách
Để làm lạp xưởng miền Tây ngon, không bở, không bị hôi thì cần phải có bí quyết. Bạn cần phải thật lưu ý khi chọn nguyên liệu & cẩn thận trong chế biến nha.
Nam Bộ là một vùng đất nổi tiếng với rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn, trong đó có đặc sản lạp xưởng miền tây. Đây là thứ quà ăn vặt hoặc dùng với cơm được du khách lựa chọn khi có cơ hội đến với vùng đất này. Cùng PasGo tìm hiểu nguồn gốc và cách chế biến món ăn qua bài viết sau nhé.
Video đang HOT
1. Đôi nét về đặc sản lạp xưởng miền Tây Long An
Lạp Xưởng được ưa chuộc tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc
Lạp xưởng là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên khi du nhập và Việt Nam nó đã trở thành một đặc sản hấp dẫn được nhiều người thưởng thức. Đặc biệt là trong những ngày tết cổ truyền, trong mâm cơm không thể thiếu một đĩa lạp xưởng.
Có rất nhiều vùng nổi tiếng về làm món ăn này, nhưng lạp xưởng miền Tây luôn có một hương vị riêng làm bạn không thể quên được khi có cơ hội thưởng thức. Vị chua ngọt, cay cay, thơm và rắn chắc tạo nên một thương hiệu riêng cho món ngon miền tây nam bộ này.
Lạp xưởng đặc sản miền Tây luôn hấp dẫn du khách từ màu sắc đến hương vị
Lạp xưởng miền Tây đặc biệt từ cách chế biến
Một điểm đặc biệt nữa ở món ăn miền tây lạp xưởng chính là sau khi chế biến mỡ sẽ ngấm vào trong thịt, khi cắt lát bạn sẽ không còn thấy mỡ mà chỉ có các mặt thịt khô và dính với nhau. Điều này giúp cho người ăn không có cảm giác bị ngán, màu thịt hồng cũng trở nên hấp dẫn hơn.
Các cơ sở sản xuất lạp xưởng miền Tây luôn đảm bảo vệ sinh
Để hiểu rõ hơn về lạp xưởng miền Tây, bạn có thể đến trực tiếp các cơ sở, nhà dân để xem cách thức tạo ra những chiếc lạp xưởng thơm ngon. Tại đây, sự khác biệt của lạp xưởng đặc sản miền tây là được trau chuốt từ nguyên liệu cho đến các khâu chế biến. Cùng theo dõi tiếp bài viết để có nắm rõ được điều này nhé.
Đây là sản phẩm có thể mua để làm quà cho bạn bè
2. Lưu ý khi chọn nguyên liệu làm lạp xưởng
Lưu ý khi chọn thịt lợn làm lạp xưởng - món ngon miền Tây Nam Bộ
- Nguyên liệu chính của lạp xưởng miền Tây chính là thịt lợn tươi sống, khâu chọn thịt vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến chất lượng và vị sản phẩm
- Thịt nạc đùi khi mua về để làm phải còn nóng, được đưa từ lò mổ về.
- Bề mặt thịt không dính tạp chất, có độ đàn hồi nhất định, hơn nữa miếng thịt cũng không sót xương, gân và lông.
Chọn phần thịt đùi để lạp xưởng được chắc chắn, đúng vị ngon của nó
Nếu như lấy phần thịt khác thì lạp xưởng sẽ không chắc, ăn bị bở khiến cho người ăn có cảm giác ngán. Do đó, để làm được món ăn này ngon đúng chuẩn hương vị thì bạn nên lưu ý khi chọn mua nguyên liệu.
Lưu ý khi chọn mỡ lợn làm lạp xưởng đặc sản miền Tây
- Chọn mỡ cứng ở trạng thái đông lạnh.
- Mỡ sạch phải sạch không bị dính đất cát để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ruột lợn để làm lạp xưởng không bị hôi, không có mùi lạ và không có mùi chua, như vậy món ăn mới bảo quản được lâu.
3. Cách làm lạp xưởng miền Tây đúng gốc
Nguyên liệu làm lạp xưởng miền Tây
Thịt lợn nạc: khoảng 2kg
Mỡ lợn: 500g
Rượu Mai Quế Lộ: 150ml
Rượu trắng: khoảng 4 ống
Ruột lợn khô: 5m
Đường hạt nhỏ: 200g
Muối: 50g
Hạt tiêu: khoảng 2 thìa cà phê.
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để món ăn miền Tây được hoàn thiện
Cách làm lạp xưởng miền Tây
Bước 1 : Chế biến mỡ làm lạp xưởng miền Tây
- Rửa sạch mỡ với nước muối, để ráo nước và thái thành nhỏ và mỏng. Tiếp đến cho đường vào, đeo bao tay chuyên dụng cho nấu ăn để trộn đều để gia vị ngấm vào mỡ. Sau đó bạn cho mỡ lợn phơi một ngày nắng, chú ý nếu nắng không gắt thì bạn có thể phơi hai ngày.
Bước 2: Chế biến thịt làm lạp xưởng miền Tây
Thịt nạc đem xay nhuyễn rồi cho rượu Mai Quế Lộ vào, sau đó cho mỡ đã được phơi nắng vào cùng để trộn đều. Đồng thời, bỏ thêm các gia vị như tiêu xay, tiêu hạt và muối và trộn thêm một lần nữa.
Lạp xưởng miền Tây thơm ngon hấp dẫn du khách
Bước 3: Nhồi lạp xưởng
- Dùng đũa lộn phần bên trong ra để cạo sạch và vệ sinh. Tiếp đến bạn chia ruột thành 4 đoạn khác nhau, sử dụng rượu trắng đã chuẩn bị trước để rửa qua. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ bạn bắt đầu nhồi thịt và bên trong ruột, sau đó sử dụng dây để buộc lại thành từng đoạn.
Bước 4 : Hoàn thành bước nhồi thịt
- Cho lạp xưởng phơi nắng, đối với sản phẩm này bạn nên phơi khoảng 4 ngày nắng gắt. Cho đến khi thấy lạp xưởng săn lại thì có thể mang ra dùng. Lạp xưởng miền Tây có thể để được lâu, bạn cũng dễ dàng trong việc bảo quản, chỉ cần cho vào ngăn mát tủ lạnh khi nào sử dụng mang ra là được.
Sử dụng dây buộc chắc chắn để buộc ngăn cách các khúc lạp xưởng
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về lạp xưởng đặc sản miền Tây, cách làm lạp xưởng miền Tây rồi phải không?
Nếu có cơ hội đến với vùng đất nên thơ trữ tình này, ngoài khám phá những địa danh du lịch miền Tây nổi tiếng tại Phú Quốc, Cần Thơ, An Giang, Long An, Bến Tre..., bạn nên thưởng thức hết các đặc sản nơi đây nha. Để biết thêm nhiều điều thú vị về đặc sản miền tây Nam Bộ, bạn có thể truy cập vào Blog PasGo - Đặc sản vùng miền để tham khảo nha.
Những đặc sản đậm chất dân dã, hấp dẫn vô cùng của Tiền Giang Hủ tiếu Mỹ Tho, chả nướng chợ Gạo, mắm tôm Gò Công, vú sữa Lò Rèn... là những món đặc sản đậm chất dân dã và hương vị hấp dẫn của Tiền Giang khiến du khách phương xa ăn rồi nhớ mãi. Hủ tiếu Mỹ Tho: hủ tiếu Mỹ Tho - một trong ba thương hiệu hủ tiếu nức tiếng nhất, bên cạnh...