Mali, Niger và Burkina Faso bác đề nghị gia hạn thời gian rút lui của ECOWAS
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/12, Liên minh các quốc gia Sahel (AES) gồm Mali, Niger và Burkina Faso đã bác đề nghị của Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi ( ECOWAS) về việc có thêm 6 tháng để xem xét lại kế hoạch rời khỏi khối vào đầu năm tới.
Cờ của Burkina Faso, Niger và Mali tại một sự kiện ở Bamako, Mali, vào ngày 1/2/2024. Ảnh minh họa: Reuters
Trong tuyên bố, người đứng đầu AES nêu rõ đề xuất của ECOWAS là đơn phương, không có tính ràng buộc, đồng thời nhấn mạnh quyết định rút khỏi tổ chức là “không thể đảo ngược”.
Lãnh đạo ECOWAS đã công bố đề xuất gia hạn thời gian xem xét tại hội nghị thượng đỉnh của khối ở Nigeria vào ngày 15/12 vừa qua. Hội nghị được xem là cơ hội để giải quyết đề xuất của Mali, Niger và Burkina Faso về việc rút khỏi khối vào ngày 29/1/2025, một năm sau khi những nước này cùng thông báo việc rời khỏi ECOWAS. Tuy nhiên, không có phái đoàn nào của AES tham dự hội nghị.
Video đang HOT
Cho đến nay, ECOWAS vẫn chưa đạt được mục tiêu thuyết phục những quốc gia trên xem xét lại quyết định này, trong khi 3 nước đã thành lập liên minh riêng là AES để có sự hợp tác chặt chẽ nhất trong lĩnh vực quốc phòng và các lĩnh vực khác. Sự rút lui của Burkina Faso, Mali và Niger có thể gây ra tác động đáng kể đến kinh tế và chính trị của khu vực Tây Phi, đặc biệt là vấn đề di chuyển tự do của người dân và hàng hóa trong khu vực.
Burkina Faso, Mali, Niger hợp nhất thành liên bang, tiến tới rút khỏi ECOWAS
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, tại cuộc họp cấp cao ngày 6/7, các chính quyền quân sự ở Burkina Faso, Mali và Niger đã ký một hiệp ước thành lập liên bang, tiến tới rút khỏi Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS).
Cờ của Burkina Faso, Niger và Mali tại một sự kiện ở Bamako, Mali, vào ngày 1/2/2024. Ảnh minh họa: Reuters
Cuộc họp lần đầu tiên quy tụ các lãnh đạo của Liên minh các quốc gia Sahel (AES), tổ chức được thành lập vào tháng 9/2023 gồm Mali, Burkina Faso và Niger - 3 quốc gia đều do quân đội nắm quyền sau các cuộc đảo chính từ năm 2020 đến năm 2023 và đều đang phải đối mặt với vấn đề bạo lực thánh chiến.
Theo thông cáo sau cuộc họp, liên minh này đã trở thành một liên bang với khoảng 72 triệu dân vào ngày 6/7, nhằm "tiến thêm một bước nữa hướng tới sự hội nhập sâu rộng hơn giữa các quốc gia thành viên".
Phát biểu khai mạc cuộc họp, người đứng đầu chính quyền quân sự Niger, Tướng Abdourahamane Tiani kêu gọi biến AES thành tổ chức thay thế cho bất kỳ nhóm khu vực nào bằng cách xây dựng "một cộng đồng các dân tộc có chủ quyền, tránh xa sự kiểm soát của các thế lực nước ngoài". Tướng Tiani cũng tuyên bố AES tạo thành nhóm tiểu khu vực hiệu quả duy nhất trong lĩnh vực chống khủng bố.
Quan hệ AES-ECOWAS xấu đi đáng kể sau cuộc đảo chính tại Niger ngày 26/7 năm ngoái đưa Tướng Tiani lên nắm quyền. Các lệnh trừng phạt của ECOWAS đã được dỡ bỏ vào tháng 2 năm nay, nhưng mối quan hệ giữa hai bên vẫn đóng băng, bất chấp lời kêu gọi từ một số tổng thống trong khu vực để nối lại đối thoại.
ECOWAS dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Abuja (Nigeria) trong ngày 7/7, với chương trình nghị sự xoay quanh quan hệ với AES.
Ba nước đã phải đối mặt với vấn đề bạo lực thánh chiến trong nhiều năm, đặc biệt là ở khu vực được gọi là "ba biên giới", nơi các nhóm liên kết với Al-Qaeda và tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng giết hại dân thường và binh lính trong các cuộc tấn công và khiến hàng triệu người phải di dời.
Ngoài hợp tác quân sự, liên minh này - nơi Mali giữ chức chủ tịch trong năm đầu tiên - sẽ nỗ lực tập hợp các nguồn lực trong các lĩnh vực được coi là chiến lược như nông nghiệp, nước, năng lượng hoặc thậm chí giao thông, cũng như thành lập ngân hàng đầu tư AES. Vấn đề đồng tiền chung và khả năng từ bỏ đồng franc CFA không được đề cập trong thông cáo báo chí cuối cùng của cuộc họp.
Tại Niger, cùng ngày 6/7, Bộ Quốc phòng Đức cho biết quân đội nước này sẽ ngừng hoạt động căn cứ vận tải hàng không ở Niger từ ngày 31/8 tới do các cuộc đàm phán với chính quyền quân sự của quốc gia Sahel này đã thất bại. Cuối tháng 5 vừa qua, Đức và Niger đã đồng ý một thỏa thuận tạm thời cho phép Đức tiếp tục vận hành căn cứ vận tải hàng không ở Niamey cho đến ngày 31/8. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa hai nước để mở rộng hoạt động này đã không thành công, đặc biệt là do các nhân viên đóng quân không còn được hưởng quyền miễn trừ đối với các thủ tục tố tụng.
Gần đây, chỉ có 38 binh sĩ Đức có mặt tại căn cứ, trong đó có thêm 33 nhân viên từ các công ty Đức và nước ngoài. Căn cứ này có thể được sử dụng cho các hoạt động sơ tán công dân Đức ở châu Phi.
Burkina Faso và Mali cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu phương Tây can thiệp quân sự vào Niger Burkina Faso và Mali đã lên án các biện pháp trừng phạt của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với chính quyền quân sự ở Niger. Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Niamey, Niger ngày 27/7. Ảnh: AFP Trong thông cáo chung phát đi ngày 31/7, chính phủ Mali và Burkina Faso...