Mali cảnh báo ECOWAS tránh xa vấn đề các binh sĩ Côte d’Ivoire bị bắt giữ
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, chính quyền quân sự Mali tuyên bố đã tăng cường nỗ lực ngoại giao và đối thoại với Abidjan về vụ 46 binh sĩ Côte d’Ivoire bị giam giữ, đồng thời cảnh báo các quốc gia Tây Phi khác tránh xa cuộc tranh cãi này.
Ông Abdoulaye Maiga. Ảnh: afribone.com/TTXVN
Trong tuyên bố được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia vào tối 15/9 (theo giờ địa phương), Thủ tướng lâm thời Mali – Đại tá Abdoulaye Maiga – khẳng định với Cộng đồng Kinh tế Tây Phi ( ECOWAS), tổ chức mà Côte d’Ivoire đang nhờ giúp đỡ, rằng vụ việc “thuần túy là vấn đề tư pháp và song phương”. Ông cảnh báo sẽ chống lại “mọi ý đồ của nhà chức trách Côte d’Ivoire hòng biến ECOWAS trở thành công cụ để trốn tránh trách nhiệm” và nêu rõ Bamako sẽ chỉ chấp nhận thỏa thuận hòa giải hiện nay do Togo làm trung gian.
Ngoài ra, ông Maiga còn cáo buộc Chính phủ Côte d’Ivoire “muốn xung đột” và đã “biến một vụ án tư pháp thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao”.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng Tây Phi bắt đầu xấu đi sau khi quân đội Mali tiến hành đảo chính hồi tháng 8/2020. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn từ tháng 7 vừa qua khi 49 binh sĩ Côte d’Ivoire bị bắt giữ sau khi đến sân bay Bamako. 3 người trong số này, tất cả đều là phụ nữ, đã được trả tự do.
Căng thẳng gia tăng vào tuần trước khi người đứng đầu chính quyền quân sự Mali, Đại tá Assimi Goita, ám chỉ quyết định trả tự do cho 46 binh sĩ đang bị giam giữ nói trên có thể phụ thuộc vào hành động dẫn độ một số người Mali đang sinh sống ở Côte d’Ivoire. Abidjan coi điều kiện của Bamako là không thể chấp nhận được và yêu cầu ECOWAS tổ chức hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp để bàn về vấn đề này.
Chính phủ Mali giảm thời gian chuyển tiếp dân sự
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, người đứng đầu chính quyền quân sự Mali - Đại tá Assimi Gota ngày 6/6 đã ký một sắc lệnh nêu rõ thời hạn chuyển đổi sang chế độ dân sự ở nước này được ấn định là 24 tháng, kể từ ngày 26/3/2022.
Đại tá quân đội Mali Assimi Goita trong cuộc họp báo tại Bamako sau cuộc binh biến, ngày 19/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Sắc lệnh được ký 2 ngày sau hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) - tổ chức đang áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính nghiêm khắc đối với Mali nhằm buộc chính quyền quân sự tại nước này phải đưa ra một lịch trình "có thể chấp nhận được" để khôi phục chế độ dân sự sau cuộc đảo chính quân sự.
Mali đã chìm sâu trong khủng hoảng an ninh, chính trị và nhân đạo kể từ năm 2012. Hai cuộc đảo chính quân sự đã xảy ra tại nước này trong vòng chưa đầy một năm (tháng 8/2020 và tháng 5/2021). Đầu năm nay, cơ quan lập pháp Mali do quân đội kiểm soát đã thông qua kế hoạch cho phép chính quyền quân sự nắm quyền lãnh đạo trong tối đa 5 năm. Trong khi đó, ECOWAS chỉ đồng ý thời hạn tối đa của quá trình chuyển đổi dân sự tại Mali là 16 tháng.
Động thái mới nói trên của người đứng đầu chính quyền quân sự Mali nhen lên hy vọng ECOWAS sớm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Tây Phi nghèo đói này.
Theo kế hoạch, ECOWAS sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh tiếp theo về vấn đề Mali vào ngày 3/7 tới.
Hiện ECOWAS cũng đang đàm phán với chính quyền quân sự ở Burkina Faso để hối thúc khôi phục trật tự hiến pháp tại nước này.
Chính quyền quân sự Mali khởi động các cuộc tham vấn quốc gia Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/12, chính quyền quân sự Mali đã khởi động các cuộc tham vấn quốc gia được cho là điều kiện tiên quyết để tổ chức bầu cử và quay lại chế độ dân sự vốn bị hoãn vô thời hạn bất chấp các áp lực từ cộng đồng quốc tế. Toàn cảnh cuộc họp giữa...