Mali bắt giữ cựu quan chức an ninh tiến hành đảo chính
Ngày 5/11, các cơ quan chức năng của Mali đã bắt giữ Đại tá Kassoum Goita, cựu lãnh đạo cơ quan an ninh nội địa, với cáo buộc tiến hành đảo chính.
Một số nhân vật liên quan khác cũng đang bị điều tra.
Binh sĩ Mali tới trụ sở Bộ Quốc phòng ở thủ đô Bamako ngày 19/8/2020, một ngày sau khi nhóm binh sĩ nước này bắt giữ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita và ông buộc phải tuyên bố từ chức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo thông báo của Văn phòng công tố viên ở thủ đô Bamako, cơ quan này đã mở cuộc điều tra đối với Đại tá Goita cùng 5 người khác, trong đó có một ủy viên cảnh sát, vì bị tình nghi liên quan đến tội phạm, âm mưu giết người và âm mưu chống lại chính phủ. Một nguồn tin pháp lý giấu tên cho hay cả 6 nhân vật bị bắt vì bị nghi ngờ lên kế hoạch đảo chính.
Đại tá Goita là một trong những sĩ quan quân đội Mali tham gia phế truất Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita trong cuộc đảo chính hồi tháng 8 năm ngoái. Sau đó, do chịu sức ép ngoại giao, quân đội Mali đã phải trao lại quyền lực cho chính phủ dân sự lâm thời có nhiệm vụ đưa quốc gia châu Phi trở lại chế độ dân sự. Đại tá Goita trở thành người đứng đầu cơ quan an ninh nội địa dưới thời chính phủ này, song ông đã bị cách chức sau khi xảy ra một cuộc đảo chính khác lật đổ chính phủ lâm thời hồi tháng 5 vừa qua. Người tiến hành cuộc đảo chính thứ hai này là Đại tá Assimi Goita, người đang tự tuyên bố là tổng thống lâm thời của Mali.
Indonesia bắt giữ hai đối tượng nghi làm giả giấy xét nghiệm PCR
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 28/7, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ hai nghi phạm làm giả kết quả xét nghiệm PCR.
Cảnh sát nhắc nhở một du khách nước ngoài đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bali, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảnh sát trưởng Nam Jakarta, Kombes Azis Andrianyah cho biết, lực lượng cảnh sát đã bắt giữ và điều tra hai đối tượng có hành vi làm giả kết quả xét nghiệm PCR và giao bán trên mạng. Sự việc được phát hiện khi một tài khoản Facebook giao bán kết quả xét nghiệm PCR mà không cần đến cơ sở y tế.
Hai đối tượng khai nhận tìm cách lấy kết quả xét nghiệm PCR có đóng dấu từ các cơ sở y tế và bệnh viện của những người đã đi xét nghiệm, sau đó sửa thông tin và bán cho khách hàng có nhu cầu trên Facebook với giá 400.000 rupiah (khoảng 25 USD). Các đối tượng còn khai đã bán thành công 20 giấy xét nghiệm giả, thu về 8 triệu rupiah.
Cảnh sát trưởng Azis cho biết hầu hết những người mua kết quả PCR giả đều dùng cho mục đích đi công tác, du lịch, hoặc đi lại giữa các tỉnh trong thời gian thực hiện lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) khẩn cấp, nhằm qua mặt các lực lượng kiểm soát ở các chốt kiểm tra.
Căn cứ Luật Hình sự của Indonesia, hai nghi phạm trên đã bị truy tố về tội giả mạo giấy tờ với hình phạt 6 năm tù.
Không chỉ là kết quả xét nghiệm PCR giả, Indonesia còn xuất hiện một số đối tượng giả mạo giấy chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hiện cảnh sát Indonesia đang tiếp tục theo dõi, điều tra.
Hải quan Mỹ thu giữ một lượng lớn AirPods nhái Hải quan Mỹ vừa thông báo về việc phát hiện thêm lô AirPods nhái được vận chuyển đến nước này, vụ mới nhất trong số nhiều vụ phát hiện tương tự trong nhiều tháng qua. AirPods tiếp tục là mục tiêu của các nhà sản xuất sản phẩm nhái. ẢNH: XDA DEVELOPERS Theo SlashGear , phát hiện mới nhất này được thực hiện...