Malaysia triển khai một loạt biện pháp phòng chống lũ lụt
Nhằm chủ động phòng chống lũ lụt trước khi vào mùa lũ cuối năm, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết chính phủ nước này đang sớm chủ động triển khai các biện pháp đối phó.
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob phát biểu tại một hội nghị ở Tokyo, Nhật Bản ngày 26/5/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu chủ trì cuộc họp của Ủy ban Quản lý thiên tai trung ương thảo luận việc chuẩn bị ứng phó mùa lũ từ tháng 11 đến tháng 3, Thủ tướng Ismail cho hay Chính phủ Malaysia đã chỉ đạo Bộ Giáo dục chuyển đổi các ký túc xá đang bỏ trống thành các trung tâm cứu trợ nạn nhân lũ lụt, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó, Bộ Phúc lợi xã hội đã kích hoạt 6.010 trung tâm sơ tán có sức chứa lên đến gần 2 triệu người. Hiện tại đã có tổng cộng 79.549 nhân viên và thành viên cơ quan cứu hộ cùng với các phương tiện di chuyển như thuyền, xe kéo và ván trượt sẵn sàng ứng phó với lũ lụt.
Cũng theo Thủ tướng Ismail, Chính phủ Malaysia đã dành 2,59 triệu ringgit (hơn 570.000 USD) để nâng cấp cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tại các trung tâm sơ tán cũng như bữa ăn trong 24 giờ đầu tiên và đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Thủ tướng Ismail kêu gọi người dân sống ở các khu vực trũng thấp nhận thức các cảnh báo sớm về lũ lụt và sơ tán khỏi nhà khi có thông báo của chính quyền.
Tháng 11 và 12 hằng năm là thời điểm những đợt mưa to ảnh hưởng đến các bang Kelantan, Terengganu và Pahang của Malaysia, trong khi các bang như Johor, Sabah và Sarawah thường bị ảnh hưởng rất nặng nề do lũ lụt từ tháng 12 đến tháng 1. Trong tháng 12/2021, Malaysia đã trải qua đợt lũ lụt trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ sau những trận mưa lớn kéo dài cho đến đầu tháng 1/2022. Ước tính có khoảng 50 người thiệt mạng, 125.000 người phải sơ tán, tổng thiệt hại lên tới hơn 1,45 tỷ USD.
Chính phủ Malaysia hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp chật vật vì lạm phát
Thủ tướng Malaysia - ông Ismail Sabri Yaakob - đã công bố khoản cứu trợ tiền mặt bổ sung trị giá 630 triệu RM (143 triệu USD) nhằm giúp các gia đình có thu nhập thấp ứng phó tình trạng giá cả leo tháng khiến chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
Chương trình Hỗ trợ Gia đình Malaysia (BKM) sẽ mang lại lợi ích cho hơn 8,6 triệu người, bao gồm 4 triệu hộ gia đình, 1,2 triệu người cao tuổi và 3,4 triệu người độc thân. Ảnh minh họa: Reuters
Nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân trong cơn bão giá, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết, mỗi hộ gia đình trong diện B40 (Nhóm 40% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất. Tổng thu nhập dưới 4.850 RM (khoảng 21 triệu VND)/tháng sẽ được nhận viện trợ bằng tiền mặt, trị giá 100 RM/người (540.000 VND/người) trong khi người độc thân sẽ nhận được 50 RM (270.000 VND). Chương trình này sẽ được triển khai từ ngày 27/6 và chia làm 4 giai đoạn.
Trong một thông báo đặc biệt đưa ra ngày 23/6, Thủ tướng Ismail cho rằng Chương trình Hỗ trợ Gia đình Malaysia (BKM) sẽ mang lại lợi ích cho hơn 8,6 triệu người, bao gồm 4 triệu hộ gia đình, 1,2 triệu người cao tuổi và 3,4 triệu người độc thân, đồng thời cho biết thêm quyết định hỗ trợ tài chính được đưa ra sau khi chính phủ nhận thấy chi phí sinh hoạt tăng bao gồm giá thực phẩm. Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ nhận được tối đa 500 RM tùy theo hoàn cảnh. Giai đoạn 2 sẽ phân bổ thêm 650 triệu RM và điều này sẽ nâng tổng ngân sách viện trợ theo Chương trình BKM lên đến 1,74 tỷ RM.
Thủ tướng Ismail cho biết, khoản hỗ trợ tối đa lên tới 2.500 RM/hộ gia đình thuộc diện B40 nằm trong Ngân sách 2022, vốn được thông qua từ năm ngoái và là động lực lớn nhất của chính phủ cho đến nay, nhằm hướng đến phúc lợi của người dân.
Trong bài phát biểu đặc biệt, ông Ismail cũng cho biết, chương trình trợ giá tạm thời đối với mặt hàng dầu ăn đóng chai được áp dụng trong giai đoạn đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt từ ngày 1/7. Giải thích về quyết định này, ông cho biết chính phủ đã phát hiện ra rằng khoản hỗ trợ dầu ăn đã bị một số người sử dụng sai mục đích, trong đó có cả việc buôn lậu. Ban đầu, chương trình dự kiến chỉ kéo dài trong ba tháng kể từ tháng 8/2021 và khoản trợ cấp này đã khiến chính phủ tiêu tốn 55 triệu RM mỗi tháng.
Chính phủ Malaysia đã chi 4 tỷ RM để trợ cấp cho dầu ăn trong năm nay, so với 500 triệu RM vào năm 2020 và 2,2 tỷ RM vào năm 2021. Trên thực tế, chính phủ trợ cấp 60.000 tấn dầu ăn, nhiều hơn mức tiêu thụ của công chúng là 55.000 tấn mỗi tháng.
Một năm dốc sức vì 'Gia đình Malaysia' của Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob Ngày 21/8/2021, ông Ismail Sabri Yaakob nhậm chức thủ tướng thứ chín của Malaysia trong bối cảnh tranh chấp đảng phái đang ở giai đoạn cao trào và dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Thách thức đặt ra đối với Thủ tướng Ismai không hề nhỏ, nếu không muốn nói là bộn bề ngổn ngang. Tuy nhiên, nhìn lại 365 ngày trên...