Malaysia triển khai chương trình tiêm chủng cho thanh thiếu niên
Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết quốc gia Đông Nam Á này đã chính thức triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho thanh thiếu niên vào ngày 20/9.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 15/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Khairy nhận định chương trình hướng tới 3,2 triệu thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Chính phủ Malaysia cũng đặt mục tiêu 80% học sinh hoàn thành chương trình tiêm chủng trước khi năm học 2022 bắt dầu, trong đó ưu tiên cho 1,1 triệu học sinh trong độ tuổi từ 16-17 hiện tham gia kỳ thi cuối cấp. Số học sinh này sẽ được tiêm vaccine của hãng Pfizer (Mỹ) trong khi Bộ Y tế Malaysia nghiên cứu việc sử dụng vaccine của Sinovac (Trung Quốc) cho thanh thiếu niên.
Bộ Y tế Malaysia cũng tích cực hoàn thiện hệ thống chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số. Bộ trưởng Khairy cho biết trong hơn 1 tuần qua, nhóm phát triển phần mềm chuyên dụng về COVID-19 MySejahtera đã giải quyết hơn 500.000 trường hợp chứng chỉ tiêm chủng kỹ thuật số COVID-19 không xuất hiện trên nền tảng ứng dụng.
Ngày 19/9, Malaysia ghi nhận thêm 14.943 ca nhiễm mới và 376 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh và số ca tử vong lên lần lượt là 2.093.131 ca và 23.443 ca.
*Ngày 20/9, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia, Tiến sỹ Li Ailan nhận định rằng chủ trương tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6-12 tuổi của Campuchia là cách tiếp cận dựa trên đánh giá rủi ro và là một quyết định cân bằng.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, báo Khmer Times cùng ngày cũng dẫn lời bà Li Ailan cho rằng việc tiêm chủng vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc cứu được sinh mạng con người và giảm bớt tác động khắc nghiệt của dịch bệnh, đặc biệt là biến thể Delta. Tiến sỹ Li Ailan cũng nhấn mạnh các bậc phụ huynh nên tham vấn bác sĩ nếu họ có bất kỳ mối quan ngại nào về việc có tiêm vaccine hay không cho con cái của họ.
Đại diện WHO kết luận: “Campuchia đang là một hình mẫu tốt về nỗ lực không mệt mỏi nhằm kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, cứu được tính mạng con người và giảm thiểu sự đứt gãy trong xã hội. Campuchia đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho các nhóm khác, trong đó có trẻ em”. Bà lưu ý rằng những bằng chứng hiện cho thấy trẻ em vẫn có nguy cơ mắc những bệnh nghiêm trọng từ việc nhiễm virus SARS-CoV-2 dù đây là nhóm ít bị nguy kịch hoặc nguy cơ tử vong sau khi mắc bệnh.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 tại Campuchia ngày 10/2, đến nay hơn 70% trong tổng dân số khoảng 16 triệu người của Campuchia đã được tiêm phòng. Tính đến ngày 17/9, khoảng 1.725.316 thanh thiếu niên từ 12 đến dưới 18 tuổi và 67.477 trẻ từ 6-12 tuổi tại nước này đã được tiêm chủng.
Theo Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, nước này sẽ có ít nhất 9 triệu liều vaccine để tiêm mũi tăng cường cho người dân và tính đến ngày 16/9, Campuchia đã tiêm mũi thứ ba cho trên 800.000 người. Campuchia cũng hy vọng nhận được số vaccine viện trợ của Australia như đã cam kết lên tới 2,3 triệu liều.
Malaysia tố tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm
Cảnh sát biển Malaysia cho biết một tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển gần bãi cạn Luconia mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
"Tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã nhận được báo cáo về việc tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng biển Malaysia hôm 4/6. Các tàu của chúng tôi, bao gồm tàu chiến của hải quân Malaysia, đang giám sát chặt chẽ tình hình", đại tá Fauzi Othman, người đứng đầu Cơ quan Thực thi pháp luật Hàng hải Malaysia (MMEA) tại thành phố Miri, cho biết ngày 7/6.
Tuyên bố được Fauzi đưa ra sau khi có thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển gần bãi cạn Luconia, hay Beting Patinggi Ali, cách bờ biển thành phố Miri 84 hải lý (khoảng 156 km). Malaysia tuyên bố chủ quyền với bãi cạn này, cho rằng nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần bãi cạn Lucoinia tháng 4/2019. Ảnh: Borneo Post .
Lãnh đạo MMEA cho hay các lực lượng hành pháp Malaysia thường xuyên triển khai các tàu tuần tra hoạt động quanh bãi cạn Luconia để "đảm bảo chủ quyền đất nước". Ông này không nói rõ tàu hải cảnh Trung Quốc "xâm phạm" vùng biển của Malaysia như thế nào và trong thời gian bao lâu.
Trung Quốc hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Sự việc xảy ra 3 ngày sau khi 16 máy bay quân sự Trung Quốc gồm vận tải cơ Il-76 và Y-20 áp sát không phận Malaysia, khiến không quân nước này điều tiêm kích ứng phó. Không quân Malaysia cho biết máy bay Trung Quốc bay theo đội hình chiến thuật ở khu vực cách bờ biển nước này 60 hải lý (khoảng 111 km).
Ngư dân Malaysia trong nhiều năm thông báo phát hiện tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần Luconia, một trong những bãi cạn lớn nhất ở phía nam Biển Đông. Giới chức Malaysia cho biết hải cảnh Trung Quốc điều tàu ra neo đậu tại khu vực này từ năm 2013.
Vị trí bãi cạn Luconia. Đồ họa: CSIS .
Đợt áp sát không phận Malaysia của vận tải cơ Trung Quốc diễn ra hơn một năm sau khi tàu công vụ của hai nước đối đầu trên Biển Đông. Tàu hải cảnh Trung Quốc khi đó bám đuôi và quấy rối tàu thăm dò dầu khí West Capella của tập đoàn Petronas Malaysia ngoài khơi đảo Borneo.
Trung Quốc đơn phương vẽ ra cái gọi là "đường 9 đoạn" và nêu yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Nước này còn bồi đắp trái phép nhiều đảo nhân tạo cùng các đường băng cỡ lớn, đủ cho vận tải cơ cất hạ cánh tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Phiên tòa xử 3 người Nga liên quan vụ bắn rơi máy bay MH17 bắt đầu xem xét bằng chứng Phiên tòa về vụ máy bay chở khách MH17 của Malaysia bị bắn rơi tại Ukraine năm 2014 sẽ được khôi phục trong ngày 7.6. Mảnh vỡ của chiếc MH17 được phục dựng tại Hà Lan . Ảnh REUTERS AFP đưa tin các thẩm phán Hà Lan ngày 7.6 sẽ xem xét các bằng chứng chống lại 3 bị cáo người Nga và...