Malaysia tố tàu Trung Quốc xâm nhập
Ngày 15-8, ông Datuk Seri Shahidan, Bộ trưởng Văn phòng thủ tướng, thông báo Malaysia đã gửi công hàm ngoại giao phản đối tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập gần đảo Beting Patinggi Ali của Malaysia.
Tàu tuần tra Haijing 1123 (Ảnh: WantChinaTimes)
Liên quan đến băng video tuyên bố chuẩn bị chiến tranh của hải quân Trung Quốc, ngày 16-8, Bộ Ngoại giao Philippines thông báo Philippines lặp lại lời kêu gọi về giải pháp hòa bình và tuân thủ luậtpháp quốc tế trong tranh chấp ở biển Đông.
Hôm trước đó, trả lời đài phát thanh nhà nước DZRB, Phó phát ngôn của tổng thống Abigail Valte cho biết đó chỉ là băng tuyển quân nên không quan tâm và Philippines tập trung giải pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp.
Theo trang tin Rappler (Philippines), tuần trước hải quân Trung Quốc đã cho lưu hành một băng video tuyển quân dài bốn phút 23 giây. Băng giới thiệu tàu chiến, tàu ngầm, tàu sân bay, máy bay và hô hào “duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu”, “chuẩn bị chiến tranh”.
Tại Malaysia, trang tin Insider đưa tin ngày 15-8, ông Datuk Seri Shahidan, Bộ trưởng Văn phòng thủ tướng, thông báo Malaysia đã gửi công hàm ngoại giao phản đối tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập gần đảo Beting Patinggi Ali của Malaysia.
Video đang HOT
Ông cho biết tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã xâm nhập từ hai năm nay và hiện nay vẫn tiếp tục. Ông nói: “Chúng tôi không nhận được yêu cầu chính thức từ họ (Trung Quốc)… Họ nói đảo Beting Patinggi Ali thuộc chủ quyền của họ nhưng lãnh thổ này cách Trung Quốc đến 4.000 km”.
Ông lưu ý: “Chúng tôi sẽ sử dụng giải pháp ngoại giao. Nhưng bất kỳ giải pháp nào thì họ cũng phải rời khỏi lãnh hải chúng tôi”. Đảo Beting Patinggi Ali chỉ cách bờ biển Miri ( Malaysia) 90 hải lý trong khi “đường chín đoạn” của Trung Quốc bao trùm luôn đảo này.
Theo D.Thảo
Pháp luật TPHCM
Mỹ sẽ đáp trả hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông buộc Mỹ phải chuẩn bị phương án và đưa ra một sự đáp trả thích đáng, kể cả dùng sức mạnh quân sự.
Tham vọng bá chủ Biển Đông
Mấy thập niên qua các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn theo chiến lược "giấu mình, chờ thời" của Đặng Tiểu Bình. Thế nhưng từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Bắc Kinh đã có các động thái cứng rắn hơn, cổ vũ một "giấc mộng Trung Hoa hùng mạnh". Học thuyết huênh hoang này, trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông đang hết sức căng thẳng, ẩn chứa mối nguy hiểm lớn hơn ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Nhìn vào đường 9 đoạn của Trung Quốc có thể thấy yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông là một vùng rất rộng lớn. Trung Quốc thậm chí còn muốn nhiều hơn, muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông với hơn 5.000 tỷ USD hàng hóa được chuyên chở qua mỗi năm. Đây cũng là vùng ngư trường có sản lượng cao và có tiềm năng dầu khí lớn mà các quốc gia đều thèm muốn.
Lợi ích kinh tế và chiến lược của Biển Đông giải thích lý do hành động của Trung Quốc ngày càng hung hăng khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế lo ngại. Mặc dù Mỹ đã kêu gọi các bên liên quan tránh mọi hành động có thể làm gia tăng căng thẳng nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng nhiều tàu chiến và tàu giám sát biển bán vũ trang cũng như các phương tiện khác của mình để ngăn cản hoạt động của thuyền bè các nước. Nước này cũng triển khai các giàn khoan dầu trong vùng nước tranh chấp, bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo bất hợp pháp.
Đội tàu "thân trắng" bán vũ trang của Trung Quốc cũng gia tăng rất nhanh cả về trang bị và số lượng, hiện lớn hơn tổng số tàu cảnh sát biển của cả Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại. Cùng với đó là sự gia tăng đòi hỏi chủ quyền đến mức ngang ngược của Trung Quốc và còn có thể tiếp tục tăng nữa. Rõ ràng là Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến lược cứng rắn có tính toán để có sự kiểm soát trên thực tế chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông.
Cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ
Trong khi các nước đều muốn tránh làm phức tạp thêm vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong khu vực thì hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông buộc Mỹ phải chuẩn bị và đưa ra một sự đáp trả thích đáng, kể cả dùng sức mạnh quân sự.
Bằng lời nói và cả hành động Mỹ phải làm rõ rằng việc sự dụng vũ lực và áp đặt của Bắc Kinh sẽ bị phản đối. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình và Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét các biện pháp quân sự cần thiết. Đây là sự đáp trả thích đáng việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự của mình để theo đuổi mục đích bá chủ Biển Đông.
Mỹ cần thể hiện sự kiên quyết của mình đối với tự do hàng hải quốc tế và tìm một giải pháp hòa bình, đa phương cho các tranh chấp này thông qua việc duy trì sự hiện diện thường trực của Mỹ tại khu vực. Cùng với đó, Washington cần điều máy bay và tàu chiến tuần tra các vùng biển và vùng trời mà Bắc Kinh đang tự nhận là của họ. Nếu không làm như vậy Mỹ sẽ khiến cho Trung Quốc hiểu lầm rằng Mỹ công nhận các đảo đá nhân tạo đó là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Nói rộng hơn là Mỹ phải thể hiện cho các bạn bè và đồng minh thấy cam kết duy trì cân bằng quyền lực và sẽ không cho phép Trung Quốc thống trị khu vực hoặc đơn phương đạt được các yêu sách của mình bằng vũ lực và áp đặt. Khi việc xây đảo nhân tạo và khiêu khích của Trung Quốc quá đáng, một cuộc xung đột quân sự toàn diện giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng sẽ là rất tệ hại.
Nỗ lực chung chống áp đặt cường quyền
Để hỗ trợ những nỗ lực đó, Mỹ cần điều chỉnh vị trí đóng quân của lực lượng hải quân trên toàn cầu, cách thức triển khai và nguồn lực bổ sung. Mỹ cũng cần động viên và hỗ trợ các quốc gia khác trong khu vực để đương đầu với những hành động đơn phương của Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ phải làm nản chí Trung Quốc để ngăn nước này có thêm bất kỳ bước leo thang nào trong đòi hỏi chủ quyền vô lối của họ. Mỹ nên tìm cách đa phương hóa vấn đề như khuyến khích các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác, như Nhật Bản, Úc, EU... có sự chú ý lớn hơn, động viên ASEAN tăng cường khối đoàn kết trong vấn đề này, kể cả nếu cần nhấn mạnh rằng tranh chấp được giải quyết qua tòa án.
Đến lúc đó, lợi thế quân sự của Mỹ phải ngăn được Trung Quốc đi quá giới hạn. Như vậy, Mỹ phải duy trì lợi thế đó dù phải gia tăng sức mạnh để tương ứng với quá trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc. Bên cạnh các nội dung khác thì Mỹ sẽ cần tăng cường hải quân và không quân đủ mạnh để chiến thắng hệ thống chống xâm nhập và chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc và can thiệp dứt khoát vào mọi trường hợp khiêu khích chống Mỹ và các đồng minh.
Những tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở Biển Đông là vấn đề khu vực nhưng có tầm quan trọng toàn cầu. Sự vượt trội và hiện diện về quân sự và của Mỹ là cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đem lại hòa bình cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Uyên Châu
Theo Dantri National Interest Magazine
Tàu Trung Quốc neo sát nơi đồn trú của Philippines Một nghị sĩ Philippines cho hay, ông được thông tin về việc một tàu giám sát TQ đã "neo đậu" từ hơn một tháng nay ở gần bãi cạn tranh chấp tại Biển Đông nơi Manila tuyên bố chủ quyền. Tàu hải giám TQ. (Ảnh: Guardian) VOA hôm qua dẫn lời nghị sĩ Francisco Acedillo, các nguồn tin tình báo nói, tàu TQ...