Malaysia thuyết phục phụ huynh cho con đi học dù chưa tiêm vaccine COVID-19
Nhằm trấn an các bậc phụ huynh khi trường học mở cửa ở nhiều tiểu bang, Chính phủ Malaysia đã ra mắt một trang web liệt kê tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 của học sinh và nhân viên các trường học.
Học sinh đeo khẩu trang trong lớp học tại Malaysia. Ảnh: Reuters
Các phụ huynh học sinh có thể kiểm tra tỷ lệ tiêm vaccine của cả học sinh và nhân viên nhà trường trên trang web CovidNow.
Tờ Straits Times (Singapore) cho biết việc Malaysia mở cửa trở lại nhiều lĩnh vực kinh tế, di chuyển nội địa và ra nước ngoài lại khiến các bậc phụ huynh lo lắng bởi con cái họ chưa tiêm vaccine COVID-19 nhưng đã quay trở lại trường học.
Bộ Y tế Malaysia trong tháng 10 cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh trong nhóm trẻ em thanh thiếu niên nước này, song tình hình đã được cải thiện trong những tuần gần đây. Tính đến 12/10, sau 6 tháng đã có 79 trường hợp tử vong trong nhóm dưới 18 tuổi.
Video đang HOT
Joanne Lee (39 tuổi), cho biết 2 con của cô học tại trường tiểu học ở Johor đang trên lộ trình tái mở cửa vào tháng 11. Cô chia sẻ: “Con gái 12 tuổi của tôi sẽ được tiêm vaccine COVID-19 đủ 2 mũi vào giữa tháng 11 nhưng tôi không biết khi nào con trai 7 tuổi được tiêm. Vậy mà chúng tôi vẫn phải đưa thằng bé đến trường”.
Việc mở cửa trở lại trường học được áp dụng tại các tiểu bang từ ngày 3/10 và dựa trên tình hình dịch COVID-19 của các địa phương. Đối với những bang được mở cửa gần như hoàn toàn thì học sinh từ 7-9 tuổi tại các trường tiểu học sẽ đến trường theo lịch luân phiên cơ bản từ 17/10 trong khi nhóm 10-12 tuổi sẽ quay trở lại trường học từ 31/10.
Theo hệ thống luân phiên này, chỉ có 50% học sinh của trường được đi học trực tiếp cùng một thời điểm.
Trong tháng 9, Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin cho biết Malaysia đang đàm phán với các nhà sản xuất vaccine để đảm bảo sản phẩm cho trẻ em dưới 12 tuổi. Nhưng đến nay vẫn chưa có cập nhật mới.
Ông Khairy cho biết: “Chúng tôi muốn mọi người dân tại Malaysia được bảo vệ. Chúng tôi không muốn viễn cảnh người trưởng thành và thiếu niên được tiêm vaccine nhưng vẫn xảy ra dịch đối với trẻ em”.
Trên 90% người trưởng thành, khoảng 66% dân số Malaysia, đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19. Malaysia đang trong quá trình tiêm cho 3,2 triệu công dân thuộc nhóm từ 12 đến 17 tuổi.
Malaysia kéo dài lệnh phong tỏa toàn diện
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Malaysia đã quyết định kéo dài thêm 2 tuần lệnh phong tỏa toàn diện tại nước này nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong phiên họp đặc biệt của Hội đồng An ninh quốc gia, do Thủ tướng Muhyiddin Yassin chủ trì, ngày 11/6, đại diện Bộ Y tế nước này đã đề xuất kéo dài lệnh phong tỏa toàn diện hiện nay thêm hai tuần, từ ngày 15 - 28/6 và đề xuất trên đã được thông qua tại phiên họp. Nguyên nhân chủ yếu là do số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày vẫn cao hơn 5.000 ca và tới ngày 10/6, bình quân số ca mắc mới theo ngày là 6.871 ca.
Quyết định của Chính phủ Malaysia được cho là phù hợp với khuyến nghị của các chuyên gia y tế nước này. Trả lời phỏng vấn tờ Tinh Châu nhật báo, Phó Hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu Đại học Y khoa quốc tế (IMU) Lokman đã đưa ra 5 lý do cần kéo dài lệnh phong tỏa toàn diện thêm ít nhất hai tuần, trong đó có số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày vẫn ở mức rất cao (4 con số), do đó, trong vài ngày còn lại của lệnh phong tỏa toàn diện không thể đưa con số này trở về mức 3 con số, cũng như số ca tử vong vì COVID-19, số bệnh nhân phải điều trị tích cực và cần trợ giúp của máy thở vẫn rất cao.
* Trong khi đó, cùng ngày, giới chức Nhật Bản cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc sẽ áp đặt tình trạng bán khẩn cấp, với các hạn chế phòng, chống COVID-19 bớt nghiêm ngặt hơn tại một số khu vực trong đó có thủ đô Tokyo và Osaka từ ngày 21/6 tới - thời điểm tình trạng khẩn cấp hiện nay được dỡ bỏ.
Một quan chức chính phủ nêu rõ trong khi tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng tại 10 tỉnh, thành hiện nay sẽ được dỡ bỏ theo kế hoạch vào ngày 20/6 tới, có thể thủ đô Tokyo và Osaka vẫn được đặt trong tình trạng bán khẩn cấp, với các biện pháp ít nghiêm ngặt hơn.
Tại những khu vực được đặt trong tình trạng bán khẩn cấp, chính phủ dự định tiếp tục yêu cầu các hàng ăn giảm giờ hoạt động, song sẽ cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm bán đồ uống có cồn.
Nếu theo tình trạng khẩn cấp, một số cơ sở nhất định phải đóng cửa hoàn toàn, thì với tình trạng bán khẩn cấp, các cơ sở này chỉ phải rút ngắn thời gian hoạt động.
Quyết định chính thức về việc này sẽ được đưa ra tại cuộc họp chính phủ, dự kiến diễn ra ngày 17/6 tới, sau khi Thủ tướng Suga Yoshihide gặp một số bộ trưởng và các chuyên gia để thảo luận các hạn chế đối với những sự kiện lớn diễn ra vào tháng 7 và tháng 8. Các hạn chế mới này dự kiến được áp đặt đối với Olympic và Paralympic Tokyo. Các hạn chế hiện nay bao gồm việc giới hạn lượng khán giả tham dự các sự kiện còn 5.000 người hoặc phục vụ 50% công suất.
* Giới chức Israel cho biết từ ngày 1/7 tới, nước này sẽ nới lỏng thêm các hạn chế đối với du khách nước ngoài nhập cảnh. Theo quyết định mới, được Bộ trưởng Nội vụ Israel Aryeh Deri ký, những người không phải công dân Israel đến từ các nước có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao sẽ được phép nhập cảnh nước này với thủ tục nhanh gọn.
* Cũng trong ngày 11/6, Đức đã dỡ bỏ một số nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Đức, Canada, Thụy Sĩ, Áo và một số khu vực ở Hy Lạp khỏi danh sách các khu vực có nguy cơ về đi lại. Trong thông báo ra ngày 11/6, Viện Robert Koch cho biết quyết định trên sẽ có hiệu lực vào ngày 13/6 tới.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 175,7 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 11/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 175.716.699 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.790.839 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 159.273.986 người. Người dân di chuyển trên một tuyến phố mua sắm ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh...