Malaysia thắt chặt kiểm soát người nhập cư trái phép
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Tổng Giám đốc Cục Nhập cư Malaysia Khairul Dzaimee Daud ngày 2/7 cho biết, những người nhập cư bất hợp pháp chưa thể rời khỏi Malaysia theo Chương trình hiệu chuẩn của chính phủ sẽ bị cấm nhập cảnh vào Malaysia sau khi bị trục xuất.
Những đối tượng này sẽ bị đưa vào trại giam của Cục Nhập cư trước khi bị trục xuất.
Lao động nhập cư bất hợp pháp bị bắt giữ tại Klang, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chương trình hiệu chuẩn của Chính phủ Malaysia được bắt đầu thực hiện từ tháng 11/2020 và đã kết thúc ngày 30/6 vừa qua. Theo đó, những người nhập cư trái phép được phép hồi hương sau khi đáp ứng một số tiêu chí do Cục Nhập cư đề ra như nộp phạt và có sự bảo lãnh từ Đại sứ quán.
Trong thông báo ngày 25/6, Bộ trưởng Nội vụ Hamzah Zainudin cho biết, đã có tổng cộng 282.561 người nhập cư bất hợp pháp đăng ký hồi hương theo Chương trình hiệu chuẩn, tuy nhiên chỉ có 243.297 người trong số này đã hồi hương.
Liên quan đến vấn đề này, Đại sứ Indonesia Hermono cho biết ông đã nhận được thông tin về việc nhiều người nhập cư đã bỏ lỡ chuyến bay nhưng không đề cập con số cụ thể. Ông cho biết thêm, những người nhập cư Indonesia sống tại bang Johor đã phải đợi hơn ba ngày để thanh toán các khoản phí trước khi họ được chấp nhận thông quan để hồi hương. Do vậy nhiều người đã không đủ kiên nhẫn để làm thủ tục.
Theo thống kê chính thức của Malaysia, trong số lực lượng lao động nước ngoài tại Malaysia, người Indonesia chiếm đa số. Thời kỳ cao điểm nhất, số người lao động Indonesia lên đến hơn 150.000 người vào năm 2013. Theo thống kê đến hết năm 2021, con số này là 560.000 người.
Chính phủ Malaysia hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp chật vật vì lạm phát
Thủ tướng Malaysia - ông Ismail Sabri Yaakob - đã công bố khoản cứu trợ tiền mặt bổ sung trị giá 630 triệu RM (143 triệu USD) nhằm giúp các gia đình có thu nhập thấp ứng phó tình trạng giá cả leo tháng khiến chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
Chương trình Hỗ trợ Gia đình Malaysia (BKM) sẽ mang lại lợi ích cho hơn 8,6 triệu người, bao gồm 4 triệu hộ gia đình, 1,2 triệu người cao tuổi và 3,4 triệu người độc thân. Ảnh minh họa: Reuters
Nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân trong cơn bão giá, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết, mỗi hộ gia đình trong diện B40 (Nhóm 40% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất. Tổng thu nhập dưới 4.850 RM (khoảng 21 triệu VND)/tháng sẽ được nhận viện trợ bằng tiền mặt, trị giá 100 RM/người (540.000 VND/người) trong khi người độc thân sẽ nhận được 50 RM (270.000 VND). Chương trình này sẽ được triển khai từ ngày 27/6 và chia làm 4 giai đoạn.
Trong một thông báo đặc biệt đưa ra ngày 23/6, Thủ tướng Ismail cho rằng Chương trình Hỗ trợ Gia đình Malaysia (BKM) sẽ mang lại lợi ích cho hơn 8,6 triệu người, bao gồm 4 triệu hộ gia đình, 1,2 triệu người cao tuổi và 3,4 triệu người độc thân, đồng thời cho biết thêm quyết định hỗ trợ tài chính được đưa ra sau khi chính phủ nhận thấy chi phí sinh hoạt tăng bao gồm giá thực phẩm. Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ nhận được tối đa 500 RM tùy theo hoàn cảnh. Giai đoạn 2 sẽ phân bổ thêm 650 triệu RM và điều này sẽ nâng tổng ngân sách viện trợ theo Chương trình BKM lên đến 1,74 tỷ RM.
Thủ tướng Ismail cho biết, khoản hỗ trợ tối đa lên tới 2.500 RM/hộ gia đình thuộc diện B40 nằm trong Ngân sách 2022, vốn được thông qua từ năm ngoái và là động lực lớn nhất của chính phủ cho đến nay, nhằm hướng đến phúc lợi của người dân.
Trong bài phát biểu đặc biệt, ông Ismail cũng cho biết, chương trình trợ giá tạm thời đối với mặt hàng dầu ăn đóng chai được áp dụng trong giai đoạn đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt từ ngày 1/7. Giải thích về quyết định này, ông cho biết chính phủ đã phát hiện ra rằng khoản hỗ trợ dầu ăn đã bị một số người sử dụng sai mục đích, trong đó có cả việc buôn lậu. Ban đầu, chương trình dự kiến chỉ kéo dài trong ba tháng kể từ tháng 8/2021 và khoản trợ cấp này đã khiến chính phủ tiêu tốn 55 triệu RM mỗi tháng.
Chính phủ Malaysia đã chi 4 tỷ RM để trợ cấp cho dầu ăn trong năm nay, so với 500 triệu RM vào năm 2020 và 2,2 tỷ RM vào năm 2021. Trên thực tế, chính phủ trợ cấp 60.000 tấn dầu ăn, nhiều hơn mức tiêu thụ của công chúng là 55.000 tấn mỗi tháng.
Nga đưa 49 công dân Anh vào danh sách đen Ngày 14/6, Nga thông báo đưa vào danh sách đen 49 công dân Anh, theo đó cấm các nhân vật này nhập cảnh Nga. Nga đưa một số nhà báo thuộc hãng BBC (Anh) vào danh sách đen. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Danh sách trên bao gồm 20 nhân vật liên quan lĩnh vực quốc phòng và 29 nhân vật trong giới truyền...