Malaysia thẩm vấn thủ lĩnh đối lập vì nghi ‘lật đổ chính phủ’
Cảnh sát thẩm vấn thủ lĩnh phe đối lập Anwar ngày 16/10 vì chính trị gia này bị nghi thúc đẩy lật đổ chính phủ để trở thành thủ tướng.
Thủ lĩnh phe đối lập Anwar Ibrahim hồi tháng 9 tuyên bố đã thu hút đủ sự ủng hộ từ các nghị sĩ Malaysia để giành quyền lực từ tay liên minh do Thủ tướng Muhyiddin Yassin đứng đầu, vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Anwar đã tới gặp Quốc vương Malaysia Abdullah, người bổ nhiệm chức vụ thủ tướng, để nêu về tình hình của bản thân. Tuy nhiên, Quốc vương Muhyiddin bác bỏ lời thách thức của Anwar.
Anwar từng được coi là thủ tướng tiềm năng của Malaysia cho tới khi chính phủ cải cách sụp đổi hồi tháng 2 trong bối cảnh đấu đá nội bộ gay gắt. Anwar là thành viên ban lãnh đạo của chính phủ cải cách này.
Cảnh sát triệu tập Anwar để thẩm vấn sau khi nhận được phàn nàn từ các nghị sĩ có tên trong một danh sách trên mạng Internet về những người được cho là ủng hộ thủ lĩnh phe đối lập. Anwar cho biết cảnh sát yêu cầu nộp danh sách này, song thủ lĩnh phe đối lập từ chối với lý do chỉ Quốc vương mới có quyền xem.
Video đang HOT
Thủ lĩnh phe đối lập Malaysia Anwar Ibrahim trong một buổi họp báo ở thủ đô Kuala Lumpu, ngày 13/10. Ảnh: AFP.
“Điều đáng lo ngại là họ muốn có danh sách này”, Anwar nói. “Đây là nỗ lực của những trùm chính trị muốn gây sức ép đối với tôi, mang tính ác ý và là quấy rối chính trị”.
Giới chức Malaysia đang điều tra Anwar theo đạo luật chống nhận xét gây hoảng loạn cho công chúng và chống chia sẻ nội dung mang tính xúc phạm. Anwar từng tuyên bố được hơn 120 nghị sĩ Malaysia ủng hộ để trở thành thủ tướng và Quốc vương sẽ gặp các lãnh đạo chính trị để đánh giá yêu cầu của thủ lĩnh phe đối lập. Thủ tướng Malaysia phải được hơn một nửa trong số 222 nghị sĩ ủng hộ.
Nếu được bổ nhiệm, sự kiện này sẽ chấm dứt hai thập kỷ Anwar tìm cách trở thành Thủ tướng Malaysia. Chính trị gia 73 tuổi từng ngồi tù nhiều năm với cáo buộc mơ hồ về hành vi quan hệ tình dục đồng tính, song được thả năm 2018 khi liên minh đối lập, do Mahathir Mohamad dẫn đầu, giành chiến thắng.
Sau khi chính phủ của liên minh đối lập sụp đổ, Muhyiddin trở thành thủ tướng Malaysia mà không cần qua bầu cử. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Muhyiddin chỉ giữ nhiều hơn hai ghế quốc hội so với phe đối lập, đồng thời bị đánh giá là “rất không ổn định”.
Thách thức từ tháng chay Ramadan
Lễ nhịn ăn và cầu nguyện của đạo Hồi bắt đầu từ ngày 23-4 hằng năm là một thách thức lớn không chỉ của chính phủ Malaysia nói riêng mà còn là của các quốc gia Hồi giáo nói chung
Trước sức ảnh hưởng và sự bùng phát có phần chưa được kiểm soát hiện nay trên thế giới, đại dịch Covid-19 thực sự là cú sốc quá lớn đối với rất nhiều người, trong đó có chúng tôi, những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Malaysia.
Còn nhớ khi đại dịch bắt đầu bùng nổ tại Trung Quốc, Malaysia cũng như Việt Nam có số người nhiễm không cao và sau thời gian tích cực điều trị, 100% bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi bệnh. Nhưng nếu Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện các biện pháp phòng chống và cách ly thì đa phần người dân Malaysia lại hoàn toàn vô tư mà không biết rằng, chỉ sau chưa đầy hai tháng, chính phủ đã buộc phải đưa ra một quyết định có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đối với nền kinh tế của đất nước này.
Cho đến trước 22 giờ ngày 16-3, hầu như người dân bản xứ (trừ người gốc Hoa) không có ý thức về việc đeo khẩu trang. Thậm chí nếu bạn đeo sẽ có vài ánh mắt nhìn theo không thân thiện. Nếu như không có lễ hội cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo Sri Petaling có quy mô lớn ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur thì người dân ở đây vẫn sẽ tiếp tục vô tư với sự náo loạn đang diễn ra ở bên ngoài đất nước mình.
Khi số người nhiễm trong vài ngày ngắn ngủi đột biến lên đến 430, chính phủ tuyên bố cho tất cả các công ty, trường học, toàn thể người dân 1 ngày để chuẩn bị, kể từ ngày 18-3 phong tỏa phạm vi toàn quốc đối với Malaysia. Tôi vẫn nhớ vẻ mặt ngơ ngác của vị sếp Nhật (lúc đó đang ở Nhật) công ty tôi khi nhận tin vào sáng ngày hôm sau. Quả thật, loại tin tức không một chút dấu hiệu dự báo này thật khiến cho người ta bối rối.
Giữ khoảng cách an toàn trong các siêu thị ở Kuala Lumpur
Vậy là trong một ngày, sau khi bộ phận kỹ thuật gom toàn bộ laptop trong công ty, cài đặt dữ liệu cho từng người rồi test đường truyền các loại, bắt đầu từ ngày 18-3, toàn thể nhân viên công ty tôi bắt đầu làm việc ở nhà cho đến ngày 31-3. Tôi ở chung phòng với một cô bạn người Thái và 1 cô bạn người Myanmar. Cô bạn người Thái và tôi được làm việc từ xa tại nhà. Trong khi đó, cô bạn người Myanmar đã... được nghỉ không lương. Sự thật, số lượng người chung số phận với cô bạn Myanmar là không hề ít.
Sự quyết liệt của chính phủ Malaysia có thể nhận thấy qua các yêu cầu, chỉ thị được đưa ra liên tục và đặc biệt là sự vào cuộc của quân đội. Tôi có hai người đồng nghiệp Nhật Bản, sáng nào cũng rèn luyện sức khỏe bằng cách chạy vòng quanh một ngọn núi nhỏ gần nhà. Vì nghĩ là chạy bộ hầu như không hề tiếp xúc với ai nên họ vẫn duy trì thói quen thường ngày này. Một ngày nọ, họ nhắn với tôi, sáng nay đang chạy thì bị cảnh sát chặn lại. Họ đề nghị xuất trình hộ chiếu cùng phương thức liên lạc với quản lý của công ty, đồng thời yêu cầu chấm dứt việc đi ra khỏi nhà ngay từ giờ phút này.
Có thể lý giải được thái độ cứng rắn này bởi chỉ trong 10 ngày ngắn ngủi, số lượng người nhiễm Covid-19 ở Malaysia đã tăng lên gần 2.000 ca, một con số đáng sợ. So với các nước phương Tây thì Malaysia không gặp tình trạng các siêu thị bị vơ vét trống không. Song, điều đáng lo ngại là tinh thần sùng đạo của người dân bản xứ và số đông các lao động đến từ đất nước láng giềng Indonesia. Thậm chí sau lệnh cấm đến nhà thờ cầu nguyện, vẫn có những tổ chức lén lút tập trung lại với nhau. Họ không có ý chống lại chính phủ, họ chỉ muốn cầu nguyện để mọi điều có thể trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng ở một góc độ nào đó, điều ấy đã không còn phù hợp với tình thế lúc này.
Ở Malaysia, người ta phát hiện ra có sự lây nhiễm đến F5, để thấy mức độ lây nhiễm rộng rãi như thế nào. Không được lái xe trên hai người, mỗi gia đình chỉ được 1 người đại diện ra đường khi có nhu cầu thật sự cần thiết như đi siêu thị, không đeo khẩu trang sẽ bị cảnh sát phạt tiền, đi vào siêu thị cũng phải xếp hàng theo lượt với khoảng cách nhất định và được đo nhiệt độ...
Sau bao nhiêu cố gắng nhưng dường như vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, trưa 25-3, Thủ tướng Muhyiddin Yassin chính thức công bố kéo dài thời gian phong tỏa thêm 2 tuần, tức là đến ngày 14-4. Lễ Ramadan (tháng nhịn ăn và cầu nguyện) của đạo Hồi sẽ bắt đầu từ ngày 23-4 hằng năm sẽ là một thách thức lớn không chỉ của chính phủ Malaysia nói riêng mà còn là của các quốc gia Hồi giáo nói chung.
Để có thể duy trì một lễ hội thiêng liêng bậc nhất, người ta có thể nhìn thấy sự nỗ lực và quyết liệt của chính phủ Malaysia vào lúc này. Tuy nhiên sau một tháng phong tỏa và lại tiếp tục thả lỏng, liệu kịch bản hồi cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua có lặp lại hay không, có lẽ ngay cả tân Thủ tướng Muhyiddin Yassin cũng không dám đưa ra lời cam kết.
Việt Nam khẳng định vị thế và vai trò trong ASEAN Nhân kỷ niệm 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, tờ New Straits Times của Malaysia có bài viết với tựa đề "Việt Nam thúc đẩy kinh tế ASEAN bất chấp Covid-19", nêu bật những đóng góp của Việt Nam trong tổ chức này. Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trong năm Chủ tịch ASEAN, thể hiện qua việc...