Malaysia tăng mức phạt đối với người vi phạm lệnh kiểm soát đi lại
Ngày 25/2, trang điện tử Công báo liên bang (e-Federal Gazette) của Malaysia đã đăng tải bản cập nhật mới nhất Sắc lệnh khẩn cấp về phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm 2021, trong đó quy định từ ngày 11/3, những người vi phạm Lệnh kiểm soát đi lại (MCO) có thể bị phạt tới 10.000 ringgit (gần 2.500 USD), cao gấp 10 lần so với mức phạt tối đa trước đây.
Cảnh sát kiểm tra giấy tờ tại một trạm kiểm soát ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 13/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trước làn sóng thứ ba dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát mạnh mẽ từ cuối tháng 9/2020, Chính phủ Malaysia đã quyết định áp dụng MCO 2.0 từ ngày 13/1. Tuy nhiên, số người vi phạm quy định này hàng ngày vẫn ở mức 3 con số và là một trong những nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh tại Malaysia chưa được cải thiện rõ rệt.
Với mức phạt tối đa tăng gấp 10 lần, cơ quan chức năng Malaysia kỳ vọng quy định mới này sẽ có tác dụng răn đe, khiến người dân thực hiện nghiêm chỉnh quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP), góp phần hạn chế và ngăn chặn việc lây lan dịch COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này.
Cùng ngày, trong cuộc họp báo thường nhật, Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob cho biết Chính phủ Malaysia cho phép tổ chức các cuộc hội họp, hội nghị, hội thảo và triển lãm tại các bang áp dụng MCO kể từ ngày 5/3 trong điều kiện tuân thủ SOP một cách chặt chẽ, trong đó số người tham dự tối đa bằng 25% công suất phòng họp hoặc không quá 250 người. Cùng với đó, các nghệ sỹ biểu diễn đường phố cũng được phép hoạt động trở lại.
Ngày 25/2, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 1.924 ca mắc mới, mức thấp nhất kể từ ngày 4/1 tới nay, cùng 12 trường hợp tử vong. Hiện Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 293.698 người mắc COVID-19, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á về số ca mắc sau Indonesia và Philippines, trong đó có 1.110 ca tử vong và 263.761 người đã bình phục.
Trước đó một ngày, Malaysia đã chính thức khởi động giai đoạn đầu của Kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Với nguồn cung vaccine từ 6 nhà sản xuất khác nhau, quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch này vào đầu năm 2022 với 100% dân số được chủng ngừa.
* Hãng Kyodo ngày 25/2 đưa tin Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại 5 tỉnh ở phía Tây thủ đô Tokyo vào cuối tháng này, sớm hơn 1 tuần so với kế hoạch trước đó. Nước này cũng sẽ xem xét nối lại chương trình trợ cấp nhằm thúc đẩy du lịch nội địa ở một số khu vực sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ hoàn toàn.
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Du lịch Kazuyoshi Akaba cho biết ý tưởng về khả năng tái khởi động chiến dịch “Go To Travel” được đưa ra sau khi Nhật Bản quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với 5 ở phía Tây thủ đô Tokyo gồm Osaka, Kyoto, Hyogo, Aichi và Gifu vào cuối tháng này vì tình hình dịch bệnh được cải thiện và không còn nghiêm trọng. Lực lượng đặc trách các biện pháp chống dịch của chính phủ sẽ thông qua lần cuối cùng kế hoạch này vào ngày 26/2 sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia y tế.
Video đang HOT
Fukuoka cũng đã yêu cầu chính phủ đưa tỉnh Tây Nam này ra khỏi danh sách tình trạng khẩn cấp, song chưa có quyết định nào được đưa ra. Một số chuyên gia y tế cho rằng cần phải đánh giá thêm tình hình vì tỷ lệ lấp đầy giường bệnh vẫn ở mức cao. Theo kế hoạch, tình trạng khẩn cấp lần thứ hai ở Nhật Bản được gia hạn đến ngày 7/3 tới.
Không giống như tình trạng khẩn cấp đầu tiên được ban hành vào mùa Xuân năm ngoái, biện pháp này hiện chỉ áp dụng đối với thủ đô Tokyo và một số khu vực khác của đất nước vốn chứng kiến sự gia tăng trở lại các ca mắc COVID-19. Chính phủ cũng chưa quyết định về việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo và các tỉnh lân cận gồm Kanagawa, Chiba và Saitama vào ngày 7/3 tới.
COVID-19 tại ASEAN hết 5/2: Toàn khối trên 46.400 ca tử vong; Malaysia dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 5/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 17.867 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 46.410 người.
Kiểm tra thân nhiệt của học sinh tham dự kỳ thi đại học tại Banda Aceh, Indonesia nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Myanmar và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận thêm 11.984 ca COVID-19 và 189 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.134.854 ca và 31.202 ca.
Người dân đeo khẩu trang và mặt nạ phòng lây nhiễm COVID-19 tại một khu chợ ở Manila, Philippines, ngày 5/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 61 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây. Philippines cũng đứng thứ 2 châu Á về số ca tử vong ngày 5/2.
Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 3.391 ca bệnh mới, 19 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 5/2 ghi nhận thêm 586 ca bệnh mới, song không có ca tử vong.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 46.419 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 285 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.133.155 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.773.061 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Lào, Brunei và Campuchia không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan, Phillipines và Indonesia tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm và tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong ngày 5/2.
Trung tâm xử lý tình huống dịch COVID-19 của Thái Lan (CCSA) ngày 5/2 thông báo nước này có 586 ca nhiễm mới, trong đó có tới 573 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Theo người phát ngôn CCSA, có 526 ca lây nhiễm trong cộng đồng được xác định thông qua việc xét nghiệm chủ động công dân Thái Lan và người di cư Myanmar, phần lớn sinh sống và làm việc tại các nhà máy ở tỉnh Samut Sakhon.
Tại thủ đô Bangkok, hàng chục ca nhiễm mới được xác định có liên quan đến nhóm người tham gia các bữa tiệc tại nhà và nhiều địa điểm riêng tư khác nhau, trong đó có trường hợp mà tất cả 16 người dự tiệc đều dương tính với SARS-CoV-2.
Thái Lan đến nay ghi nhận 22.644 ca nhiễm với 15.331 bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện trong khi còn 7.234 người khác hiện đang nằm viện. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này là 79 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Samut Sakhon, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Philippines, Bộ Y tế nước này cho biết tổng số ca nhiễm tại đây đã lên tới 533.587 ca, sau khi ghi nhận thêm 1.894 ca nhiễm mới trong ngày 5/2. Tính đến nay, Philippines đã xét nghiệm cho hơn 7,4 triệu người. Theo kế hoạch, nước này sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế người nước ngoài nhập cảnh từ 16/2.
Theo đó, cho phép nhập cảnh đối với những người nước ngoài có thị thực được cấp trước hoặc vào ngày 20/3/2020 và vẫn còn giá trị vào thời điểm nhập cảnh. Tuy nhiên, những người nhập cảnh phải đặt trước chỗ lưu trú trong ít nhất 6 đêm tại khách sạn và cơ sở cách ly để xét nghiệm vào ngày thứ 6 sau khi đặt chân tới nước này.
Với số ca nhiễm mới tăng 11.749 ca trong ngày 5/2, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 1.134.854 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong khi số ca tử vong tại nước này đã lên tới 31.202 ca, tăng thêm 201 ca trong 24 giờ qua. Hiện dịch COVID-19 đã lây lan toàn bộ 34 tỉnh của nước này, trong đó thủ đô Jakarta vẫn là điểm nóng với số ca nhiễm được ghi nhận trong 24 giờ qua cao nhất cả nước là 3.340 ca.
Vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thông báo quốc gia này sẽ triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 từ ngày 10/2 sau khi tiếp nhận lô vaccine đầu tiên của hãng Sinopharm (Trung Quốc) trong cuối tuần này.
Chia sẻ trên tài khoản Facebook cá nhân, Thủ tướng Campuchia nêu rõ chương trình tiêm chủng vaccine tại quốc gia này sẽ bắt đầu từ sáng 10/2 tại bệnh viện Calmette. Buổi tiêm chủng đầu tiên sẽ được phát trực tiếp trên truyền hình và các nền tảng truyền thông xã hội. Ông Hun Sen cũng sẽ tổ chức họp báo ngay tại bệnh viên Calmette sau khi được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Chương trình tiêm chủng miễn phí dành cho những người có nguy cơ cao như các nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên an ninh, lực lượng quân sự, các lái xe taxi và tuk-tuk, người thu gom rác và một số nhóm khác.
Tới nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 470 ca mắc bệnh, không có ca tử vong trong khi 452 bệnh nhân đã hồi phục. Trước đó, ngày 4/2, Bộ Y tế Campuchia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Sinopharm. Chính phủ nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho từ 10-13 triệu người (khoảng 80% dân số).
Hãng bia Nhật cắt hợp tác với công ty quân đội Myanmar Hãng bia Kirin của Nhật Bản tuyên bố chấm dứt hợp tác liên doanh với tập đoàn thuộc sở hữu của quân đội Myanmar sau cuộc đảo chính. "Trong tình hình hiện tại, chúng tôi không còn lựa chọn nào ngoài chấm dứt quan hệ liên doanh với MEHL, công ty cung cấp dịch vụ quản lý quỹ phúc lợi cho quân đội...