Malaysia tăng cường an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26
An ninh đã được thắt chặt tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia trong bối cảnh Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 khai mạc trong ngày 27/4
Cảnh sát với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ an ninh quanh khu vực diễn ra hội nghị tai trung tâm hội nghị Kuala Lumpur.
Trước đó, ngày 26/4, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 12 người liên quan đến nhóm phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và thu giữ nhiều vật liệu nổ, được nhóm này lên kế hoạch thực hiện một số vụ tấn công tại thủ đô. Cảnh sát vẫn đang điều tra xem liệu các vụ tấn công này có liên quan đến hội nghị hay không.
Cảnh sát Malaysia tại Quảng trường Độc lập ở Kuala Lumpur (ảnh: AP)
Video đang HOT
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 là hội nghị cấp cao đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2015 của Malaysia với chủ đề “Người dân của chúng ta, Cộng đồng của chúng ta, Tầm nhìn của chúng ta” và xác định 8 nội dung ưu tiên của năm Chủ tịch gồm: Chuẩn bị cho Cộng đồng ASEAN hình thành vào 31/12/2015; Hoàn tất soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015; Tăng cường thể chế ASEAN; Đưa người dân ASEAN xích lại gần nhau hơn; Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Mở rộng thương mại và đầu tư nội khối; Thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực; Tăng cường vai trò toàn cầu của ASEAN.
Vấn đề đối phó với khủng bố và tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được xem là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của hội nghị.
Tại hội nghị lần này, lãnh đạo 10 nước ASEAN sẽ tập trung bàn phương hướng và biện pháp tiếp tục thúc đẩy hình thành Cộng đồng ASEAN 2015; xây dựng tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015; cải tiến tổ chức bộ máy về lề lối làm việc; quan hệ đối ngoại của Hiệp hội; vai trò trung tâm của ASEAN; các thách thức đối với ASEAN và hướng xử lý./.
Hồng Nhung (Theo Reuters)
Theo NTD
ASEAN quan ngại Trung Quốc đắp đảo ở Biển Đông
Trong ngày đầu tiên diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26, Philippines cảnh báo Trung Quốc muốn nắm "quyền kiểm soát" Biển Đông, đồng thời kêu gọi các nước "có thái độ dứt khoát" với Bắc Kinh.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Ahman tuyên bố: "Chúng tôi đánh giá cao nếu Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo xâm lấn biển tại khu vực biển Đông và thảo luận cùng các nước thành viên ASEAN. Các nước thành viên ASEAN muốn thấy rằng vấn đề này cần được giải quyết một cách thân thiện vì nó không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia có kiến nghị mà toàn thể ASEAN".
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Kuala Lumpur ngày 26/4, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cảnh báo Trung Quốc đang củng cố quyền kiểm soát ở Biển Đông. Ông Rosario nói với các ngoại trưởng ASEAN rằng việc Trung Quốc gấp rút tiến hành bồi đắp phi pháp ở Biển Đông là "mối đe dọa không thể phớt lờ".
Hành động leo thang trên Biển Đông của Trung Quốc như xây dựng phi pháp các hòn đảo nhân tạo, phát triển cầu cảng, sân bay... càng khiến việc tranh chấp chủ quyền giữa các nước ngày càng phức tạp và nguy hiểm.Các Ngoại trưởng bày tỏ lo ngại về những hoạt động bồi đắp trên quy mô lớn các bãi đá ở Biển Đông; cho rằng những hành động này đã làm thay đổi nguyên trạng, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm suy giảm lòng tin, gây căng thẳng ở khu vực.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS), tự kiềm chế, không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; đề nghị ASEAN cần tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốc để thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là Điều 5 về tự kiềm chế và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC).
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
ASEAN tuyên bố: Hành động của Trung Quốc "có thể hủy hoại hòa bình" ở Biển Đông Ngày 27/4, một tuyên bố tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại Malaysia nhấn mạnh, việc Trung Quốc đẩy mạnh xây đảo mới "có thể hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định" trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Tuyên bố này, vẫn chưa được công bố, nêu rõ: "Chúng tôi chia sẻ mối quan ngại sâu sắc của một...