Malaysia, Singapore nỗ lực giải quyết tranh chấp
Bộ Ngoại giao Malaysia hôm qua ra thông cáo nhấn mạnh nước này và Singapore sẽ tiếp tục gặp nhau để thảo luận về những vấn đề liên quan tranh chấp vùng biển và vùng trời giữa hai nước, theo tờ The Straits Times.
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan (trái) và người đồng cấp Malaysia Saifuddin Abdullah trong cuộc họp báo chung ngày 8.1
CHỤP MÀN HÌNH THE STRAITS TIMES
Ngoại trưởng hai nước đã gặp tại Thái Lan vào ngày 17 – 18.1 nhằm tiếp tục nỗ lực theo đuổi giải pháp ngoại giao cho các vấn đề song phương. Thông cáo nêu rõ dù những sự cố gần đây cản trở nỗ lực ngoại giao, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah vẫn nhận được một bức thư với giọng điệu tích cực từ người đồng cấp Singpapore Vivian Balakrishnan.
Trước đó vào ngày 13.1, Singapore đã phản đối dữ dội việc Thủ hiến bang Johor của Malaysia là ông Osman Sapian thăm một tàu công vụ Malaysia neo đậu trong lãnh hải Singapore.
Để phản ứng, Singapore quyết định hủy cuộc họp về hợp tác thương mại song phương được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 14.1. Sau đó một ngày, Ngoại trưởng Balakrishnan cảnh báo quan hệ giữa hai nước có thể trở nên “tồi tệ hơn”.
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Nhà Trắng tiết lộ lý do chọn Singapore cho cuộc gặp Trump - Kim
Quan chức Nhà Trắng cho biết có một số lý do để Singapore được chọn làm nơi diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào tuần tới.
Khách sạn Capella trên đảo Sentosa được chọn làm nơi diễn ra thượng đỉnh Mỹ - Triều (Ảnh: Reuters)
Theo CNBC, một quan chức cấp cao Nhà Trắng đã tiết lộ lý do Singapore được chọn làm nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều trong khi có nhiều địa điểm khác cũng được cân nhắc như Thụy Sĩ, Mông Cổ hay khu phi quân sự liên Triều.
"Singapore được chọn vì họ sẵn sàng tổ chức sự kiện, và cũng bởi vì họ có quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Triều Tiên. Họ là một trong số rất ít quốc gia thiết lập quan hệ với cả hai nước", quan chức Nhà Trắng cho biết.
"Chúng tôi cảm ơn Singapore vì đã đăng cai sự kiện này. Việc lựa chọn Singapore dựa trên sự sẵn sàng và tử tế của họ nhằm tổ chức hội nghị khi Triều Tiên sẵn sàng gặp mặt ở đây", quan chức Nhà Trắng cho biết thêm.
Singapore, quốc đảo với 5,6 triệu dân, từng có kinh nghiệm tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh quan trọng với sự tham gia của các quan chức cấp cao từ nhiều nước trên thế giới. Năm 2015, Singapore từng được chọn làm nơi tổ chức cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu.
Theo Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan, Singapore không phải là nước đề xuất tổ chức cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều mà nhận được lời đề nghị từ Washington.
"Mỹ đã tiếp cận chúng tôi trước. Tiếp đó Triều Tiên cũng tới gặp chúng tôi. Tôi nghĩ người Singapore có thể tự hào. Tự hào rằng chúng ta đã được chọn vì họ biết chúng ta trung lập, đáng tin cậy và an toàn", Ngoại trưởng Balakrishnan nói thêm.
Thắt chặt an ninh
An ninh được siết chặt tại Sentosa trong những ngày diễn ra thượng đỉnh Mỹ - Triều (Ảnh: Straitstimes)
Thông cáo chung của lực lượng cảnh sát và Tập đoàn phát triển Sentosa (SDC) ngày 8/6 cho biết các du khách tới đảo Sentosa, bao gồm cả du khách di chuyển bằng cáp treo, có thể bị khám xét túi xách hoặc các các hình thức kiểm tra an ninh khác trong khoảng thời gian từ ngày 12-13/6 khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ diễn ra tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa.
Theo thông cáo, du khách vẫn có thể tới đến Sentosa từ ngày 10-14/6, tuy nhiên các biện pháp an ninh sẽ được siết chặt tại khu vực xung quanh khách sạn Capella và một số địa điểm được quy định. Các thiết bị bay không người lái sẽ bị cấm hoàn toàn.
Các dịch vụ vận tải tại Sentosa vẫn hoạt động bình thường, bao gồm các chuyến xe buýt nhanh, tàu cao tốc và cáp treo. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh trên đảo vẫn diễn ra như thường lệ. Thông cáo cũng mong muốn các du khách và người dân trên đảo kiên nhẫn và thông cảm với các biện pháp an ninh được siết chặt khi tới Sentosa trong những ngày diễn ra sự kiện.
Dỡ bỏ trừng phạt tạm thời
Chính phủ Singapore thông báo các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Triều Tiên sẽ được dỡ bỏ từ ngày 9-14/6 trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Tuy nhiên, lệnh dỡ bỏ này chỉ được áp dụng đối với hoạt động xuất nhập cảnh hàng hóa của phái đoàn Triều Tiên nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh tại Singapore.
Theo lệnh mới, các hàng hóa được các đại biểu của phái đoàn Triều Tiên mang vào và đưa ra khỏi Singapore trong khoảng thời gian trên sẽ không phải xin giấy phép hoặc sự chấp thuận từ giới chức Singapore nếu những hàng hóa đó phục vụ cho hội nghị thượng đỉnh.
Hồi tháng trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với các quan chức Triều Tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh cũng như các cuộc họp chuẩn bị tại Singapore.
Trước đó, các lệnh cấm từng được đưa ra để răn đe Triều Tiên sau một loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Thành Đạt
'Triều Tiên chỉ phi hạt nhân khi Mỹ ngừng đe doạ' Cơ quan truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm thứ Năm (20/12) đã đưa ra tuyên bố cứng rắn khi khẳng định chỉ phi hạt nhân khi Mỹ "chấm dứt đe doạ". Theo cơ quan truyền thông chính thức của Triều Tiên, bất kỳ thỏa thuận nào tiến tới phi hạt nhân của Bình Nhưỡng đều phải được đáp trả bằng việc Mỹ...