Malaysia sẽ tổ chức tổng tuyển cử sau hết dịch COVID-19
Ngày 28/11, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết nước này sẽ tổ chức tổng tuyển cử sau khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chấm dứt.
Thủ tướng Muhyiddin đưa ra tuyên bố trên chỉ 2 ngày sau khi Quốc hội nước này đã biểu quyết ủng hộ kế hoạch chi tiêu năm 2021 của chính phủ.
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 26/11, Quốc hội Malaysia đã thông qua ngân sách lớn nhất từ trước đến nay sau nhiều tuần phe đối lập và một số đồng minh của Thủ tướng Muhyiddin đe dọa bác bỏ kế hoạch chi tiêu năm 2021 của chính phủ, điều được cho là có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng.
Phát biểu tại đại hội đảng Bersatu diễn ra theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Muhyiddin tuyên bố sau khi hết dịch COVID-19, Malaysia sẽ tiến hành tổng tuyển cử. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ trả lại nhiệm vụ cho người dân và để họ lựa chọn chính phủ mà họ muốn”.
Video đang HOT
Ông Muhyiddin, người từng giữ chức Bộ trưởng Nội vụ, đã được Quốc vương Abdullah Sultan Ahmad Shah đồng ý bổ nhiệm làm Thủ tướng hồi cuối tháng 2 năm nay, sau khi chính trường Malaysia trở nên rối ren với việc ông Mahathir Mohamad bất ngờ từ chức Thủ tướng vào ngày 24/2.
Chính quyền của Thủ tướng Muhyiddin đang phải đối mặt với thách thức từ lãnh đạo phe đối lập Anwar Ibrahim và giải quyết những bất đồng ngày càng gia tăng trong đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO), đảng lớn nhất trong liên minh của ông Muhyiddin. Tuy nhiên, ông Muhyiddin đã có cuộc với gặp Chủ tịch UMNO Ahmad Zahid Hamidi trong tuần này và hai bên đã nhất trí hàn gắn quan hệ giữa hai đảng, cũng như tránh cạnh tranh lẫn nhau khi cuộc bầu cử diễn ra.
Malaysia đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm bệnh COVID-19 mới với tổng số ca nhiễm đã tăng hơn gấp 4 lần kể từ tháng 9 vừa qua. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Malaysia đã tăng lên hơn 60.000 ca tính đến ngày 27/11.
APEC nhất trí thương mại 'tự do, cởi mở và dự đoán được'
Các lãnh đạo APEC, gồm cả ông Trump và ông Tập, nhất trí rằng thương mại, đầu tư "tự do, cởi mở và dự đoán được" là cần thiết để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã nhất trí rằng "môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và có thể dự đoán được" là liều thuốc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Tầm nhìn Putrajaya (thủ đô hành chính của Malaysia), đã được tất cả các lãnh đạo APEC, bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thuận và hoan nghênh khi được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tối 20/11 do Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin chủ trì, theo Nikkei. Tầm nhìn Putrajaya đặt ra con đường phát triển cho nhóm trong hai thập kỷ tới, nhằm tạo ra một "cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình" vào năm 2040.
Ba động lực kinh tế để đạt được tầm nhìn này gồm thương mại và đầu tư; đổi mới và số hóa; tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, ngày 20/11. Ảnh: Bộ Ngoại giao .
Các thành viên APEC cũng đạt được nhất trí về tuyên bố chung đầu tiên sau ba năm khi hội nghị kéo dài ba giờ kết thúc. Trước đó, hội nghị thượng đỉnh APEC tại Papua New Guinea 2018 không ra tuyên bố chung do căng thẳng Mỹ-Trung, còn hội nghị tại Chile năm 2019 bị hủy vì tình trạng bất ổn.
Các lãnh đạo APEC thông qua tuyên bố, đánh dấu hoàn thành thực hiện sáng kiến thành lập nhóm Tầm nhìn APEC và xây dựng định hướng hợp tác APEC trong giai đoạn mới, do Việt Nam khởi xướng và được thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC 25 tại Đà Nẵng tháng 11/2017.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ kinh nghiệm cùng thành tựu của Việt Nam và Cộng đồng ASEAN trong chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, kịp thời, kiểm soát đại dịch, xử lý các hệ lụy kinh tế - xã hội và từng bước phục hồi kinh tế. Thủ tướng nhấn mạnh cần đề cao tinh thần hợp tác và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, tăng cường hợp tác đa phương, cân bằng giữa hành động ngắn hạn với xử lý thách thức trung và dài hạn trong ứng phó "đa khủng hoảng" hiện nay. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thành viên của APEC để biến hiện thực hóa "tầm nhìn và ước vọng" được thông qua ngày 20/11.
Sau hội nghị, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhận bàn giao vai trò chủ nhà Hội nghị Các lãnh đạo kinh tế APEC 28 với chủ đề "Cùng đồng hành, hợp tác và tăng trưởng".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sắp dự hội nghị APEC, G20 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Hội nghị cấp cao APEC và Hội nghị thượng đỉnh G20 theo hình thức trực tuyến vào cuối tuần này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27 theo hình thức trực tuyến vào ngày 20/11 theo...