Malaysia quan tâm “vệt dầu loang”, hải quân Mỹ vào cuộc tìm kiếm
Phía Malaysia đề nghị Việt Nam cung cấp thông tin về 2 “vệt dầu loang” được phát hiện gần điểm nghi máy bay rơi, trong khi hải quân Mỹ cho hay, sẽ đưa máy bay tới tham gia tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích.
Tờ New Strait Times của Singapore vừa cho biết, cục hàng không dân dụng Malaysia đã chính thức đề nghị Việt Nam cũng cấp thông tin về hai vết dầu loang vừa được phát hiện ở gần địa điểm được cho là trùng với vùng trời mà máy bay của Malaysia Airlines mất tín hiệu.
Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (Ảnh minh họa)
Trước đó, chiều tối ngày 8/3, đại tá Phạm Trường Sơn – Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng phụ trách Sư đoàn 370 Phòng không, không quân (Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Vào lúc 16 giờ 10, máy bay AN-26 số hiệu 286 trong quá trình tìm kiếm đã phát hiện hai vết dầu loang ở phía Nam đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 80 hải lý.
Thông tin nói trên hiện cũng rất được truyền thông quốc tế quan tâm và coi đây là tin tức đầu tiên liên quan đến chiếc máy bay bị mất tích.
Trong một thông tin có liên quan, hôm nay (8-3) Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết hải quân Mỹ đã đồng ý cử máy bay tới giúp Malaysia tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích.
Trước đó, cả Việt Nam, Malaysia và Philippines đều đã cử máy bay và tàu cứu nạn tới tìm kiếm trong khi Bộ Quốc phòng Singapore cử chiếc máy bay vận tải C130 Hercules tới ứng cứu.
Phi công lái Boeing 777-200 có hơn 30 năm kinh nghiệm
Video đang HOT
Theo Straitstimes, cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi, là người điều khiển chuyến bay số hiệu MH370 từ Kuala Lumpur, Malaysia tới Bắc Kinh, Trung Quốc rạng sáng ngày 8/3. Theo một người bạn học, ông Zaharie làm việc cho MAS từ năm 1981, ngay sau khi ông tốt nghiệp khóa đào tạo phi công.
Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah
Jason Lee, người bạn đồng niên của viên phi công lái chiếc máy bay mất tích, chia sẻ: “Trở thành phi công là mơ ước từ lâu của Zaharie. Ông luôn kể với chúng tôi cảm giác thú vị khi bay khắp nơi. Ông ấy là một người bạn tuyệt vời, dù lần gần nhất chúng tôi gặp nhau là năm 2010″. Straitstimes dẫn lời giám đốc điều hành MAS, ông Ahmad Jauhari Yahya, cho biết, các phi công điều khiển chiếc Boeing 777 mất tích có tổng cộng 21.000 giờ bay. Cơ trưởng Zaharie có 18.365 giờ và cơ phó Fariq Ab.Hamid, 27 tuổi với 2.763 giờ bay.
Trong khi ông Zaharie làm việc cho MAS từ năm 1981 thì Fariq làm việc cho hãng này từ năm 2007. Cũng theo ông Ahmad, hành khách trên chiếc máy bay mất tích chủ yếu là người Trung Quốc. Ít nhất 2 trẻ nhỏ có mặt trên máy bay lúc nó mất liên lạc khi qua vùng biển giữa Malaysia và Việt Nam. Các đội tìm kiếm cứu nạn của Malaysia, Singapore và Việt Nam chưa tìm thấy bất kể dấu vết nào của chiếc máy bay ở khu vực nghi vấn.
Theo Dantri
Lịch sử và ý nghĩa Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ.
Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ
Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữvà trẻ em cực khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New-York (của nước Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. ến tháng 2 năm 1909 lần đầu tiên phụ nữkhắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New-York đã có 3000 chị dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cơ-la-re-Zet-Kin (người ức) và bà Rô-da-luya-Xăm-Bua (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Cơ-rúp-xcai-a (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.
Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Cô-pen-ha-gơ (thủ đô an Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Ngày làm việc 8 giờ. Công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.
Nội dung ngày quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "Phát triển", "Giới". Vấn đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh giá một các đầy đủ trên những khía cạnh khác nhau thông qua một loạt các hội nghị thế giới. Từ thập niên 70 đến nay, đã có 4 hội nghị thế giới về phụ nữ:
Hội nghị lần thứ nhất tổ chức tại Mêhicô năm 1975, mở đầu thập kỷ phụ nữ.
Hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Côpenhagơ (an Mạch) năm 1980.
Hội nghị lần thứ ba tổ chức tại Nairôbi (Kenya) năm 1985. Tại hội nghị này "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ" đã được thông qua.
Hội nghị lần thứ tư tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995.
Các hội nghị thế giới về phụ nữ do Liên hiệp quốc đứng ra tổ chức là những sự kiện Quốc tế to lớn đối với đời sống chính trị của toàn thế giới đặc biệt đối với phụ nữ. Vì lẽ đó, vấn đề giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ là một vấn đề toàn cầu.
Mục đích của Hội nghị Bắc Kinh là nhằm kiểm lại việc thực hiện "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ" đã được đề ra tại hội nghị Narôbi và công ước liên hiệp quốc "Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ" (Công ước CEDAW) đồng thời thông qua "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000".
"Tuyên bố Bắc Kinh" và "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000" là hai văn kiện quan trọng nhất của hội nghị Bắc Kinh. Hai văn kiện này một mặt phác họa những trở ngại trên con đường phấn đấu cho sự bình đẳng của nữ giới bên cạnh nam giới; Mặt khác khẳng định những cam kết và sự quyết tâm của các chính phủ, các tổ chức quốc tế bằng mọi biện pháp nhằm tới mục tiêu Bình đẳng-Phát triển-Hòa bình vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Thực hiện cam kết đó, ngày 4 tháng 10 năm 1997, chính phủ nước ta đã có quyết định số 822/TTG về việc phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành 11 mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 nhằm cam kết trước thế giới Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam thực hiện mục tiêu "Hành động vì bình đẳng, phát triển và hòa bình" của hội nghị Bắc Kinh.
Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc.
Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.
Theo Xahoi
Nổ đường ống dẫn dầu, 35 người chết Ít nhất 35 người thiệt mạng và 166 người bị thương trong vụ nổ đường ống dẫn dầu ở khu Hoàng Đảo, thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 22-11. Đây là vụ tai nạn lao động công nghiệp tồi tệ nhất trong năm qua tại nước này. Mặt đường nứt toác, những chiếc xe bị thổi bay do vụ...