Malaysia muốn trình vụ kiện MH17 lên Liên Hợp Quốc, Nga bác bỏ
Malaysia ngày 9/7 yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở tòa án xét xử những kẻ tình nghi bắn hạ máy bay MH17 tại miền Đông Ukraine 1 năm trước.
Theo Reuters, Malaysia, một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ngày 8/7 đã đệ trình một bản dự thảo nghị quyết theo đề xuất của Malaysia, Australia, Hà Lan, Bỉ, Ukraine lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Các nhân viên điều tra xem xét hiện trường máy bay MH17 (Ảnh Reuters)
Máy bay MH17 của hãng Malasyia chở theo 298 hành khách, trong đó có 2/3 là người Hà Lan đã bị bắn hạ vào tháng 7/2014 tại miền Đông Ukraine.
Tuy nhiên, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin nhấn mạnh: “Tôi không nhận thấy bất kỳ tương lai nào cho bản dự thảo nghị quyết này. Thật không may, đó dường như chỉ là một nỗ lực về chính trị có thể hủy hoại những nỗ lực để tìm ra những kẻ phạm tội”.
Video đang HOT
Nga là thành viên có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng với Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Ukraine và phương Tây đã buộc tội phe đối lập tại miền Đông Ukraine bắn hạ máy bay MH17 bằng tên lửa của Nga. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ cáo buộc nói trên.
Dự kiến, một báo cáo điều tra do Hà Lan đứng đầu liên quan đến vụ tai nạn máy bay MH17 sẽ được công bố vào cuối năm nay. Cả Malaysia, Australia, Belgium và Ukraine cũng tham gia vào quá trình điều tra nói trên.”Khi một chiếc máy bay của Mỹ bị tấn công khủng bố và rơi tại Scotland thì không nước nào đề xuất ý tưởng đưa vụ việc ra tòa án quốc tế”, ông Churkin đề cập đến vụ đánh bom máy bay Pan Am trên bầu trời Lockerbie năm 1988.
“Chúng ta nên chờ kết quả của cuộc điều tra rồi mới có thể tính đến những bước đi pháp lý một cách hiệu quả nhất”, ông Churkin nói./.
Teo NTD
Bắt đầu xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về "đường lưỡi bò"
Bên cạnh lập luận rằng tòa án quốc tế phải can dự vào tranh chấp ở Biển Đông, Philippines còn yêu cầu tòa tuyên bố "đường lưỡi bò" không có giá trị.
Nhiều người Philippines biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trước Văn phòng lãnh sự Trung Quốc ở Manila ngày 7.7 - Ảnh: AFP
Ngày 7.7, phiên tòa đầu tiên của vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông đã chính thức bắt đầu diễn ra tại Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan). Ban thẩm phán gồm 5 người tìm hiểu lập luận trong tuần này trước khi đưa ra quyết định liệu PCA có quyền xét xử vụ kiện của Philippines hay không.
Tờ The Philippine Star dẫn lời bà Abigail Valte, Phó phát ngôn viên Tổng thống Philippines, cho hay phiên xử đầu tiên của tòa bắt đầu từ 14 giờ 30 đến 17 giờ 30 (giờ địa phương). Dự kiến, lần phân xử này sẽ diễn ra đến ngày 13.7.
Bà Valte cho biết thêm sau khi Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario trình bày lý do kiện Trung Quốc, các luật sư từ Công ty Foley Hoag ở Washington D.C. do luật sư Paul Reichler dẫn đầu sẽ đưa ra các lập luận liên quan đến quyền xét xử vụ kiện. Ông Reichler tiết lộ với Reuters rằng trong phiên xử kín đầu tiên, Philippines khẳng định tòa án quốc tế nên can dự vào tranh chấp của Manila với Bắc Kinh về quyền khai thác tài nguyên và đánh bắt ở Biển Đông.
Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines, Antonio Carpio xác nhận Manila đã lập luận yêu cầu PCA tuyên bố "đường chín đoạn" hay còn gọi là "đường lưỡi bò" của Trung Quốc không có giá trị, theo CNN. Luật sư Reichler dự đoán quyết định về quyền xét xử sẽ được đưa ra trong vòng 90 ngày và ông tin rằng PCA cuối cùng sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose cho hay nếu có quyền xét xử vụ kiện, PCA sẽ yêu cầu Philippines trình bày lập luận về tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông "vào một ngày trong tương lai", theo CNN. Còn nếu PCA không có quyền xét xử, vụ kiện sẽ kết thúc ở đó.
Trong khi đó, Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua 7.7 tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận và cũng không tham gia vụ kiện trên. Đến nay, chưa rõ việc đại diện Trung Quốc có mặt tại phiên tòa hay không. Dù vậy, nhiều quan chức ngoại giao và chuyên gia pháp lý Trung Quốc được cho là vẫn đang theo dõi sát sao vụ kiện cũng như thu thập ý kiến bên ngoài.
Mặt khác, Đại sứ Trung Quốc tại Manila Triệu Kiến Hoa ngày 6.7 tuyên bố Bắc Kinh "vẫn và sẽ luôn luôn mở cửa" cho các cuộc đàm phán song phương nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền với Manila.
Tuy nhiên, ông Herminio Coloma Jr., Thư ký Văn phòng điều hành liên lạc Tổng thống Philippines, hôm 7.7 lên tiếng bác bỏ đề xuất của ông Triệu và tái khẳng định tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết theo cơ chế đa phương vì nó liên quan đến nhiều thành viên khác của ASEAN, theo The Philippine Star.
Cũng trong ngày 7.7, Reuters dẫn lời thiếu tướng Philippines, Raul del Rosario tiết lộ rằng Manila vừa thông qua kế hoạch hiện đại hóa các lực lượng vũ trang trong 15 năm, tới năm 2023, với ngân sách hơn 22 tỉ USD.
Theo kế hoạch, quân đội Philippines sẽ lắp đặt radar giám sát trên không, trang bị tàu ngầm, tàu hộ vệ, máy bay giám sát, hệ thống tên lửa... "Đến khi kế hoạch này hoàn tất, chúng tôi sẽ bao quát Biển Đông... Chúng tôi sẽ biết rõ 24/7 những gì đang diễn ra ở khu vực tranh chấp và có thể phản ứng nhanh cho mọi tình huống khẩn cấp", ông del Rosario khẳng định.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Tập đoàn tên lửa Nga kết luận tên lửa Buk của Ukraine bắn hạ MH17 Ngày 2-6, tập đoàn Almaz-Antey, nơi sản xuất hệ thống tên lửa phòng không Buk, đã công bố báo cáo kết luận rằng chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đã bị bắn hạ bởi loại tên lửa điều khiển Buk phiên bản cũ, mà hiện chỉ có trong biên chế của quân đội Ukraine. Các kỹ sư Almaz-Antey cho biết trong một cuộc...