Malaysia ‘không hề có dữ liệu’ máy bay mất tích
Ai đang nắm trong tay dữ liệu mà các nhà điều tra sử dụng để định hình chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia mất tích, và tại sao dữ liệu lại không được công bố?
Câu trả lời cho những thắc mắc trên phụ thuộc vào việc bạn hỏi ai.
Đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng từ giới khoa học và người nhà nạn nhân muốn biết tại sao lực lượng tìm kiếm lại lục tung vùng biển phía nam Thái Bình Dương để tìm MH370, một quan chức vận tải cấp cao của Malaysia hôm 15/5 khẳng định nước ông không có dữ liệu thô về liên lạc vệ tinh với máy bay khi chiếc Boeing 777 chở 239 người này bay hàng nghìn dặm khỏi hành trình đã định hôm 8/3.
Mọi nỗ lực tìm kiếm MH370 đến nay vẫn chỉ là “công cốc”. (Ảnh: Getty)
Dữ liệu mang tính quyết định bởi nó dẫn dắt các nhà điều tra tới khu vực mà họ đang tìm kiếm máy bay. Và trong những ngày gần đây, một số nhà khoa học bên ngoài bắt đầu nghi ngờ phân tích dữ liệu của những người trong cuộc, thậm chí còn có người cho rằng việc tìm kiếm chưa chắc đã đúng chỗ.
“Dữ liệu thô là của Inmarsat (hãng vệ tinh), chứ không của Malaysia, cũng không của Australia, không phải của Malaysia Airlines. Vì vậy nếu có đề nghị nào đòi công khai dữ liệu này thì phải được gửi tới Inmarsat”, Quyền Bộ trưởng Vận tải Malaysia Hishammuddin Hussein giải thích.
Các quan chức Malaysia dẫn đầu cuộc tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương cũng nói với hãng tin CNN rằng họ không có dữ liệu thô.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hãng vệ tinh Inmarsat lại khẳng định dữ liệu đã được cung cấp cho các nhà điều tra.
“Dữ liệu thô của Inmarsat đã được cung cấp cho nhóm điều tra ngay giai đoạn đầu tìm kiếm MH370″, CNN dẫn lời Chris McLaughlin, Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ đối ngoại của hãng. “Chúng tôi có sự tin tưởng rất lớn vào phân tích dữ liệu này, nó đã được đánh giá độc lập bởi các nhóm quốc tế tham gia cuộc điều tra chính thức”.
McLaughlin cho biết thêm, các nhà điều tra là người quyết định họ muốn công bố những gì và khi nào. Công ty nhấn mạnh, Công ước về Hàng không dân sự quốc tế không cho phép tiết lộ những phát hiện của một cuộc điều tra mà không có sự đồng ý của nước tổ chức điều tra.
“Tôi không biết phải tin ai nữa”, nhà phân tích hàng không Miles O’Brien của CNN nói. “Nhưng rõ ràng là có ai đó đang nói dối ở đây, phải không? Ai đó đang dối gạt. Chúng ta đang nói đến những gì liên quan tới một máy bay mất tích, giờ đã 70 ngày rồi. Mạng sống đã mất. Các gia đình thì đảo lộn. Và có người lại đang dối trá về điều này. Thật đáng trách. Tôi thậm chí không thể tin nổi…”.
Do không có bằng chứng rõ ràng về MH370 nên sau hơn 2 tháng tìm kiếm, các nhà chức trách vẫn chưa thể đưa ra một manh mối nào về máy bay này. Và giờ đây, họ đang kêu gọi các công ty thương mại giúp đỡ.
Thêm nhiều thiết bị đặc dụng sẽ được cần đến trong giai đoạn tìm kiếm tiếp theo. Các nhà điều tra cũng phải tập trung phân tích lại dữ liệu để xác định đúng khu vực tìm kiếm, vẽ bản đồ lòng đại dương và triển khai nhiều thiết bị chuyên dụng tự động dưới nước (AUV).
Bộ trưởng Hishammuddin cho biết, hiện Chính phủ Malaysia đang trong tiến trình thu gom thiết bị từ các hãng như Petronas, Sapura Kencana, Boustead và DEFTECH. Nhiều nước khác có thể cũng gửi thêm tài sản tham gia tìm kiếm MH370.
Australia ước tính giai đoạn mới sẽ ngốn khoảng 60 triệu USD.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Sẽ tái triển khai tàu ngầm tìm MH370 trên Ấn Độ Dương
Một tàu ngầm mini sẽ được tái triển khai tìm kiếm chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines bị mất tích tại Ấn Độ Dương, một quan chức hải quân Mỹ khẳng định.
Cuộc tìm kiếm MH370 dưới đáy biển sắp được nối lại
Trước đó tàu hải quân Ocean Shield của Úc đã mang tàu ngầm mini không người lái Bluefin-21 của hải quân Mỹ để thực hiện việc rà soát vùng đáy biển khả nghi, sau khi chuyến bay MH370 mất tích hôm 8/3, mang theo 239 người. Đầu tuần này, tàu trên đã quay về bờ để tiếp nhiên liệu.
Trong ngày hôm qua, Ocean Shield đã bắt đầu quay trở lại Ấn Độ Dương, nơi những tín hiệu xung điện nghi của hộp đen máy bay mất tích được ghi nhận hồi tháng trước. Dự kiến phải 3 ngày nữa tàu mới tới vị trí tìm kiếm.
Một khi đã đến đích, Ocean Shield sẽ triển khai Bluefin-21 để tìm kiếm "bất kỳ vật thể không bình thường hoặc bằng kim loại nào" trong vùng nghi vấn, đại úy hải quân Mỹ Mark Matthews khẳng định với kênh ABC của Úc.
"Họ sẽ tìm thấy thứ gì đó hoặc không, đó là tất cả những gì tôi có thể nói lúc này, nhưng những gì chúng ta làm là lên đường và rà soát những chỉ dấu tốt nhất, và theo đuổi chúng đến khi tất cả manh mối được rà soát", Matthews nói.
Dù vậy sỹ quan này khẳng định không thể biết chắc liệu các tín hiệu thu được có phải từ hộp đen máy bay hay không.
"Nó chắc chắn là một tín hiệu nhân tạo, nhưng nó đến từ đâu, tôi không thể nhìn và nói một cách lạc quan rằng: "này, có một bộ phát tín hiệu định vị dưới nước", sỹ quan này cho biết.
Những tuần qua, các cuộc tìm kiếm rộng khắp trên Ấn Độ Dương với sự tham gia của cả máy bay và tàu thuyền đã không thể phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của chiếc Boeing 777.
Úc, nước lãnh đạo cuộc tìm kiếm, nhấn mạnh rằng họ tin đang tìm kiếm đúng khu vực máy bay rơi, dựa trên các liên lạc giữa máy bay và vệ tinh.
Các cuộc tìm kiếm trên biển và trên không sau đó đã được dừng lại, để chờ một thiết bị tìm kiếm dưới biển mới, hiện đại hơn và đủ khả năng xuống sâu hơn mức 4500m.
Đáy của vùng biển nghi vấn sâu đến vài cây số và hầu như chưa được khảo sát. Điều này có nghĩa là những thiết bị sonar chuyên dụng, cùng các tàu ngầm không người lái khác sẽ phải được triển khai.
Cho đến khi đó, Bluefin-21 sẽ tiếp tục tìm kiếm cùng lúc với việc lập bản đồ đáy đại dương. Đồng thời, các chuyên gia quốc tế sẽ tái rà soát những hình ảnh vệ tinh, và toàn bộ dự liệu thu thập được để xác định vị trí chính xác hơn cho cuộc tìm kiếm.
Theo Dantri
Không manh mối, đội tìm kiếm vẫn quyết mò MH370 Sau 61 ngày tích cực tìm kiếm MH370 nhưng công cốc, Malaysia, Trung Quốc và Australia vẫn quyết "mò" máy bay Malaysia mất tích này dưới đáy biển sâu dù tốn kém và khó khăn hơn nhiều. Đến lúc này, các nhà chức trách của cả ba nước đều đã đánh giá lại tất cả những thông tin họ thu thập được về...