Malaysia kêu gọi Trung Quốc hợp tác giải quyết vấn đề biển Đông
Malaysia ngày 23.4 đã lkêu gọi Trung Quốc hợp tác với các nước ASEAN xúc tiến các cuộc đối thoại nhằm sớm đưa ra Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), giữa lúc Bắc Kinh tăng cường hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman – Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn báo The Star (Malaysia) ngày 23.4, Ngoại trưởng Malaysia, ông Anifah Aman, cũng kêu gọi các nước có tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông không nên có những hành động làm leo thang căng thẳng.
Ông Anifah cho hay Malaysia, nước giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2015, đang lên kế hoạch đẩy mạnh tiến độ đàm phán để sớm có COC nhằm ngăn chặn những hành động gây hấn trên biển Đông. Malaysia sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào ngày 27.4 tới.
Hơn một thập niên qua, ASEAN đã thúc giục Trung Quốc ký kết COC. COC mang tính ràng buộc và được xây dựng dựa trên Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002. DOC là bản tuyên bố không mang tính ràng buộc giữa các bên, cam kết tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đối thoại và thực hiện “tự kiềm chế” trên biển Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bắc Kinh đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông được cho là nhằm bành trướng quân sự, củng cố yêu sách chủ quyền phi lý dựa trên cái gọi là “đường lưỡi bò” nuốt trọn gần cả biển Đông, theo AFP.
Trong tháng 4, Trung Quốc đối mặt với làn sóng chỉ trích từ các nước sau khi xuất hiện các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh còn ngang ngược tuyên bố có quyền xây dựng đảo nhân tạo.
Trả lời phỏng vấn AFP hồi tuần rồi, Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino cho biết thế giới nên lo sợ trước những hành động của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông, đe dọa tự do hàng hải.
Tổng thống Aquino cũng tuyên bố sẽ nêu vấn đề biển Đông trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN tại Malaysia vào ngày 27.4 tới.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
ASEAN muốn có chế tài ràng buộc Trung Quốc ở Biển Đông
Các quốc gia thành viên ASEAN đang cùng nỗ lực thúc đẩy việc sớm đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng, cải tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa khiến dư luận khu vực và thế giới đều lo ngại
Một trong những nội dung chính của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 (ASEAN-26) diễn ra trong các ngày 26 và 27-4 tới tại Malaysia là thảo luận việc thúc đẩy đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ nước ta sẽ tham dự hội nghị này.
Nhằm ngăn ngừa và xử lý tranh chấp chủ quyền ngày càng nóng trên Biển Đông - vùng chiến lược trọng yếu, là huyết mạch vận chuyển gần 50% tổng trọng lượng hàng hóa đường biển toàn cầu, ASEAN và Trung Quốc sau thời gian dài đàm phán đã đi tới ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại ASEAN-8 diễn ra đầu tháng 11-2002 ở Phnom Penh (Campuchia).
Đó không chỉ là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông mà còn là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Theo DOC, các bên liên quan cần thông qua đối thoại hòa bình để giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước LHQ năm 1982 về Luật Biển, kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực... DOC đã góp phần nhất định trong việc thúc đẩy đối thoại, giảm căng thẳng tại Biển Đông.
Tuy nhiên, do chỉ là tuyên bố mang tính chất khuyến nghị, không có chế tài ràng buộc nên khi một bên như Trung Quốc muốn dựa vào sức mạnh để đòi hỏi yêu sách chủ quyền thì DOC trở nên "bất lực" và lạc hậu. DOC đã không thể ngăn ngừa, kiềm chế được các hành động gây căng thẳng, đòi hỏi chủ quyền theo yêu sách "đường lưỡi bò 9 đoạn" phi lý của Trung Quốc.
Gần đây, việc Trung Quốc ráo riết đẩy mạnh việc lấn chiếm, xây dựng, mở rộng trái phép tại các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là xây dựng bãi đá Chữ Thập thành một tiền đồn quân sự có sân bay và có thể triển khai các loại vũ khí như các hệ thống tên lửa hiện đại và radar tầm xa... làm nền tảng cho việc xây dựng Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, đã khiến dư luận đặc biệt lo ngại. Không chỉ các nước trong khu vực mà cộng đồng quốc tế cùng cho rằng các hành động này gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Chính vì thế, việc đạt được một thỏa thuận chính trị mới mang tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông đã trở thành một đòi hỏi chung của các thành viên ASEAN. Thế nhưng, dù ASEAN và Trung Quốc đều đã thống nhất bắt đầu đàm phán xây dựng COC từ tháng 1-2012 để ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, song đến nay vẫn chưa thể đi tới ký kết bởi gặp không ít khó khăn.
Là nước chủ nhà của ASEAN-26, Malaysia cho biết đang cùng các thành viên khác của ASEAN nỗ lực đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC để có thể thông qua COC giải quyết tranh chấp, duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Đây là một trong những ưu tiên cao mà Malaysia đặt ra trong năm 2015 làm Chủ tịch của ASEAN.
Theo Hoàng Hà
An ninh Thủ đô
Nhật Bản soạn luật cho phép quân đội hỗ trợ Mỹ ở Biển Đông Kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe mở rộng vai trò phi quân sự của Nhật Bản ra bên ngoài "các khu vực quanh nước Nhật" có thể khiến Tokyo bị kéo vào các hoạt động hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở biển Đông, nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản nói với Reuters hôm 21.4. Thủy thủ Nhật Bản trên boong...