Malaysia, Indonesia triển khai đội phản ứng nhanh trên biển
Malaysia và Indonesia đang triển khai các đội phản ứng nhanh để chống lại các cuộc tấn công cướp biển đang tăng vọt trên các tàu buôn ở một trong những chốt kiểm soát hàng hải sầm uất nhất thế giới, Channel News Asia dẫn lời một đô đốc Malaysia cho biết.
Theo các tổ chức an ninh và chống cướp biển, trong năm nay hơn 70 tàu buôn đã bị tấn công ở eo biển Malacca và Singapore thuộc phía tây bán đảo Malay. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2008, trong đó có ít nhất 7 vụ cướp biển diễn ra vào cuối tuần qua.
“Chúng tôi khuyến cáo rằng các tàu buôn trong hành trình tới Singapore và đi qua vùng biển Malaysia nên có các biện pháp an ninh thích hợp”, Michael Storgaard – phát ngôn viên của công ty hàng hải Maersk Line nói. Một trong những tàu bị tấn công vào tuần trước là tàu Maersk Lebu có tài trọng 106.043 tấn.
Tàu chở dầu đi qua eo biển Singapore hôm 7-7-2014 (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Số vụ tấn công cướp biển tăng vọt khiến Cơ quan Thực Thi hàng hải Malaysia (MMEA) và cảnh sát biển phải triển khai một nhóm đặc nhiệm cứu hộ có trang bị trực thăng tại Johor Bharu, giám đốc phụ trách vấn về hàng hải của MMEA – Đô đốc Zulkifili bin Abu Bakar cho biết.
Ngoài ra, các thành viên trong nhóm sẽ được triển khai trên các tàu buôn do các công ty có liên kết với chính quyền Malaysia vận hành, ông cho biết thêm. Singapore, Indonesia và Malaysia đã phối hợp hải quân với tuần tra cảnh sát ở eo biển Malacca và Biển Đông, tuy nhiên đã bị gián đoạn do thiếu nguồn lực. Các chuyên gia vận tải hàng hải và an ninh hoan nghênh động thái này, đồng thời yêu cầu phải có cách tiếp cận tích cực hơn.
Ngọc Như
Theo_PLO
Ấn Độ và Nhật đều muốn Trung Quốc dừng xây đảo
Hãng tin Kyodo (Nhật) ngày 8-8 đã đăng bài viết với tựa đề "Biểu dương sức mạnh của Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến ASEAN và Nhật".
Bài viết ghi nhận tại các hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa qua ở Kuala Lumpur (Malaysia), Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Fumio Kishida đã giải thích đầy đủ chính sách an ninh của Nhật cũng như quan điểm về tình hình biển Đông và đã được nhiều nước tham dự hội nghị ủng hộ và thông hiểu.
Ông Fumio Kishida đã kêu gọi không tiến hành các biện pháp đơn phương làm gia tăng căng thẳng và phải hành động phù hợp với luật pháp quốc tế (ám chỉ âm mưu thay đổi nguyên trạng của Trung Quốc trên biển Đông). Bên lề hội nghị ngày 6-8, ông Fumio Kishida đã hội đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry (ảnh). Hai bên đã nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác về các vấn đề hàng hải.
Phó Chủ tịch Tomohito Shinoda ở ĐH Quốc tế Tokyo nhận định Nhật xem biển Đông như "gót chân Achille" về kinh tế, vậy nên Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã nhắm đến mục tiêu xây dựng liên minh hàng hải với Mỹ, Úc, Ấn Độ và ASEAN.
Trong khi đó, báo The Times of India (Ấn Độ) cho biết phát biểu tại hội nghị bộ trưởng Ngoại giao cấp cao Đông Á hôm 6-8 ở Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ VK Singh đã đề nghị vấn đề tranh chấp ở biển Đông phải được giải quyết theo cách thức hòa bình như Ấn Độ và Bangladesh đã từng áp dụng cơ chế trọng tài quốc tế.
Ông VK Singh nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế (bao gồm biển Đông), quyền bay qua và thương mại không bị cản trở phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển. Ông kêu gọi thúc đẩy nhanh thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông.
Tại Philippines, báo The Standard (Philippines) đưa tin ngày 7-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định Philippines và Nhật có chung quan điểm về biển Đông và không có phối hợp nào chống Trung Quốc giữa hai nước như Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nói.
Người phát ngôn của Tổng thống Herminio Coloma Jr. tuyên bố: "Là đối tác chiến lược, do đó các quan điểm Philippines và Nhật trình bày tại hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN phản ánh niềm tin chia sẻ giữa hai nước về tầm quan trọng phải duy trì các tuyến hàng hải ổn định".
Trước đó, ông Herminio Coloma Jr. nhận định cần tiếp tục xác minh tuyên bố dừng cải tạo đất trên biển Đông của Trung Quốc. Ông lưu ý Trung Quốc không nói gì đến dừng xây dựng đảo. Ông cho biết Philippines sẽ tiếp tục làm việc với Trung Quốc và ASEAN về thiết lập một bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc về pháp lý.
Ông nhận định về vấn đề tranh chấp trên biển, hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần này đã thành công so với năm 2012 vì trong tuyên bố chung công bố ngày 6-8, hội nghị đã khẳng định hoạt động cải tạo đất đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
H.DUY
Theo_PLO
Philippines, Nhật Bản tập trận trên biển Ngày 6.5, lực lượng tuần duyên Philippines và Nhật Bản tập trận chung tại vịnh Manila với nội dung chống cướp biển. Lực lượng tuần duyên Philippines tham gia cuộc tập trận - Ảnh: Reuters Trước sự chứng kiến của đại diện 17 quốc gia khác, các nhân viên cảnh sát biển 2 nước diễn tập hành động tấn công chiếm lại một...