Malaysia: Hối thúc người dân tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 11/7, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết, tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn khoảng 7 triệu người dân nước này chưa tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19, do vậy mọi người nên đi tiêm càng sớm càng tốt.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Trao đổi với các phóng viên, Thủ tướng Ismail cho rằng tuy liều tăng cường không bắt buộc nhưng rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang tăng trở lại, vaccine cũng sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn trước các biến thể mới của virus có khả năng lây nhiễm nhanh hơn như dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên khi đề cập đến khả năng đóng cửa nền kinh tế một lần nữa nếu số ca nhiễm tăng vọt, ông Ismail cho biết chính phủ không có kế hoạch này cho dù số ca nhiễm COVID-19 đã và đang tăng lên. Theo ông, cuộc sống sẽ diễn ra như bình thường, nhưng tất cả mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân và gia đình, bao gồm cả việc tiêm mui vaccine tăng cường. Ông nhấn mạnh mặc dù nhiều biện pháp giãn cách đã được nới lỏng kể từ khi đất nước chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh lưu hành từ ngày 1/4, song người dân cần tự thực hiện các biện pháp thích hợp để tránh mắc COVID-19, bao gồm việc đeo khẩu trang ở những nơi đông người và trong phòng kín.
Ngày 24/2/2021, Malaysia đã bắt đầu triển khai Chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19, chia làm 4 giai đoạn và sẽ kéo dài đến tháng 2/2022. Từ ngày 13/10/2021, Malaysia bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường trên toàn quốc với kỳ vọng sẽ tiêm cho khoảng 23 triệu người trưởng thành trên tổng số hơn 33 triệu dân.
Đức đề xuất biện pháp phòng dịch mới thay thế 'tình trạng khẩn cấp'
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 27/10, tại cuộc thảo luận trong khuôn khổ tiến trình đàm phán thành lập liên minh cầm quyền tại Đức, 3 chính đảng gồm Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP), đều bày tỏ mong muốn chấm dứt "tình trạng khẩn cấp", được áp đặt từ tháng 3/2020 để phòng, chống đại dịch COVID-19, vào tháng 11 tới.
Thay vì các biện pháp khẩn cấp này, các bên đề xuất biện pháp mới trong khuôn khổ Luật phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm sửa đổi trong mùa đông này.
Theo đó, chính quyền các bang có quyền tự đưa ra một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó có đeo khẩu trang bắt buộc và hạn chế tiếp xúc tại những sự kiện đông người và địa điểm công cộng ngoài quy định "3G" (tức là có chứng chỉ tiêm chủng vaccine hoặc phục hồi sau khi mắc COVID-19 hoặc xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2). Một số bang chỉ chấp nhận quy định "2G".
Ngoài những quy định trên, chính quyền các bang cũng có quyền yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, chủ yếu ở các không gian công cộng trong nhà, cũng như xử lý thông tin điều tra dịch tễ của khách hàng, các quy định xét nghiệm hay đeo khẩu trang trong trường học.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mamming, miền Nam Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bên cạnh đó, các bên đang thảo luận khả năng kéo dài chương trình phúc lợi được điều chỉnh đối với trẻ em đến năm 2022. Theo đó, các bậc cha mẹ có thể được nghỉ chế độ con ốm tới 30 ngày, thay vì 10 ngày như trước đây và lên tới 60 ngày đối với cha mẹ đơn thân.
Các bên cũng đề xuất kế hoạch tăng tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang bị chững lại. Tính đến ngày 27/10, mới gần 2/3 (khoảng 66,4%) dân số Đức đã hoàn thành việc tiêm chủng và gần 70% đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine.
Đức ban bố tình trạng khẩn cấp lần đầu tiên từ ngày 28/3/2020 và kéo dài liên tục gần 19 tháng qua. Gần đây nhất, cuối tháng 8 vừa qua, Quốc hội liên bang đã gia hạn tình trạng này thêm 3 tháng. Quy định sẽ tự động hết hiệu lực nếu chính phủ không kiến nghị quốc hội tiếp tục gia hạn. Tuy nhiên, theo Luật phòng, chống lây nhiễm trên, các bang vẫn có quyền xác định có cần áp đặt các biện pháp phòng, chống dịch nữa hay không thông qua cơ quan lập pháp bang của mình. Vì vậy việc "tình trạng khẩn cấp" tự động hết hạn, không có nghĩa là kết thúc các biện pháp phòng, chống dịch.
Số ca tử vong vì COVID-19 tại Nga, Ukraine và Bulgaria lên mức cao kỉ lục Hơn 1/3 số ca tử vong vì COVID-19 tại châu Âu là đến từ Nga - nước ghi nhận 1.106 người tử vong do virus SARS-CoV-2 trong ngày 26/10. Ukraine và Bulgaria trong ngày cũng ghi nhận kỉ lục buồn. Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN 1.160 cũng là con số cao kỉ lục về trường...