Hạ viện Malaysia hôm qua phê chuẩn dự luật hạn chế người dân biểu tình trên đường phố, bất chấp sự phản đối của phe đối lập và các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Các luật sư và nhà hoạt động xã hội biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội Malaysia để phản đối dự luật cấm biểu tình hôm 29/11. Ảnh: AP.
Vài trăm luật sư và các nhà hoạt động xã hội biểu tình để phản đối dự luật bên ngoài trụ sở quốc hội vài giờ trước khi hạ viện bỏ phiếu. Họ hô to: “Tự do cho người dân”. Các nghị sĩ đối lập thì bỏ phòng họp trước khi hạ viện bỏ phiếu. Họ từ chối bỏ phiếu vì chỉ có ba nghị sĩ đối lập được phép nói về quyền biểu tình, The New York Times đưa tin.
Dự luật, mang tên Peaceful Assembly Act (tạm dịch là dự luật Tụ tập Hòa bình) ra đời sau khi Thủ tướng Najib Razak cam kết tiến hành hàng loạt cải cách. Những người phạm luật sẽ phải nộp phạt tới 20.000 ringgit (6.000 USD).
Luật cấm biểu tình này chỉ có hiệu lực nếu thượng viện thông qua. Tuy nhiên giới phân tích nhận định khả năng dự luật được thông qua rất cao vì đảng cầm quyền chiếm thế đa số trong thượng viện.
Luật pháp hiện hành của Malaysia yêu cầu người dân xin phép cảnh sát nếu tụ tập tại nơi công cộng với số lượng trên 5 người. Dự luật mới không yêu cầu người dân xin giấy phép của cảnh sát, song phải thông báo với chính quyền 10 ngày trước khi cuộc biểu tình diễn ra. Nếu không thông báo với chính quyền, người biểu tình chỉ được tụ họp tại những nơi “đã được quy định từ trước” – một khái niệm không được định nghĩa rõ ràng và cụ thể trong dự luật.
Cũng theo dự luật mới, biểu tình không được phép diễn ra trong phạm vi có bán kính 50 m tính từ những địa điểm bị cấm như bệnh viện, trường học hay giáo đường. Công dân dưới 21 tuổi không được phép tổ chức biểu tình. Cảnh sát được quyền áp đặt các điều kiện liên quan tới biểu tình – như quy định thời gian và địa điểm.
Nhiều tổ chức hoạt động xã hội và các đảng đối lập cho rằng, với luật về biểu tình như thế này, ông Najib không giữ đúng cam kết.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế, như Amnesty International, cũng kêu gọi Malaysia rút lại dự luật. Họ cho rằng nó sẽ bóp nghẹt các cuộc biểu tình hòa bình trước cuộc bầu cử vào đầu năm sau.
“Nếu chính phủ Malaysia thực sự muốn cuộc bầu cử diễn ra một cách công bằng và tự do, họ phải chấm dứt việc hạn chế quyền biểu tình hòa bình”, Sam Zarifi, giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Amnesty International, bình luận.
Theo VNExpress
Tin mới nhất
Tổng thống Sri Lanka tái bổ nhiệm bà Amarasuriya làm Thủ tướng
04:35:48 19/11/2024
Ông Dissanayake cũng sẽ phải hoàn tất việc tái cấu trúc khoản nợ 12,5 tỷ USD với các chủ trái phiếu và đưa tăng trưởng vào con đường bền vững.
Iran đảm bảo không có ý định giết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump
22:20:53 18/11/2024
Thông điệp trên đã được Iran chuyển giao cho phía Mỹ vào ngày 14.10 và trước đó không được công khai, theo báo The Wall Street Journal hôm 15.11.
Nam Phi phong tỏa khu mỏ, quyết xử lý nạn khai thác trái phép
22:18:02 18/11/2024
Chính phủ Nam Phi đã chặn tuyến đường cung cấp vật tư cho những người khai thác than trái phép tại khu mỏ ở phía tây bắc.
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Làn sóng sợ hãi một lần nữa ập xuống Port-au-Prince khi một khu vực của thủ đô rơi vào vòng kiểm soát của băng nhóm tội phạm.
Mỹ đưa Hàn Quốc vào danh sách giám sát ngoại hối
21:57:15 18/11/2024
Báo cáo từ Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 14.11 cho biết Mỹ đã đưa Hàn Quốc trở lại danh sách các quốc gia cần theo dõi về chính sách ngoại hối, một năm sau khi Hàn Quốc được loại khỏi danh sách này.
Cựu 'phó tướng' phản đối lựa chọn của ông Trump cho vị trí bộ trưởng y tế
21:54:26 18/11/2024
Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang thúc giục các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không thông qua việc Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Robert FKennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Tổng biên tập tạp chí Mỹ lâu đời nhất gọi cử tri của ông Trump là 'phát xít'
21:51:10 18/11/2024
Tổng biên tập Laura Helmuth của tạp chí Scientific American (Khoa học Mỹ) đã từ chức sau khi gây tranh cãi vì gọi cử tri của Tổng thống đắc cử Donald Trump là phát xít .
Khi Israel thăm dò ông Trump
21:42:52 18/11/2024
Trên danh nghĩa, đây chỉ là đề xuất cá nhân nhưng cũng báo hiệu mức độ đối địch giữa Tel Aviv và Tehran sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tổng thống Biden ra cảnh báo trong cuộc gặp với lãnh đạo Nhật, Hàn Quốc
21:38:36 18/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15.11 đã cảnh báo về một kỷ nguyên biến động chính trị khi ông gặp các đồng minh quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Kim Jong Un chỉ trích phương Tây về vấn đề Ukraine
21:08:06 18/11/2024
Do đó, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia, tình hình bất ổn gia tăng có thể dẫn đến Thế chiến III và tình hình toàn cầu đang tiến gần đến ngưỡng nguy hiểm , ông nói thêm.
Xung đột Ukraine nguy cơ leo thang trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng
21:03:51 18/11/2024
Ông Josep Borrell cho rằng đây là phản ứng thỏa đáng trước việc Triều Tiên hỗ trợ phía Nga. Tuy nhiên, ông cho rằng thông tin cho phép tấn công tên lửa tầm xa nên là điều bất ngờ cho Nga.
Nga bán lại nhiều khí đốt hơn cho châu Âu sau khi dừng nguồn cung tới Áo
21:01:57 18/11/2024
Một nguồn tin quen thuộc với nguồn cung cấp khí đốt của Nga tại châu Âu cho biết khí đốt từ Nga vẫn rẻ hơn so với nhiều nguồn khác, do đó, khối lượng khí đốt của Áo đã nhanh chóng được bán lại.