Malaysia hâm nóng cuộc đua chiến hạm tàng hình trên biển Đông
Ngày 4-4, Tập đoàn công nghiệp nặng Boustead (BHIC) của Malaysia cho biết, họ dự kiến sẽ chế tạo chiếc tàu chiến tuần duyên tàng hình đầu tiên vào đầu năm 2015, để biên chế cho hải quân vào năm 2017-2018.
Để tăng cường sức mạnh cho hải quân, năm 2013, Bộ quốc phòng Malaysia đã tuyên bố, đặt mua 6 khinh hạm lớp Gowind, do tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp chế tạo cho chương trình Tàu chiến tuần duyên (LCS) của nước này. Giá trị mỗi chiếc khinh hạm tàng hình này khoảng 500 triệu USD, tổng trị giá hợp đồng trên 3 tỷ USD.
Ông Tan Sri Ahmad Ramli Mohd Nor, giám đốc điều hành BHIC, cho rằng chương trình tàu LCS của Malaysia đang được tiến hành nhanh hơn kế hoạch và công việc thực tế tại nhà máy đóng tàu ở Lumut, Perak của tập đoàn, dự kiến sẽ bắt đầu ngay khi hợp đồng dự án LCS được ký kết.
“Chúng tôi đã thực hiện được khoảng 35% công việc. Rất nhiều công việc đang được thực hiện trước kế hoạch,” ông nói và cho biết thêm rằng, 80% hợp đồng với các nhà cung cấp trang thiết bị đã được triển khai.
Hồi tháng 10-2013, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho biết, 6 chiếc tàu LCS mới của Malaysia sẽ bắt đầu được biên chế hoạt động vào năm 2018 và là phương tiện chiến đấu chính của Hải quân Hoàng gia Malaysia trong việc bảo vệ chủ quyền và các vùng biển của nước này.
Các khinh hạm lớp Gowind có hỏa lực mạnh và thiết kế tàng hình tối ưu
Theo ông Hishammuddin Tun Hussein, 6 chiếc tàu chiến tuần duyên lớp Gowind mà Malaysia đang triển khai chế tạo theo điều khoản đặt mua từ Pháp, sẽ được sử dụng để tuần tra các vùng kinh tế đặc quyền trên biển của nước này, đặc biệt là tại những khu vực có hoạt động kinh tế cao.
Video đang HOT
Khinh hạm lớp Gowind do Cục công nghiệp đóng tàu Pháp thiết kế và do tập đoàn DCNS chế tạo. Các tàu lớp này được thiết kế để có thể tiến hành nhiều nhiệm vụ như: tuần tiễu ven bờ, chi viện tác chiến, tấn công tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương.
Theo kế hoạch, thiết kế của các tàu lớp Gowind thuộc chương trình LCS của Malaysia sẽ lớn hơn các tàu trước đó với dài 111m, chiều rộng 16m và trọng lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn, sử dụng động cơ MTU.
Theo giám đốc phụ trách quốc phòng và an ninh BHIC Anuar Murad tại Triển lãm hải quân và không quân quốc tế Langkawi (LIMA) 2013, tất cả 6 chiếc khinh hạm lớp Gowind đều sẽ được trang bị pháo hạm 57mm Mark 3 có tháp pháo tàng hình của BAE Systems, hệ thống quản lý chiến đấu SETIS của DCNS, hệ thống kiểm soát hỏa lực sẽ do Tập đoàn Rheinmetall cung cấp.
Khinh hạm tàng hình P275 FS L’Adroit lớp Gowind của hải quân Pháp
Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đối không VL MICA, 8 tên lửa đối hạm Exocet MM40 Block III, hệ thống radar mạng pha SMART-S Mk2, có khả năng “bắt sống” máy bay tàng hình; hệ thống ngắm quang điện/radar TMEO Mk2 – TMX/EO; và hệ thống trinh sát chống ngầm.
Tàu còn được thiết kế một bãi đáp trực thăng phía đuôi cho một chiếc máy bay trực thăng Eurocopter EC725 Super Cougar và 1 chiếc UAV trinh sát.
Đặc biệt, Gowind có khả năng tàng hình nhờ thiết kế vỏ tàu có tác dụng làm giảm diện tích phản xạ radar và tản nhiệt động cơ. Ngoài ra, hệ thống radar và cảm ứng được lắp đặt trong một cột thẳng đứng ở giữa tàu giúp tăng góc nhìn lên 360 độ.
Theo ANTD
Malaysia biên chế 6 tàu tuần duyên siêu đắt vào năm 2018
Bộ Quốc phòng Malaysia đã soạn thảo kế hoạch tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ của nước này, trong đó đặc biệt đáng lưu ý là kế hoạch mua sắm 6 khinh hạm đắt nhất đông nam Á lớp Gowind để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, tác chiến ven bờ.
Ngày 10-10, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho biết, 6 chiếc tàu chiến duyên hải (LCS) mới của Malaysia sẽ bắt đầu được biên chế hoạt động vào năm 2018 và là phương tiện chiến đấu chính của Hải quân Hoàng gia Malaysia trong việc bảo vệ chủ quyền và các vùng biển của nước này.
Theo ông Hishammuddin Tun Hussein, 6 chiếc tàu chiến duyên hải lớp Gowind mà Malaysia đang triển khai chế tạo theo điều khoản đặt mua từ Pháp, sẽ được sử dụng để tuần tra các vùng biển của nước này, đặc biệt là tại những khu vực có hoạt động kinh tế cao.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia còn cho biết rằng, Malaysia cũng sẽ đồng thời mua các phương tiện quân sự quan trọng từ các quốc gia có quan hệ thân thiết với Malaysia trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
"Mua sắm các phương tiện phòng thủ theo cách này là hiệu quả về chi phí hơn và nhanh hơn, với rủi ro thấp hơn so với phát triển một ngành công nghiệp quốc phòng trong nước", ông cho biết trong khi đi thăm hai chiếc tàu chiến là KD Kelantan và KD Laksamana Tun Abdul Jamil tại Cảng Klang.
Bộ Quốc phòng Malaysia cũng đã soạn thảo kế hoạch tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ của nước này, trong đó có kết hoạch thiết lập một lực lượng tác chiến hải quân đánh bộ và xây dựng một căn cứ hải quân mới tại Bintulu, Sarawak. Ngoài ra, họ cũng sẽ nỗ lực để mua sắm các phương tiện quan trọng như các tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu và xe tăng.
Malaysia đã đặt mua 6 khinh hạm lớp Gowind
Theo đó, ông Hishammuddin Tun Hussein cho biết, trong ngân sách năm 2014, bộ này sẽ nỗ lực phân bổ cao hơn để tạo điều kiện cho việc mua sắm phương tiện và trang thiết bị quân sự mới, cũng như nâng cấp các phương tiện hiện có tại tất cả 3 quân chủng của quân đội.
Tháng 5 vừa qua, Malaysia đã đặt mua 6 khinh hạm lớp Gowind từ Cục công nghiệp đóng tàu Pháp, trị giá mỗi chiếc khoảng 500 triệu USD, tổng trị giá hợp đồng trên 3 tỷ USD, cũng là khách hàng nước ngoài đầu tiên của lớp tàu này.
Khinh hạm lớp Gowind do Cục công nghiệp đóng tàu Pháp thiết kế, nhiệm vụ đóng tàu do Công ty DCNS chế tạo. Nó có thể tiến hành nhiều nhiệm vụ như: tuần tiễu ven bờ, chi viện tác chiến, tấn công tàu mặt nước và tàu ngầm địch.
Khinh hạm lớp Gowind có 3 kiểu thiết kế giống nhau nhưng kích thước và lượng giãn nước khác nhau, gồm loại 1.270 tấn, 1.700 tấn và 1.950 tấn, mỗi loại phục vụ cho một nhiệm vụ khác nhau. Khách hàng có thể tùy theo nhu cầu sử dụng để mua 1 trong 3 thiết kế này, đồng thời, cũng có thể chọn mua các hệ thống thiết bị và vũ khí, thậm chí có thể đề ra phương án cải tạo nâng cấp.
Nhìn chung, tàu được trang bị vũ khí khá toàn diện với 1 trong 2 loại tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon hoặc Exocet, tên lửa phòng không Mica hoặc Aster, cùng với các ống phóng ngư lôi chống ngầm. Ngoài ra tàu được tang bị máy bay trực thăng Eurocopter EC725 Super Cougar và 1 chiếc UAV trinh sát.
Đặc biệt, Gowind có khả năng tàng hình nhờ thiết kế vỏ tàu có tác dụng làm giảm diện tích phản xạ radar và tản nhiệt động cơ. Ngoài ra, hệ thống radar và cảm ứng được lắp đặt trong một cột thẳng đứng ở giữa tàu giúp tăng góc nhìn lên 360 độ.
Theo ANTD
Tàu Philippines chọc thủng sự phong tỏa của Trung Quốc Các binh sĩ Philippines trên một chiếc tàu đánh cá ngày 29/3 đã có một cuộc đụng đầu với các tàu tuần duyên của Trung Quốc gần một rặng san hô ở Biển Đông mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền. Tàu Philippines ở Second Thomas Shoal Phóng viên AFP chứng kiến sự kiện này cho biết chiếc tàu của Philippines rốt...