Malaysia dỡ bỏ lệnh cấm lao động nhập cư
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob ngày 22/10 thông báo nước này sẽ cho phép lao động nước ngoài quay trở lại làm việc sau gần 16 tháng gián đoạn do đại dịch COVID-19, cũng như cho phép một số du khách quay trở lại hòn đảo nghỉ dưỡng Langkawi.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Thủ tướng Ismail, Ủy ban đặc biệt về quản lý đại dịch đã nhất trí để người lao động nước ngoài vào làm việc tại Malaysia, đáp ứng nhu cầu của một số ngành, trong đó có các đồn điền dầu cọ và sản xuất găng tay cao su.
Nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của Malaysia phụ thuộc chủ yếu vào khoảng 2 triệu lao động nước ngoài. Tháng trước, quốc gia Đông Nam Á này thông báo sẽ ưu tiên để 32.000 lao động làm việc trong ngành trồng rừng trở lại nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, tác động đến ngành sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, ngành sản xuất găng tay cao su cũng đã đề nghị chính phủ cho phép lao động nhập cư trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong năm nay và năm sau.
Bên cạnh đó, từ giữa tháng 11 tới, Malaysia cũng sẽ cho phép một số du khách quốc tế đến hòn đảo nghỉ dưỡng Langkawi. Đây là lần đầu tiên Malaysia mở cửa biên giới với du khách nước ngoài kể từ khi đại dịch bùng phát.
Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur dẫn lời Thủ tướng Ismail cho biết Malaysia đang nhắm tới việc chào đón du khách đã được tiêm chủng. Du khách sẽ không phải chịu quy định cách ly nhưng phải ở lại Langkawi ít nhất 3 ngày cũng như cần tiến hành xét nghiệm RT-PCR trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành, giấy chứng nhận tiêm chủng, cũng như mua gói bảo hiểm du lịch giá trị cao.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, Cục Nhập cư, Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao sẽ đưa ra danh sách các nước được phép tới Langkawi. Trẻ em dưới 18 tuổi phải đi cùng bố mẹ, người bảo hộ đã hoàn thành việc tiêm chủng. Với những du khách có kết quả dương tính với COVID-19 trong xét nghiệm khi đặt chân tới Langkawi sẽ phải cách ly và điều trị bệnh. Ngoài ra, trước khi rời Malaysia, khách du lịch quốc tế cũng buộc phải xét nghiệm RT-PCR.
Đảo Langkawi đã trở thành địa điểm du lịch đầu tiên được thử nghiệm mở cửa đón du khách trở lại tại Malaysia sau khi quốc gia Đông Nam Á dần kiểm soát được chuỗi lây lan của đại dịch COVID-19 và từng bước hồi phục sau cuộc khủng hoảng. Sau 2 tuần đầu tiên mở cửa trở lại, từ ngày 16-30/9, hòn đảo du lịch nổi tiếng này đã đón 38.748 lượt du khách và doanh thu từ du lịch đạt 15,97 triệu RM (khoảng 3,82 triệu USD).
* Cùng ngày, đài truyền hình nhà nước Iran đưa tin các tín đồ Hồi giáo của nước này đã được phép tham gia lễ cầu nguyện thứ Sáu tại thủ đô Tehran sau gần 20 tháng do đại dịch COVID-19. Những người tham gia cầu nguyện phải giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.
Theo kế hoạch, từ ngày 23/10, các trường học có dưới 300 học sinh sẽ được mở cửa trở lại và nhân viên chính phủ, trừ lực lượng vũ trang, sẽ không được phép đi làm nếu chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19. Kể từ ngày 6/11, các trường có trên 300 học sinh sẽ mở cửa trở lại.
Thống kê cho thấy COVID-19 đã khiến trên 5,8 triệu người dân Iran mắc bệnh, trong đó có 124.928 người không qua khỏi. Đến nay, trên 28,2 triệu người ở quốc gia Trung Đông này đã được tiêm 2 mũi vaccine. Tuy nhiên, đầu tuần này, Bộ trưởng Y tế Iran Bahram Einollah cảnh báo nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ 6 dịch COVID-19 tấn công nước này.
Malaysia thực hiện nhiều sáng kiến đẩy mạnh công tác tiêm chủng
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 12/6, Bộ Thương mại và công nghiệp quốc tế Malaysia (Miti) cho biết chính phủ nước này chuẩn bị thực hiện sáng kiến có tên gọi Chương trình Tiêm chủng ngừa COVID-19 trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (PIKAS).
Người dân chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 31/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Miti nêu rõ chương trình trên sẽ được triển khai vào ngày 16/6 tới và được khởi động như "Giai đoạn 4" của Chương trình Tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 (NIP). Miti đồng thời nhấn mạnh rằng việc tham gia sẽ là tự nguyện đối với các công ty và nhân viên.
NIP hiện có 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 của chương trình với kế hoạch tiêm cho người trưởng thành đang bị trì hoãn.
Miti đã được giao nhiệm vụ điều phối việc tiêm chủng cho công nhân trong lĩnh vực sản xuất và một số bộ khác cũng sẽ chịu trách nhiệm tiêm chủng cho nhân viên trong lĩnh vực tương ứng của mình.
Bộ trưởng Miti - ông Mohamed Azmin Ali cho biết chính phủ cam kết đảm bảo mọi nhân viên sẽ được tiêm vaccine miễn phí theo PIKAS, được lĩnh vực tư nhân hỗ trợ trong việc quản lý vaccine sử dụng các cơ sở y tế tư nhân và được triển khai trên toàn quốc, bao gồm cả triển khai tiêm tại nhà máy và địa điểm công nghiệp được chỉ định.
Các công ty thuộc phân ngành sản xuất quan trọng như điện và điện tử, chế biến thực phẩm, sắt thép, thiết bị y tế, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), dầu khí và các sản phẩm cao su sẽ được ưu tiên tiêm phòng. Theo ông, những lĩnh vực này rất quan trọng trong hỗ trợ chuỗi cung ứng các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cũng như xây dựng, bảo trì và vận hành trơn tru các cơ sở hạ tầng quan trọng gồm các tiện ích và hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Theo Bộ trưởng Mohamed Azmin Ali, ưu tiên tiêm chủng của các công ty sẽ dựa trên một số yếu tố như vị trí của công ty trong "vùng đỏ COVID-19" và họ sẽ phải tuân theo các điều khoản và điều kiện bao gồm việc nhân viên phải đăng ký trên phần mềm MySejahtera theo quy định của NIP.
Cũng trong ngày 12/6, Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia đã thành lập trung tâm liên lạc để kết nối với những cá nhân không đến điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 như đã hẹn.
Theo Bộ trưởng bộ trên, bà Zuraida Kamaruddin, sáng kiến này do bộ này kết hợp với Bộ Đoàn kết quốc gia và Trung tâm Viễn thông quốc gia triển khai thí điểm từ ngày 8/6 tại Trung tâm Tiêm chủng Kampung Ampang (thuộc bang Ampang), nơi 7 nhà mạng đã được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ này.
Chương trình thử nghiệm đã liên lạc với 177 cá nhân. Tất cả những cá nhân này đã nhận được lịch hẹn tiêm chủng thông qua ứng dụng MySejahtera trên điện thoại thông minh, nhưng họ không có phản hồi; hoặc vắng mặt ở mũi tiêm thứ hai, hay vắng mặt ở mũi tiêm đầu tiên.
Bà Zuraida cho biết Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia cung cấp xe đưa đón hai chiều để tạo điều kiện cho người dân đến các trung tâm tiêm chủng. Bên cạnh việc trung tâm liên lạc sẽ được hoàn thiện hệ thống, nhiều phòng khám di động cũng được thành lập nhằm đáp ứng mục tiêu tiêm cho nhóm người cao tuổi và người có bệnh lý nền và vô gia cư.
Bộ trên cũng đặt mục tiêu mở rộng mô hình này đến nhiều bang khác, đặc biệt ở những nơi có mật độ lây nhiễm COVID-19 cao, để mở rộng phạm vi bao phủ của vaccine ngừa bệnh.
COVID-19 tại ASEAN hết 12/6: Trên 84.000 ca tử vong; Indonesia vượt 1,9 triệu ca nhiễm Trong 24 giờ qua, toàn khối có trên 25.000 ca nhiễm mới và trên 420 ca tử vong mới. Ịndonesia đã vượt 1,9 triệu ca nhiễm, trong khi tình hình dịch vẫn căng thẳng ở Malaysia, Philippines và Thái Lan với hàng nghìn ca mới. Tiêm phòng cho người dân ở Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 0h00...