Malaysia đính chính lời cuối từ buồng lái MH370
Giới chức Malaysia ngày 31/3 đã đính chính liên lạc cuối cùng giữa trạm kiểm soát không lưu và buồng lái chuyến bay mất tích MH370 và cho biết lời cuối từ phi công không phải là “Ổn rồi, chúc ngủ ngon” như thông báo trước đó.
Chiến dịch tìm kiếm MH370 đã kéo dài suốt hơn 3 tuần qua vẫn chưa có kết quả.
Theo tiết lộ mới của giới chức, những từ cuối cùng từ buồng lái MH370 là “Chúc ngủ ngon Malaysia 370″ chứ không phải là “Ổn rồi, chúc ngủ ngon” nhưng tiết lộ trước đây.
“Chúng tôi muốn xác nhận rằng liên lạc cuối cùng giữa nhân viên kiểm soát không lưu và buồng lái là lúc 1h09 sáng sớm ngày 8/3 giờ Malaysia và phi công nói “Chúc ngủ ngon Malaysia 370″, Cơ quan hàng không dân sự Malaysia cho biết trong một tuyên bố vào tối qua.
Giới chức vẫn đang tiến hành một cuộc điều tra để xác định xem những từ đó là từ cơ trưởng hay cơ phó.
Trước đó, Malaysia cho biết những từ cuối cùng là buồng lái là của cơ phó Fariq Abdul Hamid.
Theo phóng viên Richard Westcott của hãng tin BBC, những từ cuối của phi công được giới chức mới tiết lộ mang tính nghi thức hơn và giống với cách thức mà phi công thường nói với trạm kiểm soát không lưu hơn là những từ được thông báo trước đây.
Chưa rõ tại sao giới chức Malaysia phải mất nhiều thời gian như vậy để xác định những từ cuối từ buồng lái.
Cơ quan hàng không dân sự Malaysia cho biết quyền Bộ trưởng giao thông Hishammuddin Hussein “đã yêu cầu nhóm điều tra công bố toàn bộ bản ghi liên lạc cuối cùng giữa buồng lái và trạm kiểm soát không lưu”.
Thủ tướng Malaysia đi Úc thị sát cuộc tìm kiếm MH370
Video đang HOT
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 31/3, Bộ trưởng Hussein cho hay Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ tới thành phố Perth, miền tây nước Úc, vào ngày 2/4 để thị sát trực tiếp các hoạt động tìm kiếm MH370.
Ông Najib cũng tới đó để “cảm ơn tất cả những người tham gia trong chiến dịch tìm kiếm”, ông Hussein cho hay.
Nhắc lại các bình luận trước đó của Thủ tướng Úc Tony Abbott, ông Hussen cho biết sự phối hợp của quốc tế trong cuộc tìm kiếm là “vô cùng lớn lao”.
Khu vực tìm kiếm trong ngày 31/3 đã diễn ra trên một khu vực rộng 254.000 km2.
Thiết bị dò tìm hộp đen sẽ tới khu vực tìm kiếm vào ngày 3/4
Trong khi đó, tàu Ocean Shield của Úc, mang theo thiết bị dò tìm kiếm ping và một thiết bị lặn sâu được trang bị các cảm biến điện tử để dò tìm tín hiệu hộp đen máy bay, sẽ tới khu vực tìm kiếm vào ngày 3/4.
Bộ trưởng giao thông Malaysia cho hay tuần này ông sẽ tới tham dự một hội nghị quốc phòng tại Hawaii, Mỹ để đề nghị trợ giúp các thiết bị quân sự chuyên dụng nếu cần có một giai đoạn tìm kiếm phức tạp hơn.
Chuyến bay MH370 đã mất tích vào sáng 8/3 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh cùng 239 người trên khoang. Chiến dịch tìm kiếm kéo dài hơn 3 tuần qua cho tới nay vẫn chưa có kết quả và không mảnh vỡ máy bay nào được trục vớt, dù MH370 được xác định đã rơi trên vùng biển nam Ấn Độ Dương.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Từ vụ MH370: Hãng hàng không thờ ơ với sức khỏe thần kinh phi công?
Cho đến nay vẫn chưa ai khẳng định được liệu cơ trưởng chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines có phải đã tự sát cùng máy bay hay không?
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines - Ảnh: Reuters
Đã có nhiều giả thuyết về lý do mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370. Nhưng bất chấp nguyên nhân là gì, vụ việc chiếc Boeing 777 mất tích bí ẩn làm dấy lên thắc mắc không biết các hãng hàng không đã có biện pháp gì để kiểm tra, đảm bảo tâm lý phi công ổn định trước khi bay.
"Một trong những điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra là một phi công nổi loạn đang điều khiển máy bay", AP dẫn nhận định của ông John Gadzinski, phi công lái Boeing 737 và là một chuyên gia tư vấn về an toàn hàng không.
"Tình hình sẽ trở nên tồi tệ khi một người vì một lý do nào đó trở nên độc ác và hành động theo ý mình", ông Gadzinski nói.
Malaysia Airlines hồi cuối tuần trước khẳng định hãng này tiến hành đầy đủ các khâu kiểm tra tâm lý trong quá trình phỏng vấn để thuê các phi công.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ xem xét lại toàn bộ quy trình tuyển phi công và tìm hiểu xem liệu chúng tôi có thể tăng cường, siết chặt tất cả các yêu cầu về tuyển dụng và kiểm tra hay không", Tổng giám đốc Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya phát biểu, nhưng không nói rõ các bài kiểm tra mà hãng này áp dụng là gì.
Nhiều hãng hàng không Mỹ cũng tiến hành các bài kiểm tra sức khỏe thần kinh cho các phi công và phi hành đoàn khi họ đến xin việc, theo AP.
Tuy nhiên, một khi đã thuê, các hãng hàng không Mỹ hiếm khi kiểm tra lại sức khỏe thần kinh của phi công, AP dẫn lời một số phi công kinh nghiệm khẳng định.
Theo quy định của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), phi công Mỹ phải vượt qua một bài kiểm tra thể lực thường niên hoặc 6 tháng/lần, tùy theo tuổi tác của họ.
Nhưng cơ quan này không ban hành một quy định bắt buộc cụ thể nào đối với việc kiểm tra sức khỏe thần kinh của phi công.
Hãng tin AP cho biết các phi công được kiểm tra sức khỏe thần kinh trước khi được nhận vào làm tại các hãng hàng không Mỹ, nhưng sau đó hầu như họ không bao giờ phải trải qua lần kiểm tra nào khác - Ảnh minh họa: Reuters
Trong các hướng dẫn dày tổng cộng 333 trang, FAA yêu cầu các bác sĩ cần "phải có một ấn tượng chung về sự ổn định cảm xúc và trạng thái thần kinh" của các phi công.
FAA cũng có yêu cầu phi công phải báo cáo về việc sử dụng thuốc, có bao giờ bị cảnh sát bắt vì lái xe trong tình trạng say xỉn hay không, "có bị bất kỳ dạng rối loạn thần kinh nào không" và có từng cố tự sát lần nào không.
Tuy nhiên, yêu cầu này dựa trên sự tự giác của phi công. Nếu họ không tiết lộ với bác sĩ hoặc khai nhận với cơ quan nhà nước rằng họ bị trầm cảm hay có ý định tự tử, sẽ chẳng có ai phát hiện ra, AP cho hay.
Theo thống kê của FAA, có khoảng 400.000 phi công Mỹ nộp đơn xin lấy xác nhận y tế hằng năm.
Và từ năm 2008 đến 2012, tại Mỹ chỉ có khoảng 1,2% đơn xin bị bác và không có báo cáo cho biết bao nhiêu người bị bác đơn vì có vấn đề về thần kinh.
Các quan chức y tế Mỹ ước tính có gần 10% người trưởng thành bị mắc chứng rối loạn cảm xúc và các quan chức hàng không thừa nhận tỷ lệ này trong số các phi công cũng ngang ngửa.
AP cho biết FAA đã từ chối yêu cầu phỏng vấn của hãng tin này.
Cơ trưởng chuyến bay MH370 mất tích có 'bệnh lý tâm thần'? Con gái và vợ của Zaharie Ahmad Shah, cơ trưởng chuyến bay MH370, cho biết vị phi công 53 tuổi này có thể bị rối loạn cảm xúc, một loại bệnh lý tâm thần. Được biết, vợ chồng ông Zaharie vẫn đang sống chung, chưa làm thủ tục ly dị, nhưng trước đó, bà vợ đã lên tiếng muốn ly hôn với chồng. Bà Faizah Khanum Mustafa Khan, vợ của ông Zaharie, nói với các điều tra viên rằng ông Zaharie đã không nói chuyện với bà trong nhiều tuần trước khi lên chuyến bay MH370. Ông Zaharie thường ở một mình, sống khép kín trong căn phòng mà ông có xây dựng một hệ thống bay giả lập. "Tôi phát hiện chồng tôi lạnh nhạt và khó hiểu", bà Faizah nói về những biểu hiện của ông Zaharie trước khi ông bay chuyến bay MH370. Con gái ông Zaharie, Aishah Zaharie (28 tuổi), cho biết trong những lần nói chuyện cuối cùng với cha trước ngày 8.3, cô phát hiện ông Zaharie "có sự thay đổi", theo Daily Mail. "Ông ấy không còn là người cha mà tôi yêu mến. Cha tôi dường như có tâm lý bất ổn và lạc lõng trong thế giới riêng của ông ấy", Aishah nói. Một phi công, bạn thân lâu năm của cơ trưởng Zaharie, cho biết ông Zaharie có "tâm lý bất ổn", đau khổ và suy sụp vì vợ đòi ly dị và trục trặc tình cảm với một người phụ nữ khác, nên có thể đã lái máy bay đâm xuống biển tự sát, theo tờ The New Zealand Herald (New Zealand) vào ngày 26.3.
Theo TNO
'Ngủ ngon nhé Malaysia 370' mới là lời nói cuối từ buồng lái MH370 Cục hàng không dân dụng Malaysia hôm 31.3 khẳng định câu nói cuối cùng phát ra từ buồng lái của chuyến bay MH370 là "Ngủ ngon nhé Malaysia ba bảy không", chứ không phải là "Thôi nhé, chúc ngủ ngon" như thông tin ban đầu. Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein (trái) và Thủ tướng Malaysia Najib Razak - Ảnh: Reuters "Chúng...