Malaysia càng ‘tuột xích’ càng mơ cao
Càng chìm sâu lại càng mơ cao, đó là điều bóng đá Malaysia đang mắc phải.
Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Liên đoàn bóng đá Malaysia ( FAM), Long Kim Swee vừa đăng đàn: “FAM đưa U-20 Malaysia đi đá vòng loại U-23 châu Á nhằm cọ xát để lấy suất đi Olympic 2024″.
Điều ngịch lý là bóng đá Malaysia càng “tuột xích”, càng rơi xuống thấp thì lại càng mơ xa.
Điều nhận thấy ở FAM nói riêng và bóng đá Malaysia nói chung là họ đang loay hoay trong vòng xoáy làm thế nào để phát triển và thay đổi cũng như đưa ra những “sáng kiến” nhanh và rất nhiều.
GĐKT Ong Kim Swee đăng đàn đưa U-20 Malaysia đá vòng loại U-23 châu Á. Ảnh: Astro
Cấp độ đội tuyển quốc gia thì FAM tiếp tục chính sách nhập tịch “có chọn lọc”. Không biết có chọn lọc bằng cách nào. Rồi cũng chính FAM đưa ra việc “chạy thứ hạng” FIFA bằng việc mời các đội tuyển quốc gia yếu đá giao hữu với Malaysia để tích điểm.
Nay Malaysia tiếp tục mục tiêu đưa đội Olympic của họ có mặt ở Olympic 2024 (tại Pháp). Cụ thể hóa điều này là FAM đưa U-20 Malaysia dự vòng loại U-23 châu Á (cùng bảng J với Thái Lan, Mông Cổ và Lào) đá tại Mông Cổ để tăng cường cọ xát.
Video đang HOT
Điều đáng nói là sân chơi Olympic, châu Á chỉ có ba suất làm sao Malaysia chen chân vào nổi với Nhật, Hàn Quốc, Iran, Úc, Saudi Arabia…mà mơ mộng hão huyền?
Olympic Tokyo này, châu Á hưởng lợi khi diễn ra ở Nhật nên châu Á có ba suất khác gồm Úc, Hàn Quốc và Saudi Arabia.
Tuy nhiên khi sang Olympic 2024 ở Pháp, châu Á chỉ có ba suất mà thôi. Nhưng Malaysia lại mơ mộng quá cao.
Malaysia thất bại và cách mạng của HLV Ong Kim Swee
Quyết định cử đội U20 dự vòng loại U23 châu Á 2022 của Liên đoàn Bóng đá Malaysia cho thấy quyết tâm thay đổi triệt để của nền bóng đá nước này.
Ngay sau khi xác định đối thủ ở vòng loại U23 châu Á 2022, Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) đưa ra thông báo khá bất ngờ. Họ sẽ cử một đội hình gồm phần lớn cầu thủ ở độ tuổi U20 đi thi đấu trước U23 Thái Lan, Lào và Mông Cổ. Lứa cầu thủ này sau đó sẽ tiếp tục tham dự môn bóng đá nam ở 2 kỳ SEA Games tới đây tại Việt Nam và Campuchia.
Quyết định có phần táo bạo được FAM đưa ra sau nhiều năm bóng đá Malaysia trắng tay ở các cấp độ đội tuyển, đỉnh điểm là thất bại của tuyển quốc gia tại vòng loại thứ hai World Cup 2022.
Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) muốn làm lại từ đầu sau thất bại của đội tuyển ở vòng loại World Cup. Ảnh: Y Kiện.
Những thất bại của bóng đá Malaysia
Tuyển Malaysia dưới sự dẫn dắt của HLV Tan Cheng Hoe không thể có vé vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 sau khi trải qua một cuộc cách mạng ở đội hình với sự xuất hiện của hàng loạt cầu thủ mang dòng máu nước ngoài.
Cho tới trước vòng loại thứ hai World Cup hồi tháng 6, Malaysia đứng nhì bảng G với vỏn vẹn một cầu thủ nhập tịch là Mohamadou Sumareh. Thứ hạng của đội tụt xuống đi ngược với đà tăng số lượng cầu thủ nhập tịch trong các trận đấu cuối. Tuyển Malaysia với 3 cầu thủ nhập tịch cùng ít nhất 4 Mã kiều cán đích ở vị trí áp chót.
Những quan điểm trái chiều liên tục xuất hiện trên dư luận Malaysia, rằng những người làm bóng đá có thể đã bỏ quên nguồn lực từ công tác đào tạo trẻ, hoặc những cầu thủ trẻ không đủ tốt để phục vụ đội tuyển.
Giai đoạn 2009-2011 có thể coi là thời kỳ thành công rực rỡ nhất của bóng đá Malaysia với một chức vô địch AFF Cup và hai tấm HCV môn bóng đá nam SEA Games mà không có bất cứ cầu thủ nhập tịch nào trong đội hình.
Một thập kỷ trôi qua. Bóng đá Malaysia chưa từng tái lập vị thế số một khu vực, cũng chưa ghi dấu ấn nào đáng kể ở sân chơi châu lục. Tuyển Malaysia của HLV Tan Cheng Hoe về nhì tại AFF Cup 2018 trước khi dừng bước ở vòng loại thứ hai World Cup 2022. U22 Malaysia dưới sự dẫn dắt của HLV Ong Kim Swee dừng bước từ vòng bảng môn bóng đá nam SEA Games 2019 dù từng giành HCB ở giải đấu năm 2017.
Người Malaysia nhận ra rằng đã đến lúc cần thay đổi. Họ bắt đầu bằng việc rút Ong Kim Swee khỏi cương vị huấn luyện để đưa ông lên làm Giám đốc Kỹ thuật FAM từ sau SEA Games 2019.
Các cầu thủ trẻ Malaysia sẽ được chuẩn bị nghiêm túc để hướng ra châu lục. Ảnh: Quang Thịnh.
Khát vọng thay đổi
Đưa một nhóm cầu thủ ở độ tuổi U20 lên tham gia các giải của lứa U23 không phải cách làm mới trên thế giới. Bản thân Ong Kim Swee từng thực hiện điều này trong những năm dẫn dắt các đội trẻ Malaysia. Lần gần nhất ở SEA Games 2019, ông mang tới Philippines 3 cầu thủ ở độ tuổi U19, còn ở Asian Games 2018 là 4 cầu thủ.
Tuy nhiên lần này, Ong Kim Swee quyết tâm làm triệt để khi đưa ý tưởng đôn lên U23 toàn bộ cầu thủ U20. Người Malaysia muốn tái thiết nền bóng đá, bắt đầu bằng việc xây dựng tầm nhìn tới năm 2024 với tham vọng hướng ra châu lục.
"Nhóm cầu thủ từ 20 tuổi trở xuống sẽ được chuẩn bị dài hạn bằng việc tích lũy kinh nghiệm để hướng tới vòng loại Olympic 2024", ông Ong Kim Swee nói trên trang chủ FAM.
Tại các giải đấu Đông Nam Á, ý tưởng sử dụng cầu thủ U19 cho đội U22 đã được Thái Lan thực hiện tại SEA Games 30. HLV Akira Nishino trao cơ hội cọ xát cho rất nhiều cầu thủ trẻ để chuẩn bị cho U23 châu Á 2020 trên sân nhà.
Sau Thái Lan, đến lượt Indonesia. HLV Shin Tae-yong thay thế gần như toàn bộ đội tuyển quốc gia bằng lứa cầu thủ U23 để đá các trận cuối vòng loại thứ hai World Cup 2022 với mục đích chuẩn bị cho tương lai. Ngay cả tuyển Việt Nam ở vòng loại vừa qua cũng có rất nhiều cầu thủ U22.
Tại châu Á, Asian Games 2018 cũng chứng kiến một đội tuyển Olympic Nhật Bản trẻ trung với nòng cốt gồm nhiều cầu thủ U19 và U21, lứa cầu thủ sẽ cùng HLV Hajime Moriyasu tranh tài tại Thế vận hội trên sân nhà.
Vận mệnh tuyển Anh nằm ở sơ đồ 3 trung vệ Chạm trán với Đức được xem là thách thức lớn với đoàn quân của HLV Gareth Southgate. Nhà cầm quân 50 tuổi cần những quân bài tốt nhất và chiến thuật hợp lý để đưa Anh đến tứ kết. Cách đây 4 năm, Anh đá giao hữu với Đức trên sân Wembley, trận đấu hòa 0-0. Đó là lần đầu tiên, ông Southgate...