Malaysia: Bị xử treo cổ vì bỏ đói người giúp việc đến chết
Một cặp vợ chồng người Malaysia đã bị Tòa án Tối cao nước này ngày 6-3 kết án treo cổ vì tội giết người giúp việc bằng hành động bỏ đói cho đến chết. Đây là vụ mới nhất gây chấn động về ngược đãi lao động nhập cư Indonesia ở Malaysia.
Fong Kong Meng và vợ (phía sau) đang bị cảnh sát dẫn giải
Theo Thẩm phán Noor Azian Shaari, Teoh Ching Yen 56 tuổi cùng chồng là Fong Kong Meng 58 tuổi, thường xuyên bỏ đói người giúp việc trong suốt thời gian 3 năm cô làm việc cho họ. Nạn nhân là cô gái Isti Komariyah đến từ Đông Java, Indonesia. Trước khi sang Malaysia, Isti là một cô gái 23 tuổi, 46kg và rất khỏe mạnh, nhưng thật đáng thương khi Isti tử vong, cô chỉ còn nặng 26kg. “Nạn nhân 26 tuổi và chỉ nặng 26kg khi cô được đưa tới Trung tâm Y tế Đại học Malaya với nhiều vết thương bầm tím, có nhiều vết xước trên cánh tay, lưng và trán”, và “cô gái đã tử vong trước khi đến bệnh viện” một báo cáo pháp y cho biết.
Theo ANTD
Syria bị tố xử tử 11.000 tù nhân chiến tranh
Một cảnh sát Syria đào tẩu công bố hàng ngàn bức ảnh chụp hơn 11.000 thi thể được cho là những tù nhân bị chính phủ Syria xử tử trong cuộc nội chiến.
Ngày 21/1, 3 cựu công tố viên tội phạm chiến tranh quốc tế đã công bố một bản báo cáo cho biết có bằng chứng rõ ràng cho thấy Syria đã tra tấn và xử tử có hệ thống khoảng 11.000 tù nhân kể từ khi cuộc nội chiến ở nước này bùng phát.
Video đang HOT
Báo cáo của các công tố viên này dựa trên hàng ngàn bức ảnh chụp những tù nhân thiệt mạng do một cảnh sát Syria đào tẩu tuồn ra bên ngoài. Một công tố viên tuyên bố có bằng chứng cho thấy chính phủ Syria có liên quan đến những vụ tra tấn và xử tử này.
Cuộc nội chiến ở Syria vẫn đang diễn ra vô cùng ác liệt
Báo cáo này được thực hiện dưới sự bảo trợ của Qatar, quốc gia ủng hộ phe nổi dậy ở Syria. Báo cáo dựa trên các bằng chứng của một nhiếp ảnh gia quân cảnh Syria có tên là Caesar, người đã tuồn ra ngoài 55.000 bức ảnh kỹ thuật số về khoảng 11.000 tù nhân bị xử tử ở Syria.
Caesar kể với các điều tra viên rằng công việc của anh ta là chụp ảnh xác chết để phục vụ cho việc cấp giấy chứng tử hoặc để xác nhận việc thi hành lệnh xử tử.
Anh này cho biết: "Mỗi ngày tôi phải chụp ảnh khoảng 50 xác chết, và thời gian nghiên cứu, chụp ảnh một xác chết mất từ 15 đến 30 phút." Mặc dù vậy, Caesar lại nói rằng anh ta không tận mắt chứng kiến những vụ tra tấn hoặc hành hình này, khiến cho sức nặng trong lời chứng của anh ta giảm đi đáng kể.
Một bức ảnh do Caesar công bố
Caesar cho hay anh ta chụp những bức ảnh này trong khoảng thời gian từ đầu cuộc nội chiến vào năm 2011 cho đến tháng 8 năm 2013. Gần như tất cả thi thể mà anh ta chụp ảnh đều là nam giới. Các điều tra viên cho biết hầu hết thi thể đều gầy gò, hốc hác, một số người còn bị đánh đập hoặc siết cổ. Một số thi thể không có mắt, và một số có dấu hiệu bị chích điện.
Giáo sư Geoffrey Nice, một trong 3 tác giả của báo cáo này cho biết quy mô và mức độ của những vụ tàn sát này là bằng chứng mạnh mẽ để truy tố tội ác chiến tranh đối với chính phủ Syria.
Một tù nhân có dấu hiệu bị siết cổ bằng dây cao su
Chuyên gia pháp y Stuart Hamilton sau khi xem xét các bức ảnh này nhận định nhiều tù nhân có dấu hiệu bị bỏ đói trong một thời gian dài, và một số người trông như đã bị trói hoặc xích.
Những dấu vết tra tấn trên thi thể một tù nhân do Caesar chụp lại
Hiện chính phủ Syria vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về báo cáo này, song họ kiên quyết bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền trong suốt 34 tháng diễn ra cuộc nội chiến ở đất nước này.
Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Syria và phe đối lập Liên minh Quốc gia đang chuẩn bị tổ chức hội nghị hòa bình Montreux sẽ diễn ra vào ngày thứ Tư tới đây ở Thụy Sĩ.
Chính phủ Syria sẽ cử đại diện tham dự hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ
Hội nghị hòa bình này là kết quả của nhiều tháng trời vận động ngoại giao giữa hai cường quốc thế giới là Nga và Mỹ. Liên Hợp Quốc cũng đã kêu gọi tổ chức hội nghị này để thi hành thông cáo Geneva về một chính phủ chuyển tiếp được đưa ra trong một hội nghị vào năm 2012.
Hội nghị hòa bình này là nỗ lực ngoại giao lớn nhất từ trước tới nay nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 3 năm qua ở Syria khiến hơn 100.000 người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa.
Theo CNN
Thế "kẹt NSA" của Tổng thống Mỹ Thẩm phán Liên bang Mỹ Richard Leon đã tuyên bố rằng chương trình do thám bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) nhằm nghe trộm điện thoại của người dân Mỹ là vi phạm Hiến pháp. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Theo "Thời báo Tài chính" (Anh), động thái này đã tạo ra một cuộc chiến pháp lý kéo dài...