Malaysia bán cả lá mãng cầu xiêm, doanh nghiệp nông nghiệp đừng chờ nước ngoài đến mua
“ Tại Malaysia, trái mãng cầu xiêm, thậm chí là lá mãng cầu xiêm vẫn bán được. Người dân bên đó tìm mua nhưng doanh nghiệp mình không nắm thông tin, không đưa sản phẩm sang. Nếu mình trông chờ người nước ngoài sang mua thì chỉ làm gia công cho họ”, ông Đỗ Văn Huệ, Ủy viên Thường trực CLB Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, cho biết.
Xuất xứ hàng hóa và cơ hội “vượt đèn vàng” của doanh nghiệp Việt
Ngày 14.1.2019 là dấu mốc quan trọng đối với Việt Nam khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) bắt đầu có hiệu lực, mở ra thời kỳ hội nhập kinh tế mới. Trước Việt Nam, CPTPP đã có hiệu lực với 6 quốc gia, bao gồm: Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada, Australia.
Tham gia CPTPP, lần đầu tiên Việt Nam cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế; cam kết đối với hoạt động mua sắm công; cam kết đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước; cam kết cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; cam kết về vấn đề môi trường, thương mại điện tử…
Bà Bùi Kim Thùy, nguyên thành viên đoàn đàm phán các FTA của Việt Nam chia sẻ tại hội thảo (Ảnh: Giang Huy)
Chia sẻ tại tại Hội thảo “CPTPP với doanh nghiệp: Lợi ích hay thách thức?” do Bộ Công Thương phối hợp với Báo điện tử VnExpress, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân tổ chức mới đây, bà Bùi Kim Thùy, nguyên thành viên đoàn đàm phán các FTA của Việt Nam, cho biết, CPTPP là một FTA toàn diện.
Trong đó, bà Thùy nhấn mạnh, vai trò của đàm phán thuế quan và đàm phán Quy tắc xuất xứ có vai trò quan trọng ngang bằng như hai chân song hành. Chỉ khi sản phẩm xuất khẩu vượt qua các đòi hỏi về nguyên tắc xuất xứ, các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường mới được hưởng mức thuế ưu đãi.
Video đang HOT
“Vì vậy, các doanh nghiệp cần có ý thức tìm hiểu cụ thể và tuân thủ chặt chẽ các quy tắc xuất xứ để có thể xuất khẩu hàng hóa”, bà Bùi Kim Thùy đưa ra lời khuyên.
Chia sẻ cụ thể về quy tắc xuất xứ trong CPTPP, bà Thùy đưa ra so sánh, xuất xứ thuần túy được hiểu trong các FTA cũ là 100% các nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm phải nằm toàn bộ trong quốc gia đó. Đây là quy tắc xuất xứ chặt để ngăn chặn các quốc gia không phải là thành viên của hiệp định tận dụng các ưu đãi thuế, hay còn được gọi là “free rider”.
Còn các quy tắc trong CPTPP cho phép nguyên liệu đầu vào được quyền nhập khẩu từ các thành viên của khối. Đơn cử như với sản phẩm bánh xuất khẩu, doanh nghiệp có thể được nhập các nguyên liệu từ những nước trong khối CPTPP nếu nguồn cung giá rẻ, chất lượng tốt.
Ngoài ra, quy tắc cộng gộp trong CPTPP, cũng mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy định này đặt ra là nguyên liệu nhập khẩu không đạt xuất xứ CPTPP nhưng có giá trị gia tăng trong khối, dù chỉ 1% sẽ được cộng gộp để tính hàm lượng CPTPP trong sản phẩm để được cấp ưu đãi C/O.
Hiệp định CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 15% GDP toàn cầu. (Ảnh: TTXVN)
Đặc biệt, CPTPP cũng đưa ra quy định De Minimis – quy tắc linh hoạt cho phép thành phẩm dù vi phạm xuất xứ 10% vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt. Ngoài ra, doanh nghiệp được phép vi phạm 10% về giá trị đơn hàng, riêng ngành dệt may có thêm một lựa chọn là vi phạm 10% về trọng lượng. Điều này được bà Bùi Kim Thùy so sánh với hình ảnh “người tham gia giao thông ở một số quốc gia được phép vượt đèn vàng nhưng một số nước không cho phép”.
“Ví dụ, một gói cafe khi được sản xuất tại Biên Hòa lấy cà phê từ Buôn Mê Thuột, sữa từ Mộc Châu, đường từ Quảng Ngãi. Bốn tỉnh này đều nằm trong lãnh thổ Việt Nam. CPTPP coi mỗi quốc gia trong Hiệp định là một tỉnh. Khi đó, CPTPP không cần chỉ số RCV (Regional Value Content – PV) phải đạt 40% như các FTA khác. Kể cả 15, 20% vẫn được cấp C/O bình thường. Khi về đến Hải quan, Hải quan hiểu rằng sẽ được cộng gộp.
Đây là yếu tố linh hoạt đặc biệt tốt cho chuỗi cung ứng, đối với các ngành sản xuất, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có đủ nguồn lực như các doanh nghiệp lớn. Với các Hiệp định trước đây, 39% cũng không được cộng gộp. Còn với CPTPP được phép cộng gộp dù chỉ 1%”, bà Bùi Kim Thùy chia sẻ.
Trông chờ người nước ngoài sang mua sẽ chỉ làm gia công cho họ
Theo ông Đỗ Văn Huệ, Ủy viên Thường trực CLB Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, nông nghiệp Việt Nam đang đi chậm hơn so với các ngành khác. Thời gian qua, ngành mới tháo gỡ được phần nào về vùng nguyên liệu giờ mới đến phần chế biến.
“Nếu ngành nông nghiệp vẫn còn áp dụng công nghệ cũ thì không thể xuất khẩu”, ông Huệ khẳng định.
Ông Đỗ Văn Huệ, Ủy viên Thường trực CLB Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam. (Ảnh: Giang Huy)
Ông Huệ cho biết đa số các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn chưa thể chủ động được thị trường mà đang chờ khách nước ngoài đến đợt hàng, gia công. Đây là điều rất rủi ro và bị động. Ngành nông nghiệp đang sản xuất những cái mình có chứ chưa phải đáp ứng sát sườn những sản phẩm các thị trường nhập khẩu lớn cần.
“Có những sản phẩm ở nước ngoài cần nhưng trong nước không biết. Tại Malaysia, trái mãng cầu xiêm, thậm chí là lá mãng cầu xiêm vẫn bán được. Một gói trà túi lọc bên đó làm với khoảng 3 lá trà bán 12.000 đồng, người dân bên đó tìm mua nhưng doanh nghiệp mình không nắm thông tin, không đưa sản phẩm sang.
Nếu mình trông chờ người nước ngoài sang mua thì lại dính bài toán chỉ làm gia công cho họ, như thế sẽ không đảm bảo thu nhập cho người dân. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu tìm hiểu các thị trường lớn, mang sản phẩm đến sang nước ngoài bán”, ông Đỗ Văn Huệ nói.
Theo dân việt
Fiserv đưa giải pháp cho ngân hàng số Việt Nam
Công ty công nghệ tài chính Mỹ, Fiserv, vừa chính thức bước vào thị trường Việt Nam bằng việc đưa ra các giải pháp cho hệ thống ngân hàng số trên toàn quốc.
Ông Marc Mathenz, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fiserv Châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Marc Mathenz, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fiserv Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Ở Việt Nam, chúng tôi cung cấp nền tảng lưu trữ cốt lõi, giao dịch điện tử, quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro cũng như các giải pháp chống rửa tiền. Khách hàng tiềm năng là các công ty tài chính muốn phát triển công nghệ và tìm kiếm đối tác hiểu được nhu cầu của họ trong thời đại kỹ thuật số".
Được biết, trước đây, Fiserv Việt Nam chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính cho các khách hàng gồm Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Fiserv hiện đang hỗ trợ hơn 12.000 khách hàng ở hơn 80 quốc gia, cung cấp các trải nghiệm và các giải pháp cho phép người dùng quản lý dòng tiền nhanh chóng và hiệu quả. "Người tiêu dùng muốn được tự tin làm chủ tài chính của mình, còn ngân hàng điện tử giúp họ theo dõi và kiểm soát dòng tiền đó. Hình thức này an toàn hơn hẳn việc mang theo một lượng lớn tiền mặt. Suy cho cùng, ngân hàng điện tử giúp thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, khi mà người tiêu dùng mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hiểu họ và cung cấp những dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất. Quá trình xây dựng một xã hội không tiền mặt theo đề xuất của chính phủ đòi hỏi các tổ chức tài chính phải đưa ra giải pháp thông minh cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch. Công nghệ sẽ giúp các ngân hàng đáp ứng những kỳ vọng cao của khách hàng trong tương lai", ông Marthenz nói thêm.
Việt Nam là một trong những quốc gia có mạng lưới thông tin phát triển mạnh với 64 triệu người dùng Internet. Báo cáo của McKinsey & Company đã chỉ ra rằng tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng điện tử tại Đông Nam Á đang có xu hướng tăng lên, trong đó Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng đứng thứ hai khu vực với số lượng người dùng tăng 6,3 lần từ năm 2011 đến năm 2014.Theo báo cáo của Solidiance mới nhất về công nghệ tài chính, Việt Nam có hơn 35 triệu người mua sắm trực tuyến và dự đoán sẽ tăng lên 42 triệu, chiếm 42,5% dân số ước tính trước năm 2021. Mức chi tiêu trực tuyến sẽ tăng từ 62 lên 96 đô la Mỹ, và hình thức giao hàng thu tiền sẽ được thay thế bằng thanh toán điện tử, giúp mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng.
Theo Báo Mới
Chuyện lạ có thật: Người nghèo, học vị thấp mới dùng iPhone Theo nghiên cứu thị trường MobData, những người sử dụng iPhone tại Trung Quốc thường có học vấn thấp, cuộc sống khó khăn và ít tài sản MobData công bố một báo cáo gây sốc về người dùng iPhone tại Trung Quốc Báo Tri thức trực tuyến đưa tin, theo một báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường MobData, những người...