Mải chơi đến quên cả thay tampon trong kỳ “rớt dâu”, cô gái suýt mất mạng vì nhiễm hội chứng sốc độc tố
Chuyện bị sốc độc tố do lười thay tampon trong kỳ kinh nguyệt đã từng có rất nhiều trường hợp trên thế giới mắc phải. Do đó, bạn cần tránh lặp lại thói quen này nếu sử dụng tampon để bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của mình.
Cứ đều đặn hàng tháng, con gái sẽ phải đối diện với kỳ “đèn đỏ” kéo dài từ 5 – 7 ngày. Trong những ngày này, để ngăn chặn máu kinh nguyệt thấm vào đồ lót thì bạn có thể sử dụng băng vệ sinh, cốc nguyệt san hoặc tampon. Tuy nhiên, dù dùng bất cứ sản phẩm nào thì bạn cũng nên nhớ sau 3 – 4 tiếng thì nên thay mới một lần để tránh nguy cơ viêm nhiễm, bức bí vùng kín.
Bác sĩ chuyên Khoa Gan mật và Tiêu hóa – Trương Chấn Dung
Mới đây, trong chương trình Hello Doctor (Đài Loan), bác sĩ chuyên Khoa Gan mật và Tiêu hóa – Trương Chấn Dung đã chia sẻ một trường hợp là nữ sinh trung học suýt mất mạng vì quá mải chơi mà quên thay tampon trong kỳ kinh nguyệt. Được biết, ngày hôm đó do trời quá nóng nên cả lớp của cô gái này đã rủ nhau đi chơi ở công viên nước. Đúng ngày đó cô nữ sinh này lại đang trong những ngày hành kinh nên phải sử dụng tampon để thoải mái chơi đùa cùng bạn bè.
Điều đáng nói là vì quá mải chơi nên suốt cả một ngày dài, cô gái này chỉ thay mới tampon đúng một lần rồi cứ thế chơi tiếp đến tận tối. Tới khi trở về nhà, cô gái này bỗng thấy cơ thể mệt mỏi kèm theo cảm giác buồn nôn rồi ngủ thiếp đi mà chưa kịp tắm nên gia đình cảm thấy rất lo lắng.
Sau đó, họ đưa cô nữ sinh này đến bệnh viện để kiểm tra và làm một số xét nghiệm giúp nắm rõ tình hình sức khỏe. Qua lần xét nghiệm máu, bác sĩ rất bất ngờ khi thấy tỷ lệ bạch cầu trong máu của cô gái này tăng lên hơn 13.000 (mức bình thường của cơ thể vốn chỉ từ 8.000 – 10.000) và huyết áp thì giảm thấp nghiêm trọng, dưới cả mức 90mmHg.
Kèm theo đó, cô gái này còn xuất hiện tình trạng phát ban, bong tróc da nghiêm trọng khiến các bác sĩ phải cho dùng kháng sinh để khống chế tình trạng sức khỏe.
Tại sao cô gái này lại gặp phải tình trạng bất thường như vậy?
Khi được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ đã tiến hành làm một loạt xét nghiệm và phát hiện trong máu của cô gái này có tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, từ đó họ phán đoán cô gái này đang bị nhiễm trùng. Thông qua lời kể lại từ phía gia đình, bác sĩ phát hiện ra cô gái này do mải chơi nên quên thay tampon đúng giờ, dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập trong ngày đèn đỏ, gây ra hội chứng sốc độc tố.
Vì tampon có khả năng thấm hút mạnh nên việc để quá lâu trong vùng “cô bé” có thể gây khô, tạo ra các vết thương do lực ma sát và vô tình biến vùng kín trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng. Tampon chỉ nên sử dụng trong khoảng 3 – 4 tiếng thì phải thay mới một lần. Thế nhưng, do quá mải chơi nên cô gái này đã không nhớ phải đi thay tampon, dẫn đến trường hợp suýt mất mạng.
Video đang HOT
Hội chứng sốc độc tố (TSS) là gì?
Toxic Shock Syndrome (TSS) là một loại bệnh nhiễm khuẩn rất nguy hiểm và có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn.
Có 2 loại vi khuẩn chính gây ra hội chứng này là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và vi khuẩn liên cầu (Streptococcus pyogenes). Đây là những vi khuẩn sống trên da và dễ dàng xâm nhập vào dòng máu, từ đó sản xuất ra các chất độc gây hại.
Người mắc phải hội chứng sốc độc tố ban đầu sẽ có triệu chứng sốt cao đột ngột, nhiệt độ cơ thể lên đến trên 39 độ C. Trong vòng vài giờ, người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng giống như cảm cúm, biểu hiện qua các cơn đau nhức đầu, đau cơ, đau họng và ho. Ngoài ra, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ngất xỉu, chóng mặt… cũng là những triệu chứng thường gặp của người mắc hội chứng này.
Thông thường, nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng sốc độc tố cao nhất trong kỳ “đèn đỏ”, đặc biệt là với những ai sử dụng tampon, mới sinh hoặc đang sử dụng một biện pháp tránh thai nào đó.
Trên mỗi hộp tampon cũng ghi rõ là không nên sử dụng quá 4 – 8 tiếng. Tuy nhiên, nhiều người thường quên thay mới và để chúng qua đêm nên dẫn đến tình trạng mắc phải hội chứng sốc độc tố.
Bệnh khiến bé gái từng được H'Hen Niê bế trên sàn catwalk qua đời: Những người nào dễ mắc?
Ngày 5/5, nhà thiết kế nổi tiếng Nguyễn Thảo đã đăng tin thông báo bé Hà My mất vào chiều ngày 4/5 sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư máu.
Bé Hà My mắc bệnh ung thư máu từ năm 2 tuổi khi chỉ vừa mới biết đi, biết nói. Gia đình cô bé đã dốc hết sức chạy chữa cho con nhưng bệnh tình cô bé ngày càng nặng, rất khó điều trị, khả năng ghép tủy cũng khó thực hiện được. Thương con, mẹ của bé Hà My đã quyết định tặng con gái một món quà mà bé luôn mơ ước là được diễn trên sàn catwalk trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt của mọi người.
Cuối cùng, ước nguyện của cô bé Hà My đã được thực hiện khi được trình diễn trong show thời trang và thậm chí còn được hoa hậu H'Hen Niê bế trên sàn diễn thời trang hồi cuối năm 2019. Tuy nhiên, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, cô bé đã qua đời vào ngày 4/5.
Những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh
Ung thư máu hay bệnh bạch cầu, là hiện tượng bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến dẫn tới hồng cầu bị phá huỷ dần dần. Người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến tử vong.
Theo Cancercenter, có 3 loại ung thư máu chính là ung thư bạch cầu, ung thư hạch và u tủy:
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư máu bắt nguồn từ máu và tủy xương. Nó xảy ra khi cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường và cản trở khả năng tạo tủy xương và tiểu cầu.
Ung thư hạch không Hodgkin là một loại ung thư máu phát triển trong hệ bạch huyết từ các tế bào gọi là tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Ung thư hạch Hodgkin là một loại ung thư máu phát triển trong hệ bạch huyết từ các tế bào gọi là tế bào lympho. Ung thư hạch Hodgkin được đặc trưng bởi sự hiện diện của một tế bào lympho bất thường được gọi là tế bào Reed-Sternberg.
Đa u tủy là một bệnh ung thư máu bắt đầu trong các tế bào plasma của máu, một loại tế bào bạch cầu được tạo ra trong tủy xương.
Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thường xuyên cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu. (Ảnh minh họa)
Ung thư máu là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, không kể tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu như:
- Người thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường có chứa nhiều chất phóng xạ hoặc hóa chất độc hại, ví dụ như công nhân nhà máy, thợ nhuộm, công nhân nhà máy năng lượng hạt nhân, chế tạo linh kiện điện tử... Những trường hợp này có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu.
- Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao ở người bị đột biến nhiễm sắc thể.
- Người sử dụng một số loại thuốc để diệt tế bào ung thư cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
- Trẻ nhỏ mắc hội chứng Down bẩm sinh.
- Người hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên.
- Người có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh ung thư máu.
Triệu chứng ung thư máu
Một số triệu chứng ung thư máu phổ biến bao gồm:
- Sốt, ớn lạnh
- Mệt mỏi kéo dài, yếu đuối
- Chán ăn, buồn nôn
- Giảm cân không rõ lý do
- Đổ mồ hôi đêm
- Đau xương / khớp
- Khó chịu ở bụng
- Nhức đầu
- Hụt hơi
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Ngứa da hoặc phát ban da
- Hạch bạch huyết sưng ở cổ, nách hoặc háng
Ngủ phòng mát lạnh vẫn đổ mồ hôi ướt đẫm có thể là dấu hiệu ung thư máu Ung thư máu xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng gia tăng bạch cầu đột biến. Việc điều trị ung thư máu cũng rất phức tạp, tốn kém và có tỉ lệ tử vong rất cao. Có nhiều loại ung thư máu khác nhau và mỗi loại lại có một tập triệu chứng, phương pháp điều trị và cách diễn...