Mái che trường học ở Sài Gòn đổ sập do gió lớn
Trưa nay, tại TP.HCM, mái che sân Trường Trung học Thực hành (Trường ĐH Sài Gòn) bất ngờ bị đổ sập do gió lớn.
Vào trưa nay (26/9), mái che sân của Trường Trung học Thực hành Sài Gòn (Trường ĐH Sài Gòn) bất ngờ đổ sập xuống khiến nhiều học sinh hốt hoảng. Rất may mắn, thời điểm này học sinh của trường đang trong giờ học, không có lớp nào trên sân nên không có thương vong đáng tiếc nào xảy ra.
Phía Trường ĐH Sài Gòn thông tin nguyên nhân khiến mái che bị sập do gió quá lớn, ảnh hưởng của bão Noru.
Sau sự cố, nhà trường đã khắc phục bằng cách tháo dỡ hết mái che ở sân.
Mái che Trường Trung học Thực hành ĐH Sài Gòn đổ sập do gió lớn (ảnh bạn đọc cung cấp)
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (26/9) bão Noru có cường độ mạnh, cường độ bão thời điểm trước khi đổ bộ vào khu vực đảo Luzon (Philippines) đạt mức cấp 15, giật cấp 17. Sau đó khi đi vào biển Đông, sáng nay cường độ đã yếu đi còn mức cấp 12, giật 14.
Thống kê đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là một trong những cơn mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ (tương đương cơn bão số 6-Xangsane 9/2006, bão số 9-Ketsana 10/2009 và bão số 9-Molave 10/2020).
Video đang HOT
Hiện học sinh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 26/9 để tránh bão Nuro. Tại TP.HCM cũng đang có mưa rải rác.
Dù gia cảnh nghèo, cụ ông vẫn hiến tài sản lớn để xây trường
Không ít người sẵn sàng vì lợi ích chung mà hy sinh tài sản riêng của bản thân dù gia cảnh còn khó khăn.
Họ hiến đất, góp sức, tiền của để xây dựng trường học, đường xá... mong sao cho xã hội ngày càng phát triển.
Không phải địa điểm nào cũng có trường học khang trang, rộng rãi.
Cụ ông góp hơn 1.000m2 đất xây trường học
Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin về trường hợp ông V.A (73 tuổi) tại xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vì muốn các em học sinh có trường rộng rãi mà tự nguyện hiến hơn 1.000m2 đất. Nơi cụ ông sinh sống là vùng sâu vùng xa, chủ yếu dân tộc Kor nên tồn tại nhiều khó khăn, việc đến trường không phải dễ dàng. Mảnh đất mà hiện tại ông sở hữu đã phải đánh đổi qua hàng chục năm trước khi cùng vợ khai hoang từ núi rừng trùng điệp.
Nhiều khu vực khó khăn, học sinh phải học dưới mái trường lụp xụp.
Vào năm 2021, học sinh mầm non Thọ An được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Sơn trích ngân sách xây dựng điểm trường nhưng gặp khó khăn vì thiếu mặt bằng. Khi chính quyền xã đi vận động bà con, ông A. đã tình nguyện hiến 1.084 m2 đất vườn nhà. Sau khi toàn bộ đất được hiến, vợ chồng ông chỉ còn lại chút tài sản là căn nhà nhỏ trên mảnh đất chật hẹp có quán tạp hóa mưu sinh. Dù vất vả là thế nhưng khi được nhìn thấy các cháu tới trường, vui đùa học tập, cả 2 vợ chồng đều vui vẻ, hạnh phúc.
Cụ ông sẵn sàng hiến số lượng đất lớn vì các em.
Điểm trường mầm non Bình An đã được xây dựng trên diện tích đất ông A. hiến tặng và một phần đất nhà nước với kinh phí 500 triệu đồng. Nói về khoảng thời gian khi chưa có trường mới, cô T. giáo viên cho biết trước đây ngôi trường chật hẹp, mùa bão năm 2020 bị tốc mái hư hỏng. Mặc dù đã sửa sang đôi chút nhưng nó vẫn không thể đảm bảo an toàn cho việc dạy học. Bây giờ khi được hỗ trợ xây dựng ngôi trường khang trang, cô trò hết mực vui mừng.
Trước đây trường có cơ sở vật chất kém.
Nói về việc cụ ông tự nguyện hiến một khoảng đất lớn, không chỉ bà con mà chính quyền đều dành lời khen. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình An nhận định, diện tích đất mà ông A. hiến tặng được xếp vào hàng "đất vàng" ở làng. Nếu như ông A. không tự nguyện thì chắc chắn kinh phí bồi thường là một vấn đề đau đầu mà chính quyền địa phương phải tìm hướng giải quyết.
Không chỉ góp phần giúp các cháu có chỗ học mới khang trang hơn mà việc làm của ông A. đã phần nào lan tỏa giá trị đẹp tới cộng đồng. Mọi người không khỏi ngưỡng mộ bởi việc làm tốt luôn có xung quanh chúng ta và cần được nhân rộng hơn nữa.
Cụ ông hiến tiền riêng làm việc thiện
Trước đó, Zing News từng đưa tin về việc làm tốt của ông T. (sống tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng) sẵn sàng dùng đất riêng rộng 1,5ha để xây nhà tình thương. Nếu quy đổi ra, để có được nơi ở miễn phí cho các cụ già, người đàn ông này đã bỏ ra tới 400 lượng vàng thời bấy giờ. Những cụ già ở đây đều được chăm sóc miễn phí và cực kì cẩn thận, sống trong môi trường sạch sẽ.
Viện dưỡng lão được xây dựng trên đất dân.
Các cụ được ăn ở, chăm sóc miễn phí.
Sau khi ra đi đột ngột, ông T. giao lại toàn bộ quyền thừa kế khu dưỡng lão cho con trai. Hiện tại, cậu thanh niên đang thay bố thực hiện di nguyện. Người quản lý tại khu vực dưỡng lão chia sẻ: " Lý tưởng, việc làm của ông T. quá cao cả. Tiếc là ông ra đi sau cơn bạo bệnh, để lại mái ấm tình thương này. Chúng tôi tự thấy phải có trách nhiệm để chung tay duy trì làm việc thiện".
Cuộc sống ở đây rất thoải mái.
Thủy Bi: 'Tôi chẳng nhận được email, cuộc gọi nào từ nhà trường' Ca sĩ Thủy Bi khẳng định chưa hề nhận được cuộc điện thoại nào từ trường ISHCMC-AA, càng không có chuyện cô dập máy 3 lần không nghe. Liên quan đến vụ việc ca sĩ Thủy Bi tố con gái bị bạn học hành hung dã man ở trường, ngày 28/5, chia sẻ với Tổ Quốc, ông Nathan Swenson, Hiệu trưởng trường Quốc...