Mai Châu: Nông dân thung lũng du lịch náo nức đi cấy đầu xuân
Trong những ngày đầu xuân, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nô nức xuống đồng gieo cấy lúa cho vụ mới. Trên khắp các cánh đồng trong huyện, nông dân đã khẩn trương ra đồng cấy, sửa chữa mương phai với quyết tâm giành thắng lợi trong vụ lúa sắp tới.
Những ngày đầu xuân, trên khắp các cánh đồng ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) đều rộn rã khí thế xuống đồng cấy lúa. Máy cày âm vang cả cánh đồng. Phân bón được tập kết tận chân ruộng.
Nước dạt dào chảy trên kênh mương, ruộng đầy ắp nước, màu xanh của mạ mới cấy trải dài. Năm nay thời tiết khá tốt, nước thuận, mạ khỏe, mấy chục ha ruộng lúa ở huyện chỉ cấy nay mai là hoàn thành diện tích theo kế hoạch.
Nông dân ở xã Vạn Mai, huyện Mai Châu cày ải đất cho vụ xuân.
Trao đổi với PV, ông Đặng Mai Sơn, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cho biết: “Ngay sau khi thu hoạch vụ đông xuân và bám sát lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp tham mưu cho UBND xây dựng khung thời vụ gieo cấy. Vận động nông dân đầu tư chăm sóc lúa, tăng cường sử dụng phân hữu cơ để bón lót, sử dụng cân đối giữa các loại phân vô cơ và phân hữu cơ”.
Hệ thống kênh mương đã đấy ắp nước chuẩn bị cho vụ gieo cấy mới đạt năng suất cao.
“Ngoài ra, chúng tôi cũng chỉ đạo cơ quan chức năng thường xuyên xuống cơ sở, tích cực cùng người dân thăm đồng, điều tra, dự tính dự báo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh. Trong đó chú ý phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh gây hại chính ở vụ mùa, như: Sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân.
Đặc biệt là quan tâm đến phòng trừ sâu năn từ giai đoạn mạ, bằng cách sử dụng các loại thuốc nội phun phòng trừ ngay trên ruộng mạ trước khi cấy vì đây là loại dịch hại đặc biệt nguy hiểm ở trên cây lúa”- ông Đặng Mai Sơn, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu thông tin thêm.
Video đang HOT
Hình ảnh nông dân Mai Châu nô nức xuống ruộng gieo cấy lúa ở xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu.
Đến huyện Mai Châu (Hòa Bình) trong những ngày đầu năm mới, không khó để bắt gặp hình ảnh bà con nông dân nô nức gieo mạ ở khắp cánh đồng.
Tận dụng thời tiết nắng cũng như để đảm bảo tiến độ, nhiều gia đình đã nhờ anh em họ hàng, thuê thêm người đẩy nhanh tiến độ gieo cấy.
Chị Hà Thị Dung, xóm Nhót, xã Nà Phòng tâm sự: “Năm nay gia đình tôi gieo cấy trên 1.000m2 lúa, để kịp khung thời vụ, tôi đã thuê thêm người về cấy với giá 100 nghìn đồng/ngày. Phấn đấu đến cuối tháng 2 dương lịch sẽ hoàn thành việc gieo cấy. Tôi mong rằng, năm nay sẽ là 1 năm bội thu mang lại sản lượng và năng suất cao hơn cho bà con nông dân chúng tôi”.
Để chuẩn bị tốt cho vụ lúa này, UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp huyện hướng dẫn bà con sửa chữa mương phai để tránh thất thoát nước.
Thời điểm này, bà con nhân dân các xã Tòng Đậu, Mai Hịch, Nà Phòn, Vạn Mai, Nà Mèo… thuộc huyện Mai Châu cũng đang đẩy nhanh tiến độ gieo cấy. Nhằm tăng năng suất cây trồng, sau khi hoàn thành thu hoạch vụ lúa đông xuân, địa phương chỉ đạo bà con khẩn trương làm đất, xuống giống.
Cùng với đó, làm tốt công tác khơi thông kênh mương thủy lợi dẫn nước phục vụ quá trình làm đất cho các nông hộ. Đối với diện tích đã cấy, phòng Nông nghiệp huyện đã hướng dẫn người dân sử dụng phân bón phù hợp để cung cấp dinh dưỡng, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển theo đúng thời kỳ.
Chị Hà Thị Nhung, xóm Cha, xã Tòng Đậu, chia sẻ: Sau khi ăn Tết âm lịch xong, gia đình tôi đã xuống đồng sửa chữa mương dẫn nước vào ruộng. Mạ gieo cấy thì được tôi chuẩn bị sẵn từ trước đó. Mong năm nay mưa thuận gió hòa, để ruộng lúa phát triển xanh tốt mạng lại mùa vụ bội thu”.
Theo ông Đặng Mai Sơn, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu: “Ngoài vấn đề về thời tiết thì nguồn giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng cây lúa. Chính vì vậy, ngay từ đầu vụ, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các xã triển khai tới bà con đăng ký lựa chọn giống tốt, phù hợp với đất đai thổ nhưỡng ở địa phương.
Huyện vận động nông dân đầu tư chăm sóc lúa, tăng cường sử dụng phân hữu cơ để bón lót, sử dụng cân đối giữa các loại phân vô cơ và phân hữu cơ. Đối với các vùng có diện tích thâm canh tăng vụ, huyện tập trung sử dụng các giống ngắn ngày để kịp thời vụ canh tác các cây trồng vụ đông”.
Với sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền và việc gieo cấy đúng khung thời vụ của nông dân huyện Mai Châu, tin rằng vụ lúa năm Canh Tý 2020 sẽ đạt năng suất và sản lượng cao theo đúng kế hoạch đề ra.
Theo Danviet
Trồng chè Shan, nhẹ công chăm sóc, dân Pà Cò vẫn rủng rỉnh tiền
Nhờ trồng chè Shan tuyết trên đất dốc, ông Sùng A Chu, bản Chà Dáy (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) thu lãi 60 triệu đồng/năm, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Thời gian vừa qua, nhiều hộ dân ở xã Pà Cò đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định nhờ trồng chè. Gia đình ông Sùng A Chu là một tấm gương tiêu biểu. Nhờ trồng chè mà cuộc sống của gia đình ông đã sung túc và ổn định hơn so với làm nương rẫy trước đây.
Trước đây, ông Chu chủ yếu trồng ngô, do giá cả bấp bênh nên ông chuyển sang trồng chè phát triển kinh tế.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Sùng A Chu cho biết: "Tôi thấy người dân ở huyện Mộc Châu (Sơn La) trồng chè Shan tuyết mạng lại nguồn thu nhập cao và ổn định. Tôi nghĩ nếu mang cây chè về trồng, biết đâu sẽ đỡ vất vả hơn trồng ngô nên mạnh dạn đầu tư giống trồng trên 1.600m2 nương rẫy sau nhà".
"Để cây chè phát triển tốt, cho năng suất cao, tôi luôn tập trung thâm canh, chăm sóc, đốn tỉa và trồng dặm theo đúng kỹ thuật mà cán bộ chuyên môn đã hướng dẫn. Hàng năm cứ đến mùa vụ thu hoạch, các thương lái và nhà máy chè đóng trên địa bàn xã đến thu mua, sản phẩm chè của gia đình không lo ế ẩm và rớt giá".
Nhờ trồng chè, cuộc sống của gia đình ông Chu đã sung túc và ổn định hơn.
"Tôi thường bón phân lân, đạm kết hợp phân chuồng cho nương chè. Sau nhiều năm trồng chè, tôi thấy chăm sóc chè rất nhàn, ít chi phí đầu tư hơn trồng các loại cây công nghiệp khác. Mỗi năm tôi làm cỏ cho nương chè từ 1 - 2 lần, không phải mất nhiều thời gian như cây ngô, cây lúa... bởi cây chè ít bị dịch bệnh rất phù hợp với khí hậu ở địa phương"- ông Chu cho biết thêm.
Ngoài trồng chè, ông Chu còn tận dụng đất vườn trồng thêm đậu cô ve để tăng nguồn thu nhập cho gia đình.
Để chè có chất lượng tốt, ông Chu thường thu hái chè vào những buổi sáng sớm. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, ông Chu còn chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ khác trong bản.
Hàng ngày ông Chu đều lên nương theo dõi quá trình phát triển của nương chè.
"Một năm gia đình tôi thu hoạch được 5 lứa chè tươi, mỗi lứa gần 4 tấn, thu lãi 12 triệu đồng. Tính ra mỗi năm gia đình tôi thu lãi 60 triệu đồng từ trồng chè. Từ khi chuyển sang trồng chè trên nương rẫy, đời sống kinh tế của gia đình tôi đã khấm khá hơn. Tôi dự định thời gian tới, sẽ phát quang diện tích nương rẫy đang bỏ hoang để trồng thêm chè Shan tuyết" - ông Chu chia sẻ.
Nhờ cách chăm sóc tốt, nương chè Shan tuyết của ông Chu luôn xanh tốt.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đặng Mai Sơn, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu, cho biết: "Trước kia bà con sinh sống ở xã Pà Cò chủ yếu trồng ngô, sắn, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn và thu nhập thấp. Nắm bắt được tình hình đó, chúng tôi luôn chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phải tìm hướng đi mới, tuyên truyền đến người dân thay đổi tư duy trong làm nông nghiệp để nâng cao mức thu nhập cho bà con.
"Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ban ngành, từ khi vận động người dân chuyển sang trồng chè Shan tuyết, thu nhập của bà con đã tăng lên. Nhận thức của nông dân cũng thay đổi nhiều, người dân ký hợp đồng liên kết sản xuất và bán sản phẩm cho nhà máy trên địa bàn xã Pà Cò. Ngược lại, nhà máy cam kết đồng hành, thu mua sản phẩm cho nông dân" - ông Sơn nói.
Theo Danviet
Thanh Hóa: Quốc lộ 15 thi công dở dang, nhiều điểm sạt lở kéo dài khiến người dân bất an Tuyến Quốc lộ 15 đoạn từ huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đi huyện Mai Châu (Hòa Bình) thi công bỏ dở, hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng kéo dài nhiều năm nay nhưng vẫn không được thu dọn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông, khiến người dân bất an... Quốc lộ 15 từ huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đi...