Mafia Nhật Bản manh nha “nội chiến”
Nhật Bản đang lo sẽ bùng phát cuộc chiến trong “ thế giới ngầm” khi hàng nghìn thành viên Yakuza ( mafia Nhật Bản) ly khai khỏi tổ chức tội phạm lớn nhất nước này để thành lập một băng đảng mới.
Cảnh sát Nhật Bản kêu gọi cần cảnh giác trước nguy cơ bạo lực băng đảng bùng phát sau sự rạn nứt của băng nhóm tội phạm lớn nhất nước này
Báo chí Nhật Bản ngày 6-9 đồng loạt đưa tin, các thủ lĩnh của 13 chi nhánh của tổ chức xã hội đen lớn nhất nước Nhật là Yamaguchi-gumi đã nhóm họp ở thành phố cảng Kobe để thành lập một băng đảng mới. Băng đảng mới này có khoảng 3.000 thành viên, bao gồm 2.000 thành viên của Yamaken-gumi, một trong 13 chi nhánh thuộc “tập đoàn tội phạm” khét tiếng Yamaguchi-gumi.
Sự ra đời của băng đảng mới ở Nhật Bản bắt nguồn từ chính mối lục đục trong nội bộ của tổ chức Yamaken-gumi, hay nói chính xác hơn là sự bất mãn của thủ lĩnh 13 chi nhánh của băng đảng mafia lớn nhất nước Nhật này với “bố già” Shinobu Tsukasa. Ông trùm thế giới ngầm 73 tuổi vốn xuất thân từ chi nhánh có tên Kodo-kai của Yamaken-gumi và trở thành “ômg trùm” của tổ chức xã hội đen này từ năm 2005.
Sau khi ra tù năm 2011 với án “bóc lịch” 6 năm về tội tàng trữ vũ khí và trước đó là án 13 năm tù về tội giết một đối thủ bằng kiếm samurai vào năm 1970 khi còn cầm đầu băng nhóm Kodo-kai, “ông trùm” Tsukasa đã có những thiên vị cho băng nhóm mà ông ta gắn bó từ khi “khởi nghiệp” Yakuza (mafia Nhật). Trong đó điển hình là việc “ưu ái” để băng Kodo-kai “bành trướng” ảnh hưởng từ Thủ đô Tokyo ở phía Đông sang phía Tây nước Nhật cũng như muốn chuyển tổng hành dinh của Yamaken-gumi từ thành phố Kobe đến thành phố Nagoya, nơi băng Kodo-kai ra đời năm 1984.
Bất mãn với “ông trùm”, thủ lĩnh 13 chi nhánh trong tổng số khoảng hơn 70 chi nhánh của tổ chức Yamaken-gumi đã công khai chống lại “bố già” Tsukasa. Đáp lại, “ông trùm” nổi tiếng với cung cách cai trị “bàn tay sắt” này đã tuyên bố trục xuất các thủ lĩnh 13 chi nhánh được xem là trung thành với các giá trị truyền thống của Yamaken-gumi.
Không vừa, thủ lĩnh 13 chi nhánh của Yamaken-gumi đã nhóm họp ngày 6-9 tại “thủ phủ” Kobe của “thế giới ngầm” này và tuyên bố lập tổ chức mới. Băng nhóm mới có khoảng 3.000 thành viên này không chỉ báo hiệu sự bất ổn của tổ chức tội phạm lớn nhất với khoảng 23.000 thành viên, hoạt động tại 44/47 tỉnh, thành của Nhật Bản mà nguy hiểm hơn có thể mở ra cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng, lãnh địa.
Video đang HOT
Yamaken-gumi được “ông trùm” đầu tiên là Harukichi Yamaguchi, vốn là ngư dân sinh sống trên đảo Awaji gần thành phố cảng Kobe, thành lập năm 1915. Sau 100 năm, trải qua tổng cộng 6 đời “ông trùm” tính tới thời “bố già” Tsukasa, Yamaguchi-gumi là băng nhóm tội phạm giàu có nhất nước Nhật cũng như thế giới với doanh thu ước tính lên tới 80 tỷ USD vào năm 2014. Băng mafia chiếm tới 43% tổng thành viên Yakuza tại Nhật Bản này kiếm lợi từ các hoạt động phi pháp như cờ bạc, buôn ma túy, tổ chức mại dâm, cho vay nặng lãi, bảo kê…
Ngoài ra, Yakuza còn kiểm soát nhiều nhà hàng, quán bar, công ty vận tải, hãng đào tạo tài năng giải trí, hãng taxi, nhà máy… ở các thành phố lớn tại Nhật Bản. Song khác với mafia Italia hay Hội Tam Hoàng ở Trung Quốc, Yakuza xây dựng mô hình hoạt động như các doanh nghiệp và mỗi băng nhóm chi nhánh đều có trụ sở hợp pháp.
Cho dù Yamaguchi-gumi đã suy yếu rất nhiều so với trước đây và các chi nhánh đều khoác áo hợp pháp để hoạt động, nhưng sự ly khai lập băng đảng mới nói trên đang làm dấy lên lo ngại về cuộc chiến trong “thế giới ngầm” tại nước Nhật.
Theo Hoàng Tuấn
An ninh Thủ đô
Nguồn gốc những tập tục kỳ dị của mafia Nhật Bản
Trong các gia đình mafia Nhật Bản, hay Yakura, một thành viên sẽ phải tự chặt đốt ngón út trên bàn tay phải trong lần phạm lỗi đầu tiên.
Nguồn gốc của Yakuza
Một gia đình trong hàng ngũ mafia Nhật Bản. Ảnh: Blogspot
Yakuza hình thành từ rất lâu trong quá khứ và song hành cùng lịch sử Nhật Bản suốt hàng trăm năm qua. Người ta chưa thể xác định chính xác nguồn gốc của Yakuza nhưng giả thuyết cho rằng họ là hậu duệ của những samurai tàn ác được coi là hợp lý nhất. Giả thuyết ấy cũng giúp người ta giải thích những tập tục kỳ dị mà các tổ chức xã hội đen khét tiếng của Nhật Bản đang áp dụng.
Trong quá khứ, samurai tàn ác còn có tên gọi khác là "những binh sĩ hắc ám". Chúng là những kẻ đánh mất tinh thần cao quý của võ sĩ đạo, sử dụng võ thuật để kiếm tiền bất chính. Trong thế kỷ 17, những samurai tàn ác thường để kiểu tóc kỳ dị cùng việc đeo thanh kiếm dài ngang lưng. Chúng là tay sai đắc lực của những kẻ cai trị tàn ác, chuyên dùng vũ lực để đàn áp dân chúng hoặc ám sát đối thủ.
Dưới thời vua Tokugawa (1543 - 1616), quan phủ không trọng dụng samurai nên họ mất có kế sinh nhai và trở thành đội quân cướp phá khổng lồ, gieo rắc nỗi kinh hoàng ở những vùng đất họ hoành hành. Giới học giả đoán họ chính là lực lượng tiền thân của Yakuza sau này.
Quy mô và tầm ảnh hưởng của Yakuza
Hình xăm từng là một trong những đặc quyền của mafia Nhật Bản. Ảnh: Daily Beast
Yakuza nhúng bàn tay tội lỗi vào mọi mặt trong đời sống, xã hội Nhật Bản. Ban đầu, chúng không quan tâm tới chính trị nhưng từ đầu thế kỷ 20, các băng nhóm đã bắt đầu can thiệp vào chính trường, góp phần gây ra hàng loạt biến cố chính trị ở Nhật Bản. Đây cũng là lực lượng góp phần đẩy nước Nhật tham gia Thế chiến II.
Ngày nay, thế lực của Yakuza đã giảm mạnh nhưng chúng vẫn đứng sau các hoạt động tội phạm từ tống tiền bảo kê sòng bạc, buôn lậu, mại dâm, bất động sản, giải trí và thể thao. Ban đầu các băng nhóm Yakuza không dính líu tới ma túy nhưng thời gian gần đây chúng lại tích cực tham gia.
Ở Nhật Bản, Yakuza là tổ chức xã hội đen hoạt động công khai. Họ sử dụng những ký hiệu riêng để đánh dấu các cửa hàng. Một ông trùm Yakuza có quyền sở hữu các công tuy làm ăn hợp pháp và dùng chúng để kinh doanh. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, vốn đang đứng thứ 3 các nền kinh tế lớn nhất hành tinh.
Ngoài Nhật Bản, Yakuza còn tiếp tục mở rộng địa bàn để gây ảnh hưởng ở các quốc gia láng giềng như Hàn Quốc trước khi gieo rắc nỗi kinh hoàng ở châu Âu và Mỹ. Tính tới thời điểm hiện tại, có lẽ mafia Nhật Bản là tổ chức tội phạm đông đảo nhất thế giới.
Nguồn gốc của những tập tục kỳ dị
Dù Yakuza là tổ chức tội phạm khét tiếng với khoảng 100.000 thành viên nhưng việc gia nhập các băng đảng là thách thức lớn. Để trở thành thành viên của một trong rất nhiều gia đình Yakuza, các ứng viên cần phải thể hiện bản lĩnh của thông qua việc chấp nhận những hình xăm che kín phần lớn cơ thể. Đây là thử thách quyết định mà mọi ứng viên phải vượt qua.
Bàn tay mất ngón của một thành viên Yakuza. Ảnh: Daily Beast
Các băng nhóm tội phạm tổ chức theo hình thức gia đình, trong đó ông trùm là cha. Mọi thành viên phải tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh của ông trùm và trung thành với gia đình trong suốt cuộc đời. Luật lệ đó giúp các tổ chức tội phạm bền chặt hơn. Nếu một trong các thành viên thiệt mạng, những người còn sống có trách nhiệm giúp đỡ gia đình của họ.
Tuy nhiên, mỗi thành viên sẽ phải trả giá bằng máu, thịt khi phạm sai lầm. Trong lần mắc lỗi đầu tiên, người phạm lỗi sẽ phải tự chặt một đốt ngón tay út trên bàn tay thuận. Họ sẽ phải tiếp tục chặt các đốt ngón tay còn lại nếu tiếp tục mắc sai lầm. Hình phạt này ra đời trong quá khứ, khi vũ khí chủ yếu của Yakuza là kiếm. Việc chặt đốt ngón tay út gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cầm vũ khí của các thành viên, khiến người mắc lỗi phải dựa nhiều hơn vào gia đình tội phạm. Ngày nay, hình phạt ấy chỉ còn mang tính biểu tượng.
Theo Tri Thức
Băng mafia lớn nhất Nhật Bản tan đàn xẻ nghé Hàng nghìn thành viên của Yamaguchi-gumi, băng đảng mafia lớn nhất Nhật Bản, đã tách ra thành một nhóm mới vào cuối tuần qua do mâu thuẫn với kẻ đứng đầu. Kunio Inoue, thủ lĩnh của nhóm tội phạm mới tách ra từ Yamaguchi-gumi. Ảnh:Tokyo reporter Kyodo News cho hay nhóm tội phạm mới thành lập do Kunio Inoue, thủ lĩnh 67 tuổi...