Mafia bành trướng khắp châu Âu
Các chuyên gia chống mafia trong một báo cáo mới đây cho biết các băng đảng mafia Ý đang bành trướng ra khắp châu Âu.
Cảnh sát Ý bắt giữ Michele Zagaria, trùm băng đảng mafia Casalesi – Ảnh: Reuters
Bà Paola Severino, luật sư hàng đầu về luật hình sự, cựu Bộ trưởng Tư pháp Ý, cho biết các băng đảng mafia Ý xem những nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) là “những mục tiêu mềm”, dễ xâm nhập và bành trướng vì những nước EU không có các biện pháp chống tội phạm có tổ chức, chống rửa tiền nghiêm khắc như Ý, theo tờ The Independent (Anh) ngày 30.11.
Các băng đảng mafia xuất phát từ vùng Sicily, thành phố Naples và Calabria (Ý) vẫn tiếp tục bành trướng xâm nhập sâu vào miền bắc nước Ý và các nước EU, theo báo cáo của bà Severino cùng 20 chuyên gia chống mafia thuộc đơn vị theo dõi mafia của Đại học Luiss (Ý).
Ông Luca Tritto, một trong số tác giả bản báo cáo, cho hay: “Điều đáng ngạc nhiên là những biện pháp chống rửa tiền của Ý có thể ngăn chặn các hoạt động tội phạm có tổ chức”.
Thị trường mở EU đã mang đến nhiều cơ hội cho các băng đảng mafia “đầu tư” vào những hoạt động trái phép và ‘Ndrangheta là băng đảng mafia khét tiếng của Ý đứng đầu trong việc bành trướng ở EU, theo ông Tritto.
Cơ quan Cảnh sát quốc gia Đức ước tính có 900 nhánh của ‘Ndrangheta vẫn đang hoạt động ở Ý. Chính phủ Ý đã trình một báo cáo về mafia lên EU trong năm nay, cho thấy ngoài Ý, ‘Ndrangheta hoạt động mạnh ở Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Đức.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, luật pháp các nước EU khác không nghiêm khắc bằng Ý. Đến nay, không quốc gia EU nào áp dụng những luật chống tội phạm có tổ chức tương tự như Ý”, ngoại trừ Ireland bày tỏ quan tâm đến việc học hỏi kinh nghiệm chống mafia của Ý, ông Tritto cho hay.
Bà Paola Severino, cựu nữ Bộ trưởng Tư pháp Ý – Ảnh: Reuters
Bà Severino và các chuyên gia chống mafia, trong bản báo cáo mang tựa đề “Các băng đảng mafia trục lợi từ toàn cầu hóa”, kêu gọi EU tăng cường các biện pháp pháp lý, như siết chặt luật chống rửa tiền, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của những băng đảng mafia.
Nhưng một người phát ngôn của Cơ quan Cảnh sát châu Âu Europol đã từ chối bình luận liệu rằng siết chặt luật chống rửa tiền ở tất cả các nước thành viên EU có thật sự cần thiết hay không để chống mafia.
Bà Severino lưu ý tình hình có thể trở nên phức tạp khi các nhóm mafia mới được thành lập có mối liên hệ quốc tế. Chẳng hạn, một băng đảng mafia mới thành lập ở thành phố Rome (Ý) không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động ở Ý, EU mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, theo bà Severino.
“Điều này cho thấy không có khu vực nào trên thế giới thoát khỏi mafia. Mọi người nên ý thức rằng chúng ta đang phải đối mặt với một hiện tượng mafia quốc tế”, bà Severino nhấn mạnh.
Mafia Ý tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh như sòng bạc, ma túy, mại dâm, cho vay nặng lãi, bảo kê hoặc ẩn mình dưới những hình thức kinh doanh hợp pháp khác, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tập Cận Bình và 3 mũi giáp công đẩy Mỹ khỏi châu Á
Khi một quốc gia trở nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung Quốc, lịch sử cho thấy họ sẽ thường tìm cách duy trì sự hỗ trợ đó.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại kỳ họp APEC vừa qua ở Bắc Kinh.
Tờ The Epoch Times ngày 26/11 bình luận, chính quyền ông Tập Cận Bình đang thực hiện một cách tiếp cận 3 mũi giáp công để nỗ lực đẩy Mỹ khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mở rộng tham vọng bành trướng lãnh thổ trên biển.
Chiến lược đầu tiên để phá hoại Hoa Kỳ trong khu vực được xác định rõ ràng chỉ một vài ngày trước khi tờ Financial Times phân tích việc Trung Quốc ký hiệp ước hợp tác quân sự với Nga để chống ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ hai, chiến lược của Trung Quốc là tiếp tục thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của họ ở Biển Đông và Hoa Đông thông qua một chiến lược lâu dài của các hành động quấy rối và xâm nhập các vùng biển láng giềng chưa có điều kiện phái lực lượng bảo vệ.
Chiến lược thứ 3 của Bắc Kinh đang cố gắng tiến hành sau hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Úc là một cuộc tấn công quyến rũ thường đi kèm với lời hứa tiền mặt và những kỳ vọng ảo. Tập Cận Bình đã ký hợp tác chiến lược với 8 đảo quốc ở Thái Bình Dương trong chuyến thăm Fiji từ 21 đến 23/11.
Theo công ty phân tích tình báo IHS Jane, các quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc với 8 đảo quốc Thái Bình Dương bao gồm nhiều mặt như thương mại, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp hàng hải, năng lượng, tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ông Bình cho biết Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, quốc hội với cơ quan lập pháp và tương tác giữa các đảng phái với các quốc đảo. Tập Cận Bình hứa rằng sẽ đưa các quốc gia này phát triển trên "chuyến tàu tốc hành Trung Quốc".
Các thỏa thuận đã ký kết với 8 quốc đảo này tương tự như những giao dịch Bắc Kinh đang sử dụng ở Nam Mỹ và châu Phi để mở rộng ảnh hưởng và nó có trọng lượng lớn hơn nhiều so với những gì họ thể hiện. Khi so sánh những gì Bắc Kinh được thừa hưởng trong các giao dịch này, dường như mục đích của Trung Quốc nhiều hơn hợp tác kinh tế.
Milos Alcalay, cựu Đại sứ Venezuela tại Liên Hợp Quốc cho rằng, việc mở rộng hoạt động của Trung Quốc tại các quốc gia này không chỉ về kinh tế mà còn chính trị. Một đất nước như Venezuela đang phải đối mặt với khoản nợ ngày càng cao nên ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Khi một quốc gia trở nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung Quốc, lịch sử cho thấy họ sẽ thường tìm cách duy trì sự hỗ trợ đó. Etienne Smith, một nhà khoa học chính trị chuyên nghiên cứu châu Phi từ trường đại học Sciences Po của Pháp cho biết, Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của mình buộc 14 nước châu Phi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
The Epoch Times dẫn nguồn AFP cho biết trong các thỏa thuận mà Tập Cận Bình đã ký tại Úc cho thấy khả năng Bắc Kinh bắt đầu tận dụng những giao dịch mới đằng sau hậu trường. Tại Úc đã có những tranh luận rộng rãi về việc các nhà lãnh đạo nước này sẽ sớm bị buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc âm mưu bành trướng sang Địa Trung Hải? Trung Quốc quyết định tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung với Nga ở Địa Trung Hải vào năm tới không có nghĩa nhằm thiết lập đồng minh với Moscow mà để tăng khả năng tham chiến cho quân đội, và mở rộng sự hiện diện của Bắc Kinh trong khu vực này, theo trang tin chính trị tiếng Trung Duowei...