Machu Picchu – Thành phố bị mất của người Inca
Trải dài dọc theo sườn núi hẹp là hiện thân quyến rũ của đế chế Inca – Machu Picchu, một nền văn minh rực rỡ đột ngột kết thúc do cuộc chinh phạt đẫm máu của người Tây Ban Nha trong những năm 1500.
Trong số hàng ngàn con đường được các nền văn hóa thời tiền Columbus xây dựng ở Nam Mỹ, thì những con đường mòn của người Inca là đáng chú ý nhất. Mạng lưới những con đường này hội tụ về thành phố Cusco- thủ đô của đế chế Inca trước kia.
Ngày nay, hàng ngàn khách du lịch đi trên những con mòn đường Inca, họ tới thành phố Cusco làm quen trước khi bắt đầu một chuyến đi bộ kéo dài bốn ngày từ thung lũng Urubamba dẫn lên tận dải núi Andes để viếng thăm tàn tích Machu Picchu.
Machu Picchu nằm trên một sườn núi trong thung lũng Urubamba ở Peru, cách thành phố Cusco khoảng 80 km về phía Tây Bắc, thông qua các dòng sông Urubamba. Machu Picchu được xây dựng theo lệnh của hoàng đế Inca Pachacuti (1438-1472) để ăn mừng chiến thắng sau khi thu phục được bộ tộc Chancas. Nơi đây thường được gọi là “Thành phố bị mất của người Inca”. Từ “bị mất” là bởi nó chỉ được tái phát hiện vào năm 1911 bởi sử gia người Mỹ Hiram Bingham. Kể từ đó, Machu Picchu đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch quan trọng nhất ở Peru, là biểu tượng quen thuộc nhất của thế giới Inca.
Machu Picchu được mô tả như “một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời và là một chứng ngôn độc đáo của nền văn minh Inca”. Nó được xây dựng theo phong cách cổ điển của người Inca, gồm các bức tường đá khô không dùng vữa. Nhiều mối nối hoàn hảo đến mức thậm chí không thể lách một lưỡi dao vào giữa các phiến đá.
Người Inca bắt đầu xây dựng thành phố vào khoảng năm 1400, gồm một số đền thờ, cung điện và ruộng bậc thang với hàng trăm bậc thang đá dốc. Triều đại Pachacuti được bao phủ hầu hết là các bức tường đá xung quanh các tòa nhà, các ngôi đền thạch cao màu vàng và đỏ. Nhưng tiếc thay, công trình chưa hoàn thành thì đã bị bỏ rơi cho tới một thế kỉ, sau đó là thời điểm chinh phạt của người Tây Ban Nha và cuối cùng Machu Picchu trở thành lãnh địa của họ.
Ba khu vực chính trong Machu Picchu là khu vực linh thiêng, khu vực dân chúng ở phía Nam và khu vực của các thầy tu cùng với tầng lớp quý tộc. Trong đó, khu vực linh thiêng được các nhà khảo cổ học quan tâm nhất.
Nhưng địa điểm thiêng liêng nhất trong Machu Picchu là ngôi đền mặt trời nằm ở điểm cao nhất trong thành phố. Ngôi đền này trong giống như một ngọn đuốc được thắp sáng cả ngày lẫn đêm, khi mặt trời chiếu sáng xuyên qua những ô cửa và bức tường mỗi năm một lần. Ở một góc độ chuẩn xác thì đó cũng là thời điểm mà mặt trời ở xa trái đất nhất. Nhà khảo cổ học Johan Reinhard đã đưa ra những bằng chứng cho thấy nơi này đã được hoàng đế Inca lựa chọn làm nơi nghỉ dưỡng vì vị trí của nó tương ứng với số đặc điểm của một vùng đất thiêng liêng, đặc biệt với những ngọn núi thẳng hàng với các sự kiện thiên văn quan trọng.
Bingham bắt đầu nghiên cứu và hoàn thành một cuộc khảo sát khu vực. Ông gọi Machu Picchu là “Thành phố bị mất của người Inca”, lấy nó làm tiêu đề cho cuốn sách mà ông viết về việc phát hiện ra Machu Picchu đầu tiên của mình. Bingham đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Machu Picchu và tiến hành khai quật khu vực này từ năm 1915, và thu thập được nhiều hiện vật khác nhau đem trở về trường đại học Yale. Trong tháng 9/2007, đại học Yale đã đồng ý trả lại hiện vật mà nhà sử học Hiram Bingham thu thập được trong những năm đầu của thế kỉ 20 về cho đất nước sở tại (Peru).
Toàn cảnh Machu Picchu.
Hầu hết những tòa nhà nằm xa trung tâm đã được tái tạo nhằm phục vụ cho ngành du lịch, nhưng cấu trúc có thay đổi một chút so với ban đầu. Đến năm 1976, thành phố Machu Picchu được khôi phục được 30% và công trình vẫn tái tạo và phục hồi tiếp cho đến ngày nay.
Machu Picchu được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983, và năm 2007 được cộng đồng thế giới bình chọn là một trong 7 kì quan thế giới thông qua mạng xã hội. Năm 1981, Peru tuyên bố diện tích 325,92 km2 xung quanh Machu Picchu là khu đền đài lịch sử. Ngoài các di tích này, khu bảo tồn còn bao gồm một phần lớn những khu vực liền kề rất phong phú với hệ thực vật và động vật.
Các nhà khảo cổ học không chắc chắn lí do tại sao người Inca lại xây dựng thành phố với các khu vườn bậc thang quá cao (2350 m) ở vùng núi Andes. Trong khi các thung lũng bên dưới ngọn núi hình chóp này có thể mang đến cho cư dân một cuộc sống tốt hơn, nhưng họ lại chọn đỉnh núi này làm nơi định cư, có thể để tránh sự đe dọa xâm lược của kẻ thù. Thật sự, độ cao chóng mặt của Machu Picchu đã không ngăn được bước chân các cư dân Inca.
Năm 2000, có khoảng 400.000 người viếng thăm Machu Picchu và UNESCO cũng đã bày tỏ sự lo ngại của mình vềsự xuống cấp có thể xảy ra. Tối đa 2.500 người được phép vào thăm tàn tích Machu Picchu trong một ngày, nhằm ngăn chặn sự xâm hại đối với khu di tích.
Những hình ảnh về thành phố cổ đại Machu Picchu:
Video đang HOT
Bình minh tại Machu Picchu.
Những bậc thang đá.
Sương mù bao phủ vào buổi sáng sớm.
Buổi chiều muộn ở Machu Picchu.
Bức ảnh đầu tiên tái khám phá Machu Picchu trong năm 1911.
Toàn cảnh Machu Picchu vào lúc ban trưa.
Bức tường đá vững chắc không dùng vữa.
Khu vực cư dân sinh sống.
Khu đền Condor.
Đền mặt trời – khu vực thiêng liêng nhất Machu Picchu.
Intihuatana (“Ràng buộc mặt trời”), từng được cho là thiết kế của chiếc đồng hồ thiên văn học của người Inca.
Quảng trường các Thánh.
Cửa chính song song với bức tường đá kiên cố.
Theo Infornet
10 biểu tượng du lịch nổi tiếng nhất hành tinh
Những công trình dưới đây bạn sẽ nhận ra ngay dù chỉ nhìn thoáng qua ảnh. Và dù đã xem ảnh hàng ngàn lần cũng không bằng một lần bạn đặt chân tới. Hãy cùng ngắm nhìn, trầm trồ trước những biểu tượng đẹp và nổi tiếng nhất trên thế giới:
1. Thành cổ Machu Picchu (Peru)
Tòa thành hùng vĩ được xây bằng đá từ thế kỷ 15 trên dãy núi Andes, được bao quanh với núi đá cao chót vót và những thung lũng nhỏ hẹp.
2. Tháp Eiffel (Paris, Pháp)Dù bạn được nhìn thấy ngọn tháp hàng ngày, có một điều chắc chắn là bạn chẳng bao giờ thấy chán.
3. Kim tự tháp Giza (Ai Cập)
Lại là một công trình kiến trúc bất kỳ ai cũng từng thấy qua ảnh. Kim tự tháp vươn cao trên bầu trời sa mạc, làm từ những khối đá khổng lồ bằng những bàn tay con người cách đây hàng nghìn năm. Không choáng váng sao?
4. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)
Dù bạn đã thấy công trình này bao nhiêu lần trong bao nhiêu tấm ảnh, bạn phải đến tận nơi mới cảm nhận được sự kỳ vĩ ấy.
5. Núi Bàn (Nam Phi)
Ngọn núi đánh dấu sự khởi nguồn của châu Phi. Cảnh núi Bàn được bao phủ trong mây, nhô cao hơn các tòa nhà cao tầng ở Cape Town luôn khiến ta phải trầm trồ.
6. Đấu trường Colosseum (Roma, Italy)
Một công trình kỳ vĩ. Bạn sẽ không hiểu hết được điều này nếu không đến tận nơi, nhìn tận mắt và thấy cảm giác về thời võ sĩ giác đấu xưa ùa về.
7. Bức tường Berlin (Đức)
Nếu nói đến vấn đề lịch sử, thật đáng trách nếu nhận định đây là công trình "tuyệt vời". Nhưng chính lịch sử chia cắt Đông Đức - Tây Đức lại khiến bức tường trở nên có ý nghĩa đặc biệt.
8. Big Ben (London, Anh)
Big Ben chỉ là một cái chuông, vốn chẳng có gì hấp dẫn. Nhưng chiếc tháp cùng những tòa nhà xung quanh như Nghị viện Anh, nhà thờ Westminster đã tạo nên một quần thể đặc kiến trúc Anh.
9. Tấm biển khổng lồ "Hollywood" (Los Angeles, Mỹ)
Chẳng phải một công trình kiến trúc đột phá, cũng chẳng đẹp đẽ gì khi tiến đến gần. Nhưng một tấm hình lấy đây làm hậu cảnh sẽ ghi dấu ấn bạn đến với kinh đô điện ảnh, nơi có tấm biển chỉ tên đường lớn nhất thế giới.
10. Đền Taj Mahal ở Ấn Độ
Ngôi đền bằng đá cẩm thạch trắng với đường nối mịn màng soi bóng xuống hồ nước chạy qua khu vườn tuyệt đẹp là nét quyến rũ của công trình này? Hay vì huyền thoại tình yêu của của vua Shah Jahan dành cho bà hoàng Mumtaz Mahal
Theo aFamily