“Mách nước” để trái cây Việt vươn xa
Mặc dù, trái cây Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản… nhưng tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này của thế giới từ Việt Nam chỉ chiếm 1%. Để mở rộng thị phần, cũng như bám chắc thị trường quốc tế, theo các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục.
Ông Dương Hoàng Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga – cho biết, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu mà Nga là thành viên chủ chốt có hiệu lực từ tháng 10/2016, kim ngạch xuất khẩu trái cây và các sản phẩm trái cây của Việt Nam sang Nga tăng nhanh nhưng thị phần các mặt hàng này vẫn còn khiêm tốn tại Nga.
Tương tự, bà Võ Thị Ngọc Diệp – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hà Lan – cho biết, trái cây tươi Việt Nam đã thâm nhập tốt vào thị trường Hà Lan vài năm gần đây nhưng với số lượng cũng không nhiều. Để trái cây Việt Nam có thể chinh phục thị trường Hà Lan và người châu Âu theo bà Diệp, là quá trình lâu dài, đòi hỏi đầu tư lớn, từ quy hoạch vùng trồng, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định châu Âu khắt khe đối với trái cây tươi, công nghệ xử lý bảo quản sau thu hoạch và bí quyết đóng gói để vận chuyển bằng đường biển (từ 4-5 tuần). Đặc biệt là nguồn cung ổn định.
Sầu riêng Việt Nam đã khẳng định thương hiệu tại Australia với slogan “Ri6- một vị vua khác”
Video đang HOT
Tại Australia, một số sản phẩm như: Xoài, vải, nhãn, thanh long Việt Nam được đánh giá rất cao và có uy tín, được người tiêu dùng đón nhận mạnh mẽ. Tuy nhiên, để mở rộng xuất khẩu trái cây sang thị trường này, ông Nguyễn Phú Hòa – Phó Tổng lãnh sự tại Sydney, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia – khuyến nghị, doanh nghiệp cần tiếp tục giữ chất lượng ổn định, hình thức mẫu mã, bao bì, chất lượng, không cạnh tranh giảm giá.
Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng ổn định, cạnh tranh bằng công nghệ bảo quản… công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị sản phẩm để dần thay đổi thị hiếu, thói quen người tiêu dùng nước sở tại cũng rất quan trọng. Câu chuyện thành công từ việc xuất khẩu quả vải Việt Nam sang một số thị trường tiềm năng là một ví dụ điển hình. Thời gian gần đây, công tác truyền thông, quảng bá do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cùng hệ thống Thương vụ các nước đặc biệt phát huy hiệu quả, tạo tiếng vang khá lớn, không chỉ người gốc Á biết về quả vải Việt mà cả người Hà Lan, Pháp, Đức, Nhật Bản, Séc… cũng biết đến, thử và rất thích.
Hay tại Australia, trong chiến lược xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng khuyến nghị doanh nghiệp khi thiết kế bao bì nên quảng bá hình ảnh Việt Nam xanh, đẹp, có nền văn hóa đa dạng, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới. Đặc biệt, khi đưa các sản phẩm mới vào Australia, thông báo với cơ quan thương vụ biết để cùng chung tay đề ra kế hoạch, chiến lược dài hạn.
Đơn cử như gạo, Thương vụ Việt Nam tại Australia có chiến lược quảng cáo xuyên suốt với khẩu hiệu “Việt Nam – vùng đất gạo ngon nhất thế giới” khẳng định được vị thế giá trị gạo Việt Nam tại Australia, hay hạt điều có khẩu hiệu “Hạt điều Việt Nam – cả thế giới lựa chọn”. Hoặc sầu riêng Ri6 với slogan “Ri6- một vị vua khác” với mục đích khẳng định sầu riêng Ri6 chất lượng rất ngon, không thua bất kỳ một sầu riêng nào khác… Với chiến lược quảng cáo đó, từ chỗ là sản phẩm ít người biết tới do không có thương hiệu riêng nhưng đến nay, sầu riêng Việt Nam đã trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường Australia, có thương hiệu đặc trưng và khẳng định vị thế loại “trái cây vua” trong các dòng sầu riêng bán ở thị trường này.
Sầu riêng Ri6 của Việt Nam 'phủ sóng' thị trường Australia
Sau hơn hai năm liên tục quảng bá và phát triển thị trường, sầu riêng của Việt Nam đang "gặt quả ngọt" tại Australia, được người tiêu dùng ưa chuộng và tìm kiếm.
Công ty Bato Ausales, có trụ sở tại bang Victoria, vừa thông báo đã bán hết 7 tấn sầu riêng Ri6 đông lạnh nguyên quả của Việt Nam, chỉ vài giờ sau khi sản phẩm thông quan. Ông Phúc Trương, Giám đốc công ty Bato Ausales, cho biết sẽ nhanh chóng lên đơn hàng, nhập khẩu thêm 200 tấn sầu riêng nữa, để đáp ứng yêu cầu của các nhà phân phối sản phẩm nông sản "xứ chuột túi".
Một nhà nhập khẩu khác là Công ty Ưu Đàm Australia mới đây nhất cũng ghi nhận tiêu thụ thành công 80 tấn sầu riêng Ri6 đông lạnh nguyên quả của Việt Nam và đang chuẩn bị nhận thêm 49 tấn hàng khác, sắp sửa cập bến Australia. Trước thành công quá lớn tại thị trường châu Đại dương, đại diện Công ty Ưu Đàm Việt Nam tiết lộ sẽ triển khai đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cơ sở sản xuất trong nước, cố gắng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh số lượng xuất khẩu mặt hàng sầu riêng mang thương hiệu Ưu Đàm sang thị trường Australia, với dự kiến tổng sản lượng xuất khẩu lên đến hàng trăm tấn một năm.
Cách đây vài năm, ngoài sầu riêng trồng trong nước, thị trường Australia chủ yếu phổ biến các loại sầu riêng mang thương hiệu của Thái Lan và Malaysia. Sầu riêng Việt Nam gần như vắng bóng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, sầu riêng Việt Nam đang ngày càng thể hiện vị trí "thống lĩnh" trên thị trường lớn nhất châu Đại Dương, với hàng loạt thương hiệu đặc trưng riêng như Asean Produce, Vin Eni, Basel, Ưu Đàm, No1...
Khảo sát qua một vòng các siêu thị và cửa hàng thực phẩm tại thành phố Sydney, thuộc bang New South Wales - địa phương đông dân nhất của Australia, không khó để có thể bắt gặp sầu riêng Ri6 Việt Nam được bày bán trên các kệ hàng bắt mắt nhất. Tại siêu thị Thaikee, lần đầu tiên sầu riêng Ri6 Việt Nam với thương hiệu Vin Eni đã được bày bán.
Trong các khu chợ châu Á, thuộc những khu vực sầm uất như Marickville, Banktown và Cabramatta, sầu riêng Ri6 Việt Nam được quảng bá và bán rộng rãi với mức giá từ 17-20 AUD/kg (270.000-340.000 đ/kg). Đặc biệt, do dịch COVID-19 lây lan khiến các thành phố lớn của Australia đang lâm vào tình trạng phong tỏa, tại các diễn đàn mua bán trên mạng xã hội dành riêng cho cộng đồng người Việt, sầu riêng Ri6 Ưu Đàm trở thành sản phẩm "hot", được nhiều người tiêu dùng đặt mua và bàn luận.
Ông Nguyễn Phú Hòa, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết Thương vụ đã thực hiện khảo sát thị trường và xây dựng chiến lược xúc tiến thương hiệu dài hạn cho sầu riêng bắt đầu vào năm 2019. Từ chỗ là một sản phẩm ít người biết tới (nhiều người mua sầu riêng Việt Nam nhưng vẫn cho rằng đó là sầu riêng của nước khác, do sản phẩm Việt Nam không có thương hiệu riêng), cho đến nay sầu riêng Việt Nam đã trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất trên thị trường Australia, tạo lập được nhiều thương hiệu đặc trưng, có sức lan tỏa cao, khẳng định là loại "quả vua" trong các dòng sầu riêng bày bán ở thị trường này.
Trưởng cơ quan Thương vụ nhận định: "Việc xúc tiến sản phẩm cần phải được thực hiện trên cả một quá trình khép kín, hướng tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng thàng công thương hiệu riêng. Có như vậy, sản phẩm Việt Nam mới tạo được chỗ đứng vững bền tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới".
Qua đánh giá về thị trường và thích ứng với các thách thức xảy ra do nền kinh tế bị tác động bởi đại dịch, Thương vụ đã đề ra kế hoạch hành động giai đoạn 1 gồm ba trụ cột chính là số hoá Thương vụ, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tận dụng thời cơ, khai thác dự địa và trụ cột quan trọng chính là Chương trình thúc đẩy xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm Việt Nam trong tình hình mới.
Ngoài sầu riêng, đến nay, rất nhiều các sản phẩm nông sản thế mạnh khác của Việt Nam xuất khẩu vào Australia, như chè, gạo, gừng đông lạnh, vải, nhãn, xoài, thanh long, cũng đang ghi nhận kết quả tăng trưởng hết sức ấn tượng. Mặc dù đại dịch đã đẩy chi phí vận chuyển lên cao và gây khó khăn cho công tác hậu cần, phân phối, nhưng thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Australia trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng trưởng bứt phá gần 84%, vải tăng cao hơn đến 90%, nhãn tăng hơn 133% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Phú Hòa cho biết: "Có thương hiệu thì sẽ có cạnh tranh về chất lượng, Thương vụ sẽ tiếp tục đồng hành cùng các nhà nhập khẩu phát triển thương hiệu. Trong thời gian tới, Thương vụ sẽ liên tục chạy quảng cáo định hướng người tiêu dùng chọn mua sản phẩm có thương hiệu, tem nhãn và cam kết cho đổi trả để người tiêu dùng có thể thưởng thức được đúng sầu riêng Ri6 thơm ngon của Việt Nam".
Đắk Lắk kêu gọi doanh nghiệp cấp đông sầu riêng trữ qua dịch Do không xuất đi Trung Quốc được (như các năm trước), tiêu thụ nội địa lại gặp khó khăn do dịch COVID-19, Đắk Lắk kêu gọi các doanh nghiệp cấp đông sầu riêng trữ qua dịch. Dòng sầu riêng Ri6 đã được thu hoạch, tiêu thụ tương đối tại huyện Krông Pắk - Ảnh: TRUNG TÂN Mùa sầu riêng vào chính vụ như...